Hoàn chỉnh hệ thống pháp lý về chống chuyển giá

Một phần của tài liệu Chuyển giá tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 32)

Thông tư 74/1997/TT – BTC đánh dấu động thái đầu tiên của Chính phủ trong quá trình chống chuyển giá. Thông tư đầu tiên này hướng dẫn về thuế đối với

nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào nền kinh tế Việt Nam. Sau đó là Thông tư 89/1999/TT-BTC và Thông tư 13/2001/TT-BTC. Đến Thông tư 05/2005/TT-BTC hướng dẫn về thuế nhà thầu thì vấn đề này được bỏ ra khỏi nội dung điều chỉnh. Cho đến 19/12/2005, chuyển giá đã được nhắc lại tại Thông tư 117/2005/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Tuy nhiên, các văn bản nói trên chỉ dừng lại ở đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp FDI mà chưa áp dụng đối với các doanh nghiệp trong nước, tức là mới chú trọng vấn đề chống chuyển giá quốc tế, chứ chưa có giải pháp chống chuyển giá nội địa. Với sự ra đời của Thông tư 66/2010/TT-BTC, lần đầu tiên ở Việt Nam một văn bản pháp lý về chống chuyển giá được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Cụ thể, bổ sung cho phép cơ quan thuế được thực hiện cơ chế APA đối với DN để đảm bảo kiểm soát được hoạt động chuyển giá mà không tốn nguồn lực cho việc thanh tra, kiểm tra DN.

Một trong những biện pháp đang được chính phủ nhiều nước áp dụng là “thỏa thuận trước về giá giao dịch liên kết” (advance pricing agreement - APA). Thỏa thuận này được thiết lập trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp đầu tư vào nước sở tại và có mối quan hệ liên kết với các doanh nghiệp khác. APA bao gồm các tiêu thức, phương pháp xác định giá, chọn đối tượng so sánh, các điều chỉnh cần thiết, các giả định. APA được xem là giải pháp tốt nhất trong những trường hợp không có cách nào khác để vừa đảm bảo lợi ích của các công ty đa quốc gia (tránh được việc đánh thuế trùng), vừa đảm bảo lợi ích của đất nước (tất cả lợi nhuận phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải chịu thuế). Mặt khác, đối với doanh nghiệp liên kết, việc đạt được một APA đồng nghĩa với việc tránh được rủi ro bị mất tiền phạt và chi phí khi phải điều trần khi bị cơ quan thuế phát hiện ra hoặc các phí tổn để giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Hiện nay, nhiều quốc gia cũng đã thực hiện cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá theo nguyên tắc giá thị trường (APA) để chống chuyển giá, một biện pháp hiệu quả cho quản lý chống chuyển giá bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra vì đây là một cách thỏa thuận giữa cơ quan thuế và người nộp thuế về phương pháp xác định giá giao dịch, chỉ cần DN giao dịch dưới giá thỏa thuận, cục thuế sẽ phát hiện ngay.

APA thường được xác định trước khi diễn ra giao dịch giữa các bên liên kết và là một dạng cam kết từ 3 đến 5 năm của nhà đầu tư về giá để làm cơ sở xác định nghĩa vụ thuế và cơ quan thuế thực hiện vai trò người giám sát quá trình thực hiện cam kết này. APA có nhiều lợi ích cho DN vì DN sẽ được bảo đảm hơn về phương pháp xác định giá theo giá thị trường. Hiện có 2 loại APA thường được áp dụng, là APA đơn phương và APA song phương. APA đơn phương là thỏa thuận giữa cơ quan thuế và DN, cung cấp sự bảo đảm cơ quan thuế sẽ không thanh tra các giao dịch áp dụng phương pháp được quy định trong APA.

APA song phương là thỏa thuận giữa các cơ quan thuế ở các nước khác nhau để chống chuyển giá vì chuyển giá thực hiện trên toàn cầu chứ không chỉ trong 1 nước. APA song phương sẽ bảo đảm cho cả 2 bên đối tượng nộp thuế vì cả 2 cơ quan thuế ở 2 nước đều đồng ý với giá đã thỏa thuận trước theo APA. Song, APA song phương chỉ có thể áp dụng cho các giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết đối với người nộp thuế, cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế 2 lần.

Có một loại khác là APA đa phương giữa các cơ quan thuế và giữa nhiều người nộp thuế. APA đa phương rất phức tạp nhưng đang ngày càng phổ biến hơn. Việc thực hiện APA, cơ quan thuế giảm bớt áp lực thanh tra và đồng thời có thể sử dụng dữ liệu trong APA để thực hiện các cuộc thanh tra thuế chống chuyển giá. 2.3.2 Lập nhóm thanh tra chống chuyển giá

Tổng cục Thuế đã thành lập nhóm thanh tra chống chuyển giá, trong đó có cơ chế hội thảo, trao đổi kinh nghiệm với các nước, tập hợp lực lượng giám sát các Cục Thuế địa phương một cách độc lập. Trong năm 2013 Bộ Tài chính chỉ đạo làm mạnh chống chuyển giá ở những địa phương lớn, rủi ro quản lý thuế cao như Hà Nội, TP.HCM…

2.3.3 Hoàn thiện cơ sở thông tin

Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết ngành thuế sẽ đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở dữ liệu thông tin bởi nếu không có sẽ khó khăn trong việc so sánh giá chuyển nhượng. “Trước đây cơ sở dữ liệu thông tin thường phân tán giữa các địa phương, giờ sẽ tập trung về trung ương để rà soát giao dịch kinh tế, đối chiếu phân tích. Ngoài ra, sẽ tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo cán bộ thuế vì chống chuyển giá

không đơn giản, ảnh hưởng đến hiệp định quốc tế và thông tin thuế nước ngoài”. Việc xây dựng hệ thống thông tin sẽ giúp các cơ quan thanh tra dễ dàng trong việc so sánh giá bán của các mặt hàng, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quá trình chống chuyển giá.

2.3.4 Tài sản tăng thêm phải giải trình

Theo như luật sửa đổi bổ sung, người có nghĩa vụ kê khai phải giải trình về nguồn gốc phần tài sản tăng thêm bên cạnh việc làm rõ mọi biến động về tài sản của mình có trong kỳ kê khai.

Đặc biệt, luật đã bổ sung quy định về công khai, minh bạch trong quản lý DNNN. Theo đó, các DNNN có trách nhiệm công khai các nội dung gồm vốn và tài sản đầu tư vào các công ty con, công ty liên doanh, ngoài ngành nghề kinh doanh, vốn vay ưu đãi, báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, việc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, họ tên, nhiệm vụ, lương và các khoản thu nhập khác của người trong hội đồng thành viên, HĐQT, tổng giám đốc…

2.4 Đánh giá những biện pháp chống chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Việt Nam.

Các biện pháp chống chuyển giá mà Việt Nam thực hiện có cả những ưu điểm và hạn chế nhất định. Nhìn nhận đúng đắn và chỉ rõ ra những ưu nhược điểm chính là bước đầu để hoàn thiện phương pháp chống chuyển giá ở Việt Nam.

2.4.1 Những kết quả trong quá trình chống chuyển giá

Trên nền tảng những biện pháp đó, trong những năm qua, ngành Thuế đã có nhiều cố gắng trong việc đấu tranh chống chuyển giá, mà trọng tâm là chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI. Một trong những biện pháp quan trọng trong thực tiễn chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI là tập trung thanh tra các doanh nghiệp liên tục kê khai lỗ kéo dài mà vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Qua thanh tra bước đầu đã phát hiện những doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá để tiến hành đấu tranh đảm bảo xác định lại giá chuyển giao theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp, ngành Thuế đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm xác định đúng giá trị giao dịch, chẳng hạn như phối hợp với các cơ quan chức năng như công an, tài chính; phối hợp với cơ quan thuế các nước để nắm bắt thông tin về giao dịch kinh tế của các doanh nghiệp...

Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2010 của Tổng cục Thuế cho biết: “Trong năm 2010 đã thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè tại Lâm Đồng..., truy thu 133,4 tỷ đồng, giảm lỗ hơn 1.400 tỷ đồng”. Hay Tổng cục Thuế Đồng Nai cũng truy thu công ty thuốc lá Bat – Vinataba khoảng 354 tỷ đồng do không đạt đủ các yêu cầu về miễn giảm thuế. Tập đoàn Bảo Long phải chịu thuế cộng với số tiền phạt lên tới 1,9 tỷ. Tất nhiên, không phải toàn bộ số lỗ được xác định giảm và số thuế truy thu đều là kết quả của hoạt động đấu tranh chống chuyển giá, mà một phần là kết quả của việc phát hiện các hành vi trốn thuế khác, song trong đó, đã có những kết quả bước đầu của hoạt động đấu tranh chống chuyển giá. Điển hình là trường hợp các doanh nghiệp FDI sản xuất, kinh doanh chè ở Lâm Đồng. Báo cáo tham luận của Cục thuế Lâm Đồng tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra thuế năm 2010 cho biết: Theo báo cáo tài chính và quyết toán thuế đã được kiểm toán của 17 doanh nghiệp FDI sản xuất, kinh doanh chế biến chè thì sản lượng chè xuất khẩu năm 2009 là 1.522 tấn, doanh thu là 105 tỷ đồng với giá bán xuất khẩu từ 2,8 – 4 USD/kg chè thành phẩm dẫn đến số lỗ năm 2009 là 63,68 tỷ đồng; số lỗ lũy kế đến 31/12/2009 là 317 tỷ đồng. Trong đó, nhiều đơn vị đã lỗ gần hết số vốn đầu tư hoặc vượt hơn số vốn đầu tư. Bằng việc thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp về kiểm tra thuế tại cơ quan thuế, Cục thuế Lâm Đồng nhận thấy, với giá chè búp tươi là 35.000 đồng/kg và định mức tiêu hao 5 kg chè tươi được 1 kg chè olong thành phẩm thì giá thành nguyên liệu chính là 175.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá xuất khẩu quy ra tiền Việt Nam chỉ là 64.580 đồng/kg.

Với nhận định về dấu hiệu chuyển giá ở các doanh nghiệp này, cơ quan thuế đã thực hiện hàng loạt các nghiệp vụ thanh tra theo quy định của pháp luật như: khảo sát thực tế; thu thập thông tin (từ các tổ chức cá nhân là đối tác mua hàng, bán hàng; từ nhân viên đã từng làm việc tại các doanh nghiệp này; từ các cơ quan nhà nước có liên quan như Hải quan, Sở Công thương...); tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá và tiến hành kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp... Kết quả kiểm tra tại trụ sở các doanh nghiệp FDI này đã đi đến kết luận về hành vi chuyển giá của doanh nghiệp và xác định các doanh nghiệp này có lãi từ năm 2005 hoặc 2006 và phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

2.4.2 Những tồn tại trong quá trình chống chuyển giá

Hiện nay, khó khăn lớn nhất của chúng ta trong công tác chống chuyển giá là làm sao xác định giá thi trường, giá giao dịch độc lập trong giao dịch liên kết. Theo như báo cáo của các cơ quan thuế, đối với các doanh nghiệp liên tục báo lỗ cao trong nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, biểu hiện của chuyển giá là đã rõ ràng nhưng việc thu thập đủ bằng chứng để có thể truy cứu trách nhiệm trước pháp luật lại không thể thực hiện được do nhiều yếu tố. Bên cạnh đó, hoạt động của các doanh nghiệp FDI ngày càng trở nên phổ biến, tinh vi và đa dạng đã và đang là trở ngại và thách thức đối với cơ quan thuế trong thời gian hiện tại và sắp tới. Ngoài ra, trong khi thực hiện công tác ngăn chặn hành vi chuyển giá, còn tồn tại tình trạng cán bộ thuế và doanh nghiệp thỏa thuận giá để thu lợi bất chính.

2.4.3 Nguyên nhân của các tồn tại trong quá trình chống chuyển giá

2.4.3.1 Thiếu cơ sở vật chất phục vụ thanh tra

Khó khăn đầu tiên và cũng là khó khăn chung của cả nền kinh tế - xã hội nước ta là xuất phát điểm kinh tế thấp, kéo theo đó là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước lạc hậu không đáp ứng yêu cầu quản lý. Trong thời gian khá dài trước đây, chúng ta không có điều kiện kinh tế để đầu tư cho các hoạt động hợp tác quốc tế về thuế, không đủ điều kiện để đầu tư trang bị hệ thống máy tính điện tử hiện đại mà đây là những điều kiện thiết yếu để thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động đấu tranh chống chuyển giá.

2.4.3.2 Thiếu kinh nghiệm về chống chuyển giá

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ bên cạnh những cơ hội là những thách thức đi cùng. Sự gia tăng nhanh chóng các doanh nghiệp FDI, cùng với đó là các hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp này trong bối cảnh chúng ta chưa từng có kinh nghiệm về hoạt động chống chuyển giá. Thực tế thì hiện tượng chuyển giá đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, nhưng thời gian gần đây mới được nhắc đến nhiều ở Việt Nam. Do đó, có thể thấy sự thiếu kinh nghiệm trong vấn đề chống chuyển giá ở Việt Nam. Chúng ta phải vừa học hỏi, vừa áp dụng thực tiễn và rút kinh nghiệm dần dần. Những bước đầu còn bỡ ngỡ thì không thể đòi hỏi sự tinh thông và hiệu quả cao ngay được.

2.4.3.3 Khó khăn trong việc xây dựng nguồn dữ liệu về giá

Khó khăn thứ ba chính là việc thu thập, sàng lọc thông tin trong bối cảnh các giao dịch quốc tế đa dạng, phức tạp trên phạm vi toàn cầu. Không phải tất cả các cơ quan thuế các nước đều sẵn sàng hợp tác để cung cấp thông tin, và cũng không phải lúc nào họ cũng có thông tin để cung cấp và cung cấp kịp thời. Trong khi đó, muốn xác định giá chuyển giao theo các nguyên tắc chống chuyển giá mà pháp luật quy định thì phải thu thập đầy đủ thông tin, nếu không có thông tin thì không thể xác định được giá chuyển giao.

2.4.3.4 Bất cập trong quản lý

Cuộc “đấu tranh” chống hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp trong thời gian qua tuy đã đạt những kết quả nhất định nhưng còn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra ngoài nguyên nhân đến từ những khó khăn khách quan, còn có từ những vướng mắc, bất cập trong quản lý. Cụ thể là:

Hành lang pháp lý về chống chuyển giá chưa hoàn thiện. Xét ở cấp độ văn bản luật thì quy định về chuyển giá và chống chuyển giá chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng. Như đã phân tích trên, mới chỉ có Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế quy định một nội dung có liên quan có thể được vận dụng làm cơ sở để đấu tranh chống chuyển giá. Ngoài ra, các quy định về định giá chuyển giao chỉ mới dừng ở cấp thông tư nên hiệu lực pháp lý chưa cao, gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Hiện nay cũng chưa có quy định rõ ràng về các khoản chi ngân sách phục vụ chống chuyển giá (chi phí để mua thông tin, chi phí điều tra, xác minh...). Chưa có quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan (công an, tham tán kinh tế) để giúp ngành Thuế thu thập thông tin phục vụ công tác chống chuyển giá.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN CHUYỂN GIÁ Ở CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM

3.1. Định hướng của nhà nước về vấn đề chống chuyền giá

Chuyển giá đã được các nhà hoạch định chính sách tài chính Việt Nam xác định là một vấn đề cần được quan tâm quản lý khi mà ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu chuyển giá trong giao dịch có yếu tố nước ngoài.

Hành vi chuyển giá ở Việt Nam xuất hiện cùng với sự gia tăng các doanh nghiệp FDI. Cách đây khoảng 15 năm nó đã đặt ra cho các nhà quản lý một bài toán phải giải quyết. Động thái đầu tiên đánh dấu vào cuộc hóa giải vấn đề chuyển giá chính là sự ra đời của Thông tư 74/1997/TT-BTC hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài, sau đó là Thông tư 89/1999/TT-BTC, Thông tư 13/2001/TT-BTC và Thông tư 117/2005/TT-BTC. Các văn bản nói trên đã thể hiện

Một phần của tài liệu Chuyển giá tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 32)