Đặc điểm sinh trưởng ở giai đoạn ngoài thai

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của đàn lợn tại xã mường bằng, huyện mai sơn (Trang 33)

Giai đoạn này tính từ khi đẻ đến khi cai sữa. Quá trình sinh trưởng diễn ra rất nhanh chóng, khối lượng cơ thể tăng rất nhanh.

Theo tác giả Trương Lăng (1998) thì khối lượng lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần so với lúc sơ sinh, các cơ quan tiêu hóa phát triển tăng về kích thước và hoàn chỉnh về chức năng. So với lúc sơ sinh sau 10 ngày tuổi dạ dày lợn tăng gấp 2 lần, 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần, ruột non sau 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần, sau 20 ngày tuổi tăng gấp 6-7 lần thể tích so với lúc sơ sinh.

Chức năng của bộ máy tiêu hóa vẫn chưa hoàn chỉnh nhất là 3 - 4 tuần đầu dạ dày chưa tiết HCL. Nguyên nhân do men pepxin chưa hoạt động mạnh vì thiếu HCL tự do. Cho nên trong thời gian này lợn con tiêu hóa rất kém, lợn con tiêu hóa tốt được sữa mẹ là nhờ men Tripxin có hoạt tính mạnh sau 4 tuần. Các men Amylaza trong 2 tuần tuổi đầu hoạt tính yếu nên lợn con tiêu hóa tinh bột kém nhất là tinh bột sống. Chính vì vậy công nghệ sản xuất thức ăn cho lợn thì thành phần tinh bột thường được làm chín.

Ở lợn con sơ sinh mỗi ngày chúng cần từ 9 - 10 mg Fe để tạo máu và chống đỡ bệnh tật, nhưng trong sữa mẹ chỉ đáp ứng được 1 - 2mg Fe/ngày. Trong khi đó lượng sắt dự trữ trong cơ thể lợn con chỉ có 50mg Fe. Như vậy trong 5 - 21 ngày đầu lợn con sẽ thiếu từ 150 - 200mg Fe nên ta phải bổ sung Fe cho lợn con dưới dang DextranFe vào ngày thứ 3 và ngày thứ 10 với liều là 100mg Fe/con/lần.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của đàn lợn tại xã mường bằng, huyện mai sơn (Trang 33)