Hướng tới thị trường mở, tự do hóa lãi suất Xu hướng phát triển tất yếu trong tương lai :

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển và hoàn thiện Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam potx (Trang 30 - 36)

tất yếu trong tương lai :

Trong vài ba thập kỉ qua, Chính Phủ các nước đang phát triển chẳng hạn như Việt Nam đã thực hiện việc kiểm soát hệ thống ngân hàng, tài chính, tiền tệ và coi sự kiểm soát đó như là một công cụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của họ. Hầu hết các quốc gia đang phát triển đều tin rằng nếu không có sự can thiệp của Chính Phủ thì hệ thống ngân hàng tài chính sẽ không thể trở thành một đối tác hợp tác trong nỗ lực phát triển. Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Khi nền kinh tế của các nước phát triển ổn định với các thị trường tài chính tương đối phát triển thì nên để cho các lực lượng thị trường tác động lên các vấn đề tài chính tiền tệ. ở những nước không đáp ứng được những điều này thì mới cần thiết có sự can thiệp kiểm soát của Chính Phủ. Việc kiểm soát này sẽ cản trở sự phát triển tài chính, trừ khi nó đủ linh hoạt để tính đến tác động của lạm phát và các sức ép của thị trường.

Trong thập kỷ qua, nhiều nước đang phát triển đã có những bước tiến tới tự do hóa tài chính. Khoảng 12 nước đã tự do hóa hoàn toàn lãi suất, ở nhiều nước khác, lãi suất được quản lý linh hoạt hơn so với trước đây. Nhiều nước đã cắt giảm chương trình tín dụng chỉ định của mình, một số nước đã xóa bỏ hoàn toàn chương trình này. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng được khuyến khich tăng cao bằng cách cơ cấu lai hệ thông ngân hàng một cách rộng rãi. ở một số quốc gia Châu Au, tự do hóa tài chính tương đối toàn diện trong khi ở một số quốc gia khác tại Châu Mỹ La Tinh như Achentina, Uruguay... sau khi thực hiện tự do hóa tài chính đã không kiểm soát nổi, và đành phải kết thúc quá trình tự do hóa đó. Chẳng hạn như tại Achentina, Chính Phủ Achentina đã phải tái thiết lập việc kiểm soát, Tại Uruguay thì hiện tượng các ngân hàng bị phá sản lan rộng và Chính Phủ buộc phải khôi phục lại hinh thức tín dụng chỉ định, kiểm soát tỷ lệ lãi suất. Còn ở Châu á, nơi điều kiện kinh tế Vĩ Mô ổn định hơn và công cuộc cải cách được triển khai từ từ hơn thì không cần áp dụng lại chế độ kiểm soát.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ Việt Nam phải hội nhập với quỹ

đạo vận động của tài chính, tiền tệ quốc tế là một tất yếu. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam và xu hướng phát triển trong tương lai ( Xem phụ lục : “ Kinh tế Việt Nam tầm nhìn 2020 “ ) có thể phân quá trình hội nhập tài chính tiền tệ Việt Nam ra thành 3 giai đoạn :

Giai đoạn 1 ( Từ năm 1996 đến 2005 ) : Xây dựng nền tảng cơ sở cho chiến lược hội nhập và hội nhập bước đầu vào khu vực AFTA/ASEAN.

Giai đoạn 2 ( Từ năm 2006 đến 2010 ) : Hội nhập toàn diện với ASEAN và bước đầu với tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) .

Giai đoạn 3 ( Từ năm 2010 đến 2020 ) : Hôi nhập và mở cửa hoàn toàn với thị trường thế giới .

Như vậy, đây là một chiến lược mang tính tất yếu trong dài hạn, không những có nhiều khó khăn mà còn nhiều rủi ro, mạo hiểm, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng. Bên cạnh đó còn cần phải được tiến hành song song với những cải cách kinh tế Vĩ Mô. Kinh nghiệm cho thấy rằng những nước cố gắng tự do hóa tài chính tiền tệ trước khi thực hiện những cải cách khác sẽ để lại nhiều hậu quả. Và do đó, trọng trách đặt trên vai NHTW là rất rất lớn. NHTW với CSTT và các công cụ quản lý Vĩ Mô khác trong tay phải giải quyết một loạt các vấn đề như : +). Nới lỏng và tự do hóa lãi suất .

+). Cân bằng thu chi NSNN .

+). Quàn lý ngoại tệ và các thủ tục thành lập tổ chức tài chính tín dụng .

+). Các chế độ hạn chế trong kinh doanh tài chính, vay vốn, sử dụng lao dộng, đất đai, và các ưu đãi về thuế thiếu bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế .

+). Tăng cường sức cạnh tranh của các tổ chức tài chính, tiền tệ, hoạt động trong khuôn khổ pháp lý bình đẳng, phù hợp với cơ chế thị trường .

+). Nhanh chóng thiết lập thể chế giám sát tài chính đối với hoạt động của nền kinh tế xã hội nhằm phát hiện, ngăn chặn và phòng ngừa các rủi ro, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia .

+). Chủ động nghiên cứu, đề xuất các biện pháp cắt giảm thuế quan và nới lỏng hàng rào phi thuế quan .

+). Đề ra các giải pháp thu hút vốn cho chiến lược CNH-HĐH đất nước .

Chính vi thế, vấn đề hoàn thiện NHTW là một tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay. Chỉ có hoàn thiện NHTW, chúng ta mới giả quyết thành công chiến lược đưa Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thê giới và trở thành một nước công nghiệp phát triển .

