GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VIỆC CÔNG BỐ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện việc công bố thông tin kế toán của các công ty bất động sản niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 112)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VIỆC CÔNG BỐ

THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2.1. Đối với Cơ quan quản lý Nhà nước

a. Hoàn thin cơ s pháp lý v công b thông tin kế toán

* Hoàn thiện cơ sở pháp lý về nội dung công bố thông tin:

Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện việc công bố

thông tin của các công ty niêm yết thông qua hệ thống cơ sở pháp lý. Hiện nay, bên cạnh các Quy chế hướng dẫn công bố thông tin của SGDCK TP.HCM, còn có các văn bản khác của Cơ quan quản lý Nhà nước quy định về vấn đền công bố thông tin trên TTCK, cụ thể là Thông tư số 09/2010/TT- BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 15/01/2010. Đây là những văn bản pháp luật quan trọng, được sử dụng trong việc công bố thông tin của các công ty niêm yết. Tuy nhiên, những văn bản pháp luật này vẫn còn tồn tại những

điều bất cập. Căn cứ vào kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin kế toán của các công ty bất động sản niêm yết ở phần 2.4.4 chương II, tôi xin đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn cơ sở pháp lý về nội dung công bố thông tin đối với các công ty bất động sản niêm yết như sau:

- Các văn bản pháp luật phải rõ ràng, nhất quán từ trên xuống dưới, không để hiện tượng chồng chéo gây khó khăn trong việc thực hiện công bố

thông tin, nhằm đảm bảo hiệu quả thực thi cao, tránh tình trạng kèm theo những văn bản pháp luật là một loạt những thông tư hướng dẫn thi hành.

- Các văn bản cần phải cụ thể, quy định đầy đủ nghĩa vụ và nội dung thông tin cần công bố, lượng hóa rõ ràng những khái niệm còn chung chung, mập mờ dẫn đến nhiều cách hiểu và quan điểm khác nhau. Chẳng hạn như,

“thông tin ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán” trong phần 3 mục II, “các sự

kiện có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh” trong phần 2 mục IV của Thông tư số 09/2010/TT-BTC. Nhưng thông tin như thế nào là ảnh hưởng lớn? Chính vì vậy, các thông tin bất thường như vậy thường công bố

chậm hoặc không được công bố, là điều kiện cho sự phát triển của tin đồn, của thông tin không chính thức, làm giảm tính minh bạch của thông tin trên thị trường. Do vậy, việc hướng dẫn cụ thể hơn về khái niệm của sự kiện có

ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty phải công bố là cần thiết. Chẳng hạn như, sự kiện làm thay đổi lợi nhuận từ 30% vốn điều lệ

trở lên; ngưng hoạt động của một bộ phận chiếm trên 50% doanh thu …

- Bộ Tài chính nên siết chặt nhiệm vụ thực hiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập và công ty kiểm toán. Có thể bổ sung quy chế

phạt hành chính, hay truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật nếu kiểm toán viên và công ty kiểm toán có dấu hiệu làm sai quy định, kiểm toán không trung thực các công ty bất động sản niêm yết mà họ ký hợp đồng kiểm toán. Nâng cao tính hiệu lực của quy chế kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán độc lập. Nâng cao hiệu lực của các quy định đạo đức nghề nghiệp cho kiểm toán viên độc lập, đồng thời nâng cao tính thực thi của Luật Kiểm toán độc lập.

- Hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động công bố thông tin đối với các công ty niêm yết cần phải linh hoạt, cần có dự trù đến phát sinh trong tương lai của TTCK, tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” như hiện nay. Các văn bản này phải đồng bộ, thống nhất, phù hợp với các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động khác trên TTCK.

- Ngoài ra, quy định về thời hạn CBTT cũng cần phải tính toán đến độ

trễ, quá tải do thông tin cùng đưa ra trong một thời gian ngắn, có thể xem xét việc thay đổi niên độ kế toán đối với ngành bất động sản cho phù hợp lĩnh

vực kinh doanh của ngành đó, đồng thời giảm tải cho hệ thống cung cấp thông tin.

- Cần quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến việc công khai, minh bạch thông tin kế toán trên TTCK nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và sự phát triển bền vững của thị trường.

- Các dự thảo văn bản pháp luật mới hay sửa đổi, bổ sung có thể lấy ý kiến rộng rãi của các bên liên quan và ý kiến đóng góp của nhà đầu tư nhằm có những đóng góp hữu hiệu để xây dựng những điều luật có thể bảo vệ lợi ích tối đa cho nhà đầu tư.

* Hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử phạt vi phạm công bố thông tin:

Bên cạnh việc hoàn thiện cơ sở pháp lý về nội dung công bố thông tin, việc hoàn thiện cơ sở pháp lý về chế tài xử phạt vi phạm công bố thông tin cũng là một vấn đề mà UBCKNN phải thực hiện triệt để để duy trì kỹ cương cho hoạt động của thị trường.

Đối với vi phạm công bố thông tin của các công ty bất động sản niêm yết dẫn đến sự thiếu minh bạch của thị trường, hay nguy hại hơn là sự sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư, chế tài xử phạt vi phạm cần phải mạnh tay hơn, vừa mang tính cảnh báo, vừa mang tính răn đe và nâng cao ý thức của công ty niêm yết trong việc công bố các thông tin, thực thi nghiêm minh trong xử lý vi phạm, xử lý đúng người, đúng tội, chế ngự các hành vi vi phạm công bố

thông tin.

Căn cứ vào Nghị định 36/2007/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm CBTT trên TