Những mặt hạn chế:

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp quận 11 thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 47)

II I– ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN

2 Những mặt hạn chế:

a. Về những qui định quản lý chung:

- Tuy đã được Đảng và nhà nước quan tâm, nhưng cho đến nay vị trí của DNV&N chưa thực sự được đánh giá đúng mức, điều này được thể hiện qua việc chưa có khái niệm thống nhất về DN V&N, thiếu môi trường pháp lý phù hợp, thiếu hệ thống chính sách và các biện pháp cụ thể và thiết thực để hỗ trợ cho DNV&N trong việc hình thành, hoạt động và phát triển bền vững. Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện các Chương trình xóa đói giảm,Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm, các ngân hàng tự đặt ra những tiêu chuẩn về DNV&N để cho vay tín dụng …. là những giải pháp hết sức đúng đắn nhằm giúp sức cho người dân tạo ra công ăn việc làm ổn định, vừa tăng thu nhập gia đình và tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế. Rất tiếc, cho đến nay chúng ta chưa có một chiến lược cụ thể hỗ trợ DNV&N. Do đó Nhà nước cần quan tâm hơn nữa để ban hành chính sách cụ thể, nhất quán áp dụng cho việc hỗ trợ, khuyến khích phát triển các DNV&N. Trên cơ sở đó, các ngành các cấp đề ra các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ thiết thựïc hơn cho DNV&N phát triển theo các định hướng đã đề ra.

- Trong công tác quản lý chung: việc chia cắt quản lý ngành trên địa bàn như hiện nay ( DNNN, Cty TNHH, DNTN …. do thành phố quản lý, Quận chỉ quản lý các hộ sản xuất cá thể theo Nghị định 66 ) đã làm suy yếu sức mạnh tổng hợp của ngành công nghiệp trên địa bàn Quận. Chính sự chia cắt này không thể tạo được sự chỉ đạo thống nhất về định hướng đầu tư phát triển. Ngoài

ra, chính điều này đã làm cho các cấp Trung ương, Thành phố và địa phương đều không thể thực thi có hiệu quả vai trò quản lý nhà nước, điều tiết đầu tư phát triển theo các định hướng quy hoạch và kế hoạch tổng thể.

- Về định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển sản xuất CN-TTCN: cho đến nay do thành phố chưa xác định chính thức về chiến lược và qui hoạch ngành CN trên địa bàn thành phố, nên Quận chỉ mới đề ra những nét lớn cho việc định hướng phát triển ngành SX công nghiệp trong khi xây dựng qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến 2010 của Quận, nên các doanh nghiệp SX công nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian qua hình thành gần như tự phát gây mất cân đối giữa cung và cầu, đầu tư trùng lắp giữa các thành phần kinh tế trên địa bàn. Điều này gây nên sự lãng phí lớn vốn đầu tư xã hội, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau. Ví dụ như sự phát triển ngành may mặc, ngành sản xuất nhựa … Đồng thời việc xử lý, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp cũng chưa được thành phố chỉ đạo một cách cụ thể, rạch ròi, nên Quận cũng rất khó khăn trong việc định hướng phát triển các ngành nghề sản xuất công nghiệp ( ngành nào phát triển, ngành nào hạn chế, ngành nào dứt khoát không tồn tại phải di dời …), dẫn đến tình trạng các nhà doanh nghiệp ở Quận lúng túng, không dám mạnh dạn đầu tư.

b. Về thủ tục cấp phép thành lập và đăng kinh doanh còn rườm rà, buộc người kinh doanh phải chạy nhiều cưả, tốn kém và dễ phát sinh tiêu cực:

c. Thanh kiểm tra trở thành vấn nạn đối với các DNV&N:

Trong thực tế các DNV&N liên tục được các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra, theo số liệu khảo sát, số lượt các DNV&N ở Quận bị kiểm tra bình quân trong một tháng:

- Một lượt : 66,26% - Hai lượt: 19,92 % - Ba lượt: 8,94 % - Bốn lượt: 1,63 % - Năm lượt: 1,63 % - Sáu lượt:1,52%

Việc thanh kiểm tra là một trong các chức năng của các cơ quan có thẩm quyền và chức năng theo qui định, nhưng do sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan trong việc tiến hành thanh kiểm tra đã làm cho các DNV&N phải mất quá nhiều thời gian để tiếp và đối phó với các cán bộ kiểm tra ; đồng thời dễ phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu từ phía cán bộ kiểm tra. Chính điều này cũng ít nhiều làm nản lòng các nhà doanh nghiệp làm ăn chân chính.

III.2 – VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG:

Một trong những điều kiện tiên quyết trong hoạt động sản xuất kinh doanh là vốn. Nhà nước đã có một số chính sách yểm trợ cho các DNV&N về vay vốn:

- Ngày 17/4/1988, Ngân hàng Nước ban hành Quyết định số 18/NH-QĐ ban hành thể lệ tín dụng đối với kinh tế tư nhân, cá thể, nhằm hỗ trợ cho khu vực kinh tế này vay vốn ( trước đây, Ngân hàng chỉ cho các đối tượng Doanh nghiệp nhà nước và Hợp tác xã vay vốn ) ;

- Cho vay với lãi suất thấp đối với các doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại miền núi, hải đảo theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước ;

- Hỗ trợ tín dụng với các khu vực nghèo, khó khăn ; - Thành lập Quỹ xóa đói, giảm nghèo ;

- Mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng tại một vài địa phương.

Tuy nhiên, theo quy định về nghiệp vụ tín dụng, các DNV&N muốn vay vốn phải có tài sản thế chấp hay có phương án kinh doanh khả thi, hoặc có một tổ chức đứng ra bảo lãnh. Những quy định này đã hạn chế rất nhiều cho các cơ sở muốn mở rộng sàn xuất. Trên thực tế, ( như đã phân tích về vốn hoạt động của

các DNV&N ở Quận 11 ) chỉ có loại hình Cty TNHH có quan hệ giao dịch vay vốn với ngân hàng, còn lại phần lớn các DNTN và cơ sở sản xuất nhỏ theo NĐ 66 của Quận đều hoạt động sản xuất - kinh doanh bằng nguồn vốn dành dụm tự có ít ỏi của mình, hoặc khi cần thiết thì chấp nhận việc vay mượn bên ngoài với lãi suất cao. Điều này được lý giải bởi tâm lý của các Ngân hàng và tổ chức tín dụng thiếu tin tưởng vào khả năng hoàn vốn của các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, thiếu thông tin cần thiết giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Và yếu tố quan trọng nhất chính là các cơ sở sản xuất nhỏ ( chủ yếu là người Hoa ) tuy có ý tưởng kinh doanh nhưng do trình độ hạn chế và không quen với việc lập phương án kinh doanh, dự án khả thi ; không đủ tài sản để thế chấp theo điều kiện tín dụng …. Vì vậy ít được các Ngân hàng và tổ chức tín dụng quan tâm. Từ đó dẫn đến tình trạng là phần lớn các DNV&N đều thiếu vốn để thực hiện các ý tưởng, cơ hội kinh doanh hay đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị …

Để giải quyết tình trạng thiếu vốn, thông thường các DNV&N tìm đến các nguồn vốn không chính thức và khá phổ biến trong nhân dân: hụi ; vay mượn thân nhân, bạn bè ; vay nóng lãi suất cao hay các hình thức chiếm dụng vốn lẫn nhau như bán trả chậm, gối đầu …. Các phương thức giải quyết vốn này khá đơn giản, nhanh chóng, không đòi hỏi các thủ tục phức tạp. Nhưng các nguồn vốn này thường nhỏ, không ổn định và lãi suất khá cao. Mặt khác, độ rũi ro khi kinh doanh bằng nguồn vốn này rất lớn, dễ bị đổ vỡ theo kiểu dây chuyền. Những vụ đổ bể hụi, hay đứt đoạn một mắt xích trong dây chuyền mua bán gối đầu tại Quận 5, 11 trong vài năm qua là một minh chứng.

III.3 – VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ CÔNG BẰNG THUẾ KHÓA:

Như đã phân tích khu vực sản xuất công nghiệp của Quận phần lớn là các cơ sở sản xuất nhỏ hoạt động theo NĐ 66/HĐBT (3.046 cơ sở ), do trình độ còn

nhiều hạn chế nên việc hạch toán, sổ sách chứng từ chưa hoàn chỉnh, chủ yếu các cơ sở áp dụng theo hình thức thuế khoán. Mức khoán này dựa trên cơ sở ước tính của cán bộ thuế và được hiệp thương giữa cơ quan thuế và cơ sở. Có nghĩa là mức thuế mang nặng ý muốn chủ quan của cơ quan thuế và người chịu thuế, qua khảo sát so sánh về sự đóng góp cho ngân sách giữa hai loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ cá thể ở Quận 11 trong thời gian qua cho thấy chính sách thuế chưa mang lại sự công bằng. Thứ nhất thuế suất các cơ sở nhỏ cao hơn thuế suất loại hình doanh nghiệp. Thứ hai các cở sở nhỏ luôn đối mặt với việc điều chỉnh tăng thuế ( hàng quý ). Thứ ba việc nộp thuế khoán dễ dẫn đến hiện tượng tiêu cực như sự thỏa thuận giữa cán bộ định mức thuế và người nộp thuế.

Mặt khác do chỉ tiêu kế hoạch thu thuế hàng năm thành phố giao cho Quận luôn cao hơn nguồn thu nên mức khoán thuế ở Quận 11 cao hơn so với các quận khác ( trong cùng một ngành nghề ) như : thuế suất một số mặt hàng cơ khí, nhựa ….

III.4 – VỀ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ:

Trong thời gian qua, điều quan trọng nhất trong quan điểm hỗ trợ ở thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới là “cởi trói “ cho các DN và chủ yếu là làm cho các DNV&N phát triển ổn định, bền vững và hoạt động có hiệu quả cao. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 ( khóa 7) có chủ trương “ Phát triển các loại hình quy mô nhỏ và vừa với công nghệ tiến tiến, vốn đầu tư ít, suất sinh lợi cao, thời gian thu hồi vốn nhanh “. Tuy nhiên, trong thực tế việc thực hiện các quan điểm này còn một số hạn chế:

- Theo quy định chính thức, quan điểm hỗ trợ đã khẳng định việc bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nhưng trên thực tế, việc triển khai

các quan điểm đó vẫn còn sự phân biệt, đối xử thiếu bình đẳng giữa các thành phần kinh tế

- Chưa xác định rõ đối tượng cần hỗ trợ trong số các DNV&N sản xuất CN –TTCN vì khu vực doanh nghiệp này rất lớn về số lượng cơ sở và đa dạng về ngành nghề.

- Bước đầu đã có sự chú ý hỗ trợ theo ngành nghề và địa bàn ( thu hút nhiều lao động, sản xuất hàng xuất khẩu …) nhưng còn thiếu giải pháp đồng bộ và cụ thể.

- Chưa có quan điểm rõ nét về hỗ trợ theo qui mô doanh nghiệp. Hiện nay, Chính phủ mới có văn bản chính thức quy ước tạm thời về quy mô DNV&N. Riêng địa bàn TP.HCM nói chung và Quận 11 nói riêng, biện pháp hỗ trợ cũng chưa được cụ thể hóa cho DNV&N theo quy mô và theo ngành nghề cho các thành phần kinh tế. Đặc biệt là khu vực doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh đang cần sự hỗ trợ phát triển.

III.5 – VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TƯ VẤN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNV&N:

- Hiện nay trên địa bàn Thành phố có một số tổ chức hỗ trợ DNV&N đang hoạït động chính thức như: Trung tâm hỗ trợ DNV&N thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh ); Chương trình hỗ trợ DNV&N thuộc Trung tâm phát triển ngoại thương và đầu tư ; Hiệp hội Công thương thành phố Hồ Chí Minh ; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trẻ thuộc Thành Đoàn TNCS TP.HCM ; Hội Liên hiệp phụ nữ ; Công ty tư vấn ECO ; Báo Sài Gòn tiếp thị…

