Động đất ở Nhật & chuyện khó coi ở ta

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT ppt (Trang 28 - 29)

- Ghét cha mẹ và càng chống đố

Động đất ở Nhật & chuyện khó coi ở ta

Người dân Nhật rất bình tĩnh, trật tự trong và sau trận động đất kinh hoàng. Tôi đã thấy rất nhiều tờ báo cùng đăng tải một bức ảnh diễn tả cảnh những người Nhật quy củ xếp hàng nhận đồ cứu tế. Dòng người xếp hàng nhiều đến nỗi người ta đã không thể đứng thành một hàng dọc, mà phải “uốn” thành hình cong trong một trật tự đáng khâm phục.

Rồi ngay trên chính những trang báo này, chúng ta cũng đã nhìn thấy rất nhiều hình ảnh cùng rất nhiều câu chuyện cảm động được chuyển về từ tâm chấn: một phụ nữ đã gọi lại một thanh niên trên đường để tặng chiếc bánh mì, dù cửa hàng bánh của chị mỗi lúc một cạn kiệt; một em nhỏ kiên quyết xếp hàng đợi đến lượt mình để lấy nước sạch, thay vì nhận ân huệ “nhường chỗ” của những người đứng trên.

Đọc những câu chuyện cảm động và đáng phục về đất nước Nhật Bản sau cơn động đất, bỗng thấy đau lòng khi nhớ lại cảnh chen cướp diễn ra trong lễ hội đền Trần ở xứ ta. Ở lễ hội đó, bất luận già, trẻ, trai, gái, bất luận người bình dân hay người trí thức, ai cũng đều như thế cả: cứ nháo nhào xô đẩy nhau để “cướp” cho kỳ được một cái ấn - phương tiện thỏa mãn giấc mộng phù hoa. Kết quả là đã có nhiều người ngộp thở, ngất xỉu hoặc ít ra cũng thoát khỏi đám đông trong cảnh “thân tàn ma dại”... Hãy thử đặt câu chuyện “động đất ở Nhật” và “cướp ấn đền Trần” cạnh nhau. Nếu như động đất ở Nhật khiến con người phải đối diện với cảnh “một sống hai chết” thì lễ hội đền Trần, đúng như tên gọi của nó là một ngày hội, và ở ngày hội ấy con người ta có thể được thỏa mãn nhu cầu quyền lực - nhu cầu vật chất (ít ra là ở góc độ niềm tin). Vậy thì, xét ở phương diện nguy kịch, rõ ràng động đất ở Nhật nguy kịch hơn nhiều so với lễ hội đền Trần ở ta. Vậy nên, cái hoàn cảnh “động đất” đáng để người ta phải chen lấn, xô đẩy, thậm chí là phải tranh cướp, giành giật hơn rất nhiều so với hoàn cảnh “lễ hội”. Ấy thế mà chính trong hoàn cảnh đáng để chen lấn, giành giật, người ta lại thấy được sự quy củ, nề nếp; còn chính trong hoàn cảnh tưởng như phải quy củ, nề nếp thì người ta lại thấy rõ sự bát nháo, vô tổ chức đến kinh hồn. Sự tương phản này quả là dữ dội và... đau lòng.

Đặt ra hai câu chuyện trên là để đề xuất một giải pháp khắc phục tình trạng lộn xộn, bát nháo ở lễ hội đền Trần nói riêng cũng như các lễ hội khác nói chung ở xứ mình. Đó là từ nay về sau, cứ trước một lễ hội lớn, những nhà tổ chức nên đặt một màn hình công cộng ở nơi diễn ra lễ hội. Và ở trên màn hình hãy chiếu đi chiếu lại những hình ảnh nề nếp, quy củ. Nhìn những hình ảnh ấy, tất cả những người dự lễ hội ở ta có lẽ sẽ ngăn chặn được phần nào sự chen lấn.

Tất nhiên, phương pháp này chỉ đạt hiệu quả khi những người dự lễ hội có khả năng thức tỉnh và khả năng xấu hổ - thức tỉnh trước những hình ảnh mình xem và xấu hổ nếu làm ngược lại những hình ảnh đó.

Còn giả như đến ngay cả khả năng thức tỉnh và khả năng xấu hổ ấy cũng không còn nữa thì thôi, xin miễn bàn!

Về hình thức: Đoạn văn là tập hợp của nhiều câu văn, bắt đầu bằng chữ viết hoa đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm.

Về nội dung: Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, có tính độc lập tương đối đối với tổng thể văn bản.

Bài tập:

Tìm cấu trúc đoạn văn trên: chủ đề là gì, ý chính là gì, có những ý nào hỗ trợ cho ý chính.

3.2. Tổ chức đoạn văn:

3.2.1. Viết câu chủ đề:

Câu chủ đề tốt phải đáp ứng các yêu cầu: ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề. Bài tập: Viết câu chủ đề cho các đoạn văn sau.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT ppt (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w