VI. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
2. Dẫn chứng về ghi nhớ không gian xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử:
Để nhớ địa điểm xảy ra cuộc phản công đêm 4 rạng ngày 5/7/1885 do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng: giáo viên sử dụng lược đồ kinh thành Huế để xác định vị trí địa thế của kinh thành, và dựa vào tài liệu tham khảo để tìm ra đặc trưng nổi bật của kinh thành:
“Kinh thành Huế nằm ngay sát bên bờ sông Hương, trên tuyến đường ra Quảng Trị, vào Đà Nẵng. Theo sử cũ ghi lại thì kinh thành Huế được xây dựng những năm 1805-1820, mỗi bề 2,5km, một mặt giáp sông Hương, ba mặt có hào sâu, tường thành xây bằng gạch, đá, cao 10m, trên mặt thành có đủ trăm đại bác. Ngay sát kinh thành Huế (phía đông) là đồn Mang Cá, nơi đóng của quân Pháp. Phía bờ nam sông Hương là tòa Khâm sứ, nơi các sĩ quan Pháp ở đại diện cho Chính phủ Pháp. Với vị trí như vậy, kinh thành Huế chịu sự uy hiếp và khống chế của kẻ thù”.
Lược đồ kinh thành Huế năm 1885 3. Dẫn chứng về sử dụng câu hỏi trong dạy và học lịch sử:
Khi dạy bài “Trào lưu cải cách, duy tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX” (sách giáo khoa lớp 11- nâng cao), tôi sử dụng hệ thống câu hỏi:
- Trong bối cảnh lịch sử nào ở Việt Nam xuất hiện trào lưu cải cách, duy tân?
Đây là một câu hỏi khó, buộc học sinh phải kết hợp cả kiến thức mới trong sách giáo khoa (bài đang học) với kiến thức cũ (gồm cả kiến thức phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới đã học trước đó) mới có câu trả lời hoàn thiện.
- Nội dung cơ bản của những đề nghị cải cách, duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
Đây là câu hỏi tương đối dễ vì chỉ cần học sinh biết chọn lọc kiến thức trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo là trả lời được nhưng cũng đòi hỏi các em phải có trí nhớ, phải biết nhiều về các đề nghị cải cách, duy tân của các sĩ phu lúc bấy giờ (như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch…)
- Những đề nghị cải cách, duy tân đó có ưu điểm, nhược điểm gì?
Đây là một câu hỏi khó, buộc học sinh phải biết tổng hợp kiến thức, trên cơ sở những nội dung của các đề nghị cải cách, duy tân mà rút ra nhận định, đánh giá phù hợp.
- Tại sao hầu hết những đề nghị cải cách, duy tân đó không được thực hiện?
Đây là một câu hỏi khó, đòi hỏi học sinh trên cơ sở kiến thức đã học lí phải giải về kết cục của những đề nghị cải cách, duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
Khi ôn tập phần lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918, nội dung “cải cách, duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX”, tôi sử dụng câu hỏi:
- Điểm giống và khác nhau giữa các đề nghị cải cách, duy tân cuối thế kỉ XIX với phong trào duy tân đầu thế kỉ XX ở Việt Nam?
Đây là câu hỏi khó, vì học sinh phải đào sâu suy nghĩ, phải so sánh để tìm ra điểm giống, khác nhau, từ đó thấy được bản chất của những đề nghị cải
cách, duy tân cuối thế kỉ XIX và phong trào duy tân đầu thế kỉ XX ở Việt Nam.
Như vậy, khi giáo viên sử dụng các dạng câu hỏi trên, không chỉ có tác dụng phát triển tư duy tái tạo, trí tưởng tượng, trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo, logic cho học sinh; mà còn góp phần phát triển các kĩ năng so sánh, tổng hợp đánh giá… cho các em. Đó là những kĩ năng cần thiết, quan trọng cần phải có ở những học sinh giỏi bộ môn Lịch sử.