- Ngoài ra, có một số tổ chức quốc tế đang có những hoạt động hỗ trợ cho DNV&N ở Việt nam theo các dự án của Chính phủ, ngân hàng và các cơ quan hữu quan khác như: Dự án hỗ trợ DNV&N của UNIDO và Bộ Kế hoạch và

Đầu tư do Chính phủ CHLB Đức tài trợ nhằm giúp cho Chính phủ xây dựng các chính sách, hỗ trợ công tác đào tạo, lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng mạng lưới thông tin khoa học kỹ thuật, liên kết làm thầu phụ … cho DNV&N. Quỹ phát triển DNV&N của cộng đồng Châu Âu hỗ trợ cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ để phục vụ cho việc đầu tư trang thiết bị và công nghệ mới. Chương trình hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Đan Mạch nhằm giúp cho các DNV&N trong giai đoạn đầu về nghiên cứu khả thi, khảo sát thị trường, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ. Chương trình dự án MêKông hỗ trợ việc thành lập và phát triển DNV&N khu vực kinh tế dân doanh, nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp các dịch vụ xây dựng và đánh giá các dự án đầu tư, tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ cho việc tìm đối tác cho dự án, tiếp cận các nguồn vốn …Chương trình hỗ trợ DNV&N của Đức giúp doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực tổ chức hội thảo, đào tạo, trưng bày và giới thiệu sản phẩm, cung cấp dịch vụ tư vấn thông tin…

# Những việc đạt được:

+ Bước đầu đã hình thành một số trung tâm hỗ trợ DNV&N trên địa bàn thành phố, góp phần tích cực cho công tác hỗ trợ DNV&N ở thành phố nói chung và Quận 11 nói riêng trên một số mặt chủ yếu: tổ chức tiếp thị trong và ngoài nước qua việc tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế ; làm môi giới kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ; đào tạo huấn luyện ngắn và dài hạn ; cho vay tín dụng ; cung cấp dịch vụ thông tin kinh tế, pháp luật cho doanh nghiệp ….

+ Đã tập hợp và liên kết được một đội ngũ chuyên viên tư vấn có nhiều kinh nghiệm, để hỗ trợ các mặt cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ trong việc phát triển.

+ Đóng góp cho các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chiến lược, chính sách hỗ trợ DNV&N và làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan của Chính phủ để phản ảnh những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển DNV&N trong nền kinh tế quốc dân.

+ Bước đầu đã thiết lập được mối quan hệ với các tổ chức quốc tế để được sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ như Quỹ phát triển doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ của công đồng Châu Aâu. Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản ( Jetro), dự án hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ của UNIDO …

# Những mặt còn hạn chế :

+ Công tác hỗ trợ của mạng lưới hiện nay chưa đạt hiệu quả cao và còn mang tính tự phát chưa có sự phân công và phối hợp hành động giữa các tổ chức ( do chưa có chiến lược phát triển DNV&N) nên các tổ chức trên dù có nhận thức được tầm quan trọng trong lĩnh vực này và cố gắng hoạt động để hỗ trợ cho DNV&N , nhưng chưa đạt được hiệu quả tương xứng với nhu cầu đặt ra. hệ quả là các công tác hỗ trợ chưa tạo được thế mạnh chuyên môn của từng tổ chức hỗ trợ, có những việc hầu như đơn vị nào cũng làm như: đào tạo, tổ chức hội chợ, triển lãm ….

+ Ngân sách nhà nước các cấp do còn nhiều khó khăn nên chưa cân đối cho công tác hỗ trợ, cán bộ chưa được đào tạo đúng mức. Do đó, công tác này còn thiếu nhiều các bộ có chuyên môn cao, nên công tác hỗ trợ còn nhiều vấn đề bất cập.

+ Do chưa được sự đầu tư và quan tâm quản lý đúng mức của các cấp chính quyền nên một số tổ chức mang hình thức hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ nhưng thực chất kinh doanh kiếm lời là chính. Trong các hoạt động của họ, các doanh nghiệp thường phải trả chi phí cao mà hiệu quả

mang lại cho doanh nghiệp còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, có một số đơn vị tuy không đủ thực lực nhưng cũng làm công tác hỗ trợ.

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp quận 11 thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)