Phần kết luận

iệt Nam, đất nước có tiềm năng to lớn về nhiều mặt. Con người Việt Nam anh dũng trong chiến tranh, nay lại cần cù, sáng tạo trong xây dựng kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang phải đối mặt với những khó khăn và thử thách to lớn. Đặc biệt là ở lĩnh vực tài chính tiền tệ trong quá trình chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Để Việt Nam có thể trở thành “ Điểm đến của thiên niên kỷ mới “ vấn đề đặt ra trước tiên là phải giải quyết được chiến lược hội nhập kinh tế của Việt Nam với khu vực và trên thế giới. Trong đó trọng tâm là “ Phát triển và hoàn thiện NHTW “. Thực hiện thành công trọng tâm đó, có thể nói sẽ đem lại sức sống cho trái tim của cả nền kinh tế tiền tệ hiện đại. Đáp ứng vấn đề vô cùng cấp thiết đó bằng bản đề án của minh, tôi đã hoàn thành được những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra là :

(1). Trình bầy những vấn đề tổng quan về NHTW và phân tích được chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ cũng như các hoạt động của NHTW .

(2). Đánh giá thực trạng hoạt động của NHTW qua cac giai đoạn và có nhấn mạnh đến thực trạng trong thời kì đổi mới .

(3). Đưa ra được những giải pháp bao gồm : Giải pháp ngắn hạn và Giải pháp dài hạn trong đó nhấn mạnh vào những giải pháp trong ngắn hạn .

Xuất phát từ những phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của nước ta, từ khả năng tiềm tàng trong nước và xu hướng phát triển kinh tế thê giới trong giai đoạn hiện nay, những nghiên cứu của đề án hi vọng sẽ là một đóng góp nhỏ cho công cuộc phát triển và hoàn thiện NHTW. Tuy nhiên, nền kinh tế tài chính tiền tệ là một lĩnh vực hết sức phong phú cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy trong tương lai chắc chắn còn nhiều khía cạnh, lĩnh vực đê mở rộng đề tài, tiếp tục nghiên cứu nhằm không ngừng hoàn thiện và phát triển NHTW - Trái tim của hệ thống ngân hàng Việt Nam .

Danh mục tài liệu tham khảo V

(1). Bộ Tài Chính, Tổ Nghiên Cứu Chiến Lược Tài Chính, 2000, Chiến Lược Tài Chính Tiền Tệ Việt Nam 2001-2010 .

(2). Dự án VIE/94/03, Bộ Tư Pháp, Báo cáo chuyên đề về các lĩnh vực của khung pháp luật kinh tế tại Việt Nam .

(3). E .Wayne Nafziger, 1998, Kinh Tế Học của các nước đang phát triển, NXB Thống Kê .

(4). Ngân hàng thế giới, Washinton, D.C, 1998, Các hệ thống tài chính và sự phát triển, NXB Giao Thông Vận Tải .

(5). TS. Nguyễn Hữu Tài (Chủ Biên), 2002, Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ, NXB Thống Kê .

(6). Viện Phát Triển Quốc Tế HARVARD, 1994, Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng bay, NXB Chính Trị Quốc Gia .

Mục lục

Trang

Phần mở đầu 1

Phần nội dung 2

Chương I : Một số vấn đề cơ bản về Ngân Hàng Trung Ương 2

1.1. Khái niệm về NHTW 2

1.1.1. Quan điểm của Việt Nam 2

1.1.2. Quan điểm trên thế giới 2

1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của NHTW 3

1.2.1. Các chức năng chung của NHTW 4

1.2.1.1. Phát hành giấy bạc ngân hàng và điều tiết lượng tiền cung ứng 4 1.2.1.2. NHTW là ngân hàng của các ngân hàng 4

1.2.1.3. NHTW là ngân hàng của nhà nước 5

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam 6

1.2.2.1. Chức năng 6

1.2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 6

1.3. Hoạt động chủ yếu của NHTW 9

Chương II : Thực trạng hoạt động của NHNNVN 11

2.1. Lịch sử hình thành NHNNVN 11

2.2. Thực trạng hoạt động của NHNNVN 11

2.2.1. Trước năm 1988 12

2.2.2. Sau năm 1988 13

Chương III : Giải pháp phát triển và hoàn thiện NHTW 15

3.1.Các giải pháp trong ngắn hạn 15

3.1.1. Hiện đại hóa NHTW 16

3.1.1.1. Bộ phận công nghệ của chương trình 16 3.1.1.2 Bộ phận vận hành của chương trình 17 3.1.1.3. Bộ phận tài chính của chương trình 18

3.1.2.1. Mối quan hệ giữa NHTW và Chính Phủ 18 3.1.2.2. Mối quan hệ giữa NHTW với NHTM và các tổ chức tín dụng 19 3.1.3. Nâng cao hiệu quả vận hành CSTT ( Điều hành nền Kinh Tế Tài Chính

Tiền Tệ ) của NHTW 20

3.1.3.1. Mục tiêu của CSTT 20

3.1.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ trong CSTT 21 3.1.3.3. Nâng cao quyền hạn và nhiệm vụ của NHTW trong việc điều hành

nền kinh tế Vĩ Mô 26

3.1.4. Kiện toàn lại nền tảng pháp lý của NHTW 27 3.1.5. Thanh tra, giám sát ngân hàng và lĩnh vực tài chính tiền tệ một cách

có hiệu quả 28

3.2. Các giải pháp trong dài hạn 29

3.2.1. Kiện toàn bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ29 3.2.2. Hướng tới thị trường mở, tự do hóa lãi suất - Xu hướng phát triển

tất yếu trong tương lai 31

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển và hoàn thiện Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam potx (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)