II I– MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNV & N :
2 Về chính sách thuế:
Hệ thống thuế đã được cải cách từng bước theo hướng đơn giản hóa để dễ thực hiện, đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế và để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại. Tuy nhiên, các luật thuế vẫn còn phức tạp và có kẽ hở. Để đảm bảo sự công bằng thuế khoá, tạo điều kiện hỗ trợ cho các DNV&N trong việc tích lũy tái đầu tư, Nhà nước cần cải cách mạnh mẽ hơn hệ thống thuế theo hướng:
- Thực hiện thống nhất cơ chế tự kê khai căn cứ vào mức thuế, bãi bỏ việc thu thuế theo phương thức khoán thuế đối với các hộ cá thể sản xuất nhỏ.
- Thiết lập cơ chế để các khâu: định thuế, thu thuế và kiểm tra thuế độc lập nhau, có sự kiểm soát lẫn nhau.
- Nhà nước cần có chính ưu đãi về thuế suất lợi tức đối với lĩnh vực sản xuất. cụ thể giảm thuế suất lợi tức đối với khu vực sản xuất công nghiệp thấp hơn mức thuế đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Điều này sẽ khuyến khích các nhà đầu tư công nghiệp yên tâm bỏ vốn, trước mắt sẽ nâng cao tỷ trọng đầu tư vào khu vực sản xuất, đồng thời tạo điều kiện cho các DNV&N có khả năng tích lũy để tái đầu tư.
- Chính sách thuế cần tôn trọng nguyên tắc nuôi dưỡng nguồn thu chứ không nên tận thu như hiện nay. Cần chú ý có các giải pháp hỗ trợ về việc miễn giảm thuế, tạo điều kiện cho các DNV&N còn non kém khi mới thành lập đứng vững và hoạt động có hiệu quả hơn.
- Chính sách ưu đãi thuế phải có mục đích và đối tượng rõ ràng, thủ tục đơn giản, tăng thời gian ưu đãi từ 1-2 năm như hiện nay lên 2-4 năm, để các DNV&N thấy lợi ích rõ ràng của chính sách ưu đãi, khuyến khích nhân dân bỏ vốn đầu tư tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đề nghị xem xét cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa được hưởng thuế suất giá trị gia tăng là 5% ( trừ một số ngành sản xuất đặc biệt đã có qui định ) và thuế thu nhập doanh nghiệp từ 15-20%.