- Ghét cha mẹ và càng chống đố
12. MỘT DẠNG VĂN BẢN KHOA HỌC ĐẶC BIỆT: LUẬN VĂN VÀ TIỂU LUẬN
TIỂU LUẬN
12.1. Cấu trúc của luận văn
Chương: cấp đề mục lớn nhất của luận văn, thường gồm các chương có đánh số thứ tự như mở đầu, tổng quan tài liệu, vật liệu và phương pháp, kết quả, thảo luận, kết luận và khuyến nghị; đồng thời có các thành phần tương đương với chương nhưng không đánh số thứ tự chương như mục lục, các danh mục bảng, hình, kí hiệu và chữ viết tắt, danh mục tham khảo, phụ lục.
Mục: cấp đề mục lớn nhất trong mỗi chương, thể hiện cấu trúc vấn đề trình bày trong chương;
Tiểu mục: cấp đề mục con liền dưới mục, nhằm chia nhỏ các vấn đề trong mỗi mục sao cho phù hợp với logic trình bày;
Ý lớn: nếu trong mỗi tiểu mục có nhiều ý lớn thì phân chia ra thành các đề mục con liền dưới tiểu mục;
Ý nhỏ: nếu trong mỗi ý lớn còn cần phân biệt ra nhiều ý nhỏ thì chia thành các đề mục con liền dưới ý lớn.
Trong mỗi cấp đề mục, nội dung được trình bày thành các đoạn văn để diễn đạt các vấn đề chi tiết.
Các thành phần khác được sử dụng kết hợp với các bản văn là các yếu tố chèn không có thuộc tính văn bản (hình ảnh, biểu đồ...), các bảng biểu số liệu, các danh sách liệt kê (đánh số thứ tự hoặc đánh dấu kí hiệu), các biểu ghi cước chú và hậu chú...
12.2. Luận điểm chính
Luận điểm chính là ý chính của luận văn, nêu lên ý kiến của tác giả về chủ đề Luận điểm đạt: đưa ra ý kiến có thể bàn bạc hoặc tranh luận.
Luận điểm không đạt: chỉ đưa ra sự kiện đã rõ ràng và đã được chứng minh, không thể tranh luận được; hoặc đưa ra hai mặt của một vấn đề mà không ủng hộ bên nào.
12.3. Cách triển khai luận điểm chính
Triển khai dựa theo từng phương diện của vấn đề mà luận điểm chính nêu ra. Tránh trùng lặp, lan man, hoặc đưa vào những phương diện không liên quan đến vấn đề cần bàn. Bài tập: Tìm một luận văn hoặc tiểu luận trong thư viện và nhận xét về luận điểm chính cũng như cách triển khai luận điểm chính trong luận văn hoặc tiểu luận đó.