Một số bệnh thƣờng gặp ở lợn

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của đàn lợn tại xã mường bằng, huyện mai sơn (Trang 33 - 35)

2.9.1. Bệnh đóng dấu lợn

Là bệnh truyền nhiễm sảy ra chủ yếu ở lợn trên 3 tháng tuổi. Bệnh thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết oi bức, thay đổi đột ngột, chuồng nuôi chật

* Triệu chứng:

- Thể quá cấp tính: Thường gặp ở đầu ổ dịch bệnh, phát rất nhanh, con vật biểu hiện điên cuồng lồng lộn, sốt cao 41 - 420C sau đó dãy rụa rồi chết.

- Thể cấp tính: Lợn sốt cao kéo dài 2 – 3 ngày, kém ăn hoặc bỏ ăn chui vào chỗ tối hay các ổ rơm. Lợn ỉa phân táo bón, nhiều phân đóng cục đen có màng nhày bao bọc. Vài ba ngày sau trên da lợn hình thành những đám tụ máu có hình dạng nhất định dễ nhận biết: vuông, tròn, bầu dục, trám…Đám tụ máu có giới hạn nhất định so với các tổ chức xung quanh, dấu nổi cộm nên trên bề mặt da. Lợn có biểu hiện khó thở nhưng không đặc trưng, với lợn nái chửa thường có đấu hiệu sảy thai.

- Thể mãn tính: Thể này xuất hiện ở lợn 3 – 4 tháng tuổi, con vật có biểu hiện ăn uống kém, gầy còm thiếu máu niêm mạc nhợt nhạt, thân nhiệt sốt nhẹ, đi ỉa dai dảng. Có biểu hiện què, viêm khớp. Da hoại tử bong lên cuộn lại giống như tấm bìa.

2.9.2. Bệnh tụ huyết trùng lợn

Bệnh sảy ra trên lợn mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở lợn 3 tháng tuổi trở lên. Bệnh thường phát ra từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Bệnh có 3 thể:

- Thể quá cấp: Lợn sốt cao 410C thở dốc, mệt nhọc, bỏ ăn, phù thũng dưới da vùng hầu, tím tái vùng bụng, tai và bẹn. Lợn chết sau 1 đến 2 ngày do ngạt thở.

- Thể cấp tính: Lợn ủ rũ bỏ ăn hoặc ăn ít sốt cao 410C. Niêm mạc mũi bị viêm lợn khó thở, thở nhanh, chảy nước mũi đặc, ho khan từng tiếng.

Xuất hiện nhiều vệt tím đỏ trên da đặc biệt là vùng hầu, chảy nước mũi đôi khi có lẫn máu. Lợn chết sau 2 – 3 ngày do ngạt thở.

- Thể mãn tính: Lợn thở khó, thở nhanh, thở khò khè, ho. Viêm khớp, lợn bị bệnh thường gầy hẳn đi và sau 1 – 2 tháng thì chết.

2.9.3. Bệnh phó thương hàn lợn

Bệnh do vi khuẩn Salmonella Cholerae Suis gây lên. Bệnh thường sảy ra vào các tháng mùa xuân trời lạnh và ẩm. Lợn con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi thường hay mắc bệnh.

- Triệu chứng: Lợn ủ rũ, mệt mỏi, bỏ bú, sốt cao 41 – 420C lợn thường nằm chồng đống lên nhau. Trong thời gian bị sốt lợn thường đi táo bón nôn mửa, khi thân nhiệt hạ con vật đi ỉa chảy, phân loãng màu vàng có hạt lợn cợn như cám rắc, mùi thối khắm. Trên da lợn lúc đằ đỏ bừng lên sau đó tập trung ở các vùng nhất định hình thành lên các đám tụ máu ở chỏm tai, mõm, 4 chân. Lúc đầu màu tím đỏ sau đó tím xanh do hủy huyết. Bệnh tiến triển sau 2 – 4 ngày lợn gầy còm còi cọc rồi chết. Tỷ lệ chết rất cao.

2.9.4. Bệnh đẻ khó

Lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi khó chịu, nước ối tiết ra nhiều có lẫn cả máu (màu hồng nhạt), có những trường hợp lợn nái đã đẻ được một con rồi nhưng vẫn khó đẻ con tiếp theo. Khi kiểm tra thấy thai vướng ngay ở khung xương chậu không qua được.

2.9.5. Bệnh viêm tử cung

Bệnh viêm tử cung ở lợn thường sảy ra sau khi đẻ, có thể sảy ra ở những lợn nái sau khi phối giống, rất ít sảy ra ở những lợn nái hậu bị.

Triệu chứng: Lợn nái đẻ trong vòng 12 – 72 giờ. Lợn nái kém ăn, sốt 39,5 – 41,50C, tiết sữa kém; toàn bộ bầu vú nóng đỏ hơn bình thường; 1 – 3 ngày sau đó thấy từ âm đạo có những chất nhờn đục trắng hay vàng chảy ra liên tục và có mùi tanh hôi. Nếu trong trường hợp thai chết lưu, âm đạo sưng tấy, đỏ, có chứa dịch tiết màu vàng xẫm, nâu và có mùi rất hôi thối; thân nhiệt tăng, lợn nái đi lại mệt mỏi, khó khăn.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của đàn lợn tại xã mường bằng, huyện mai sơn (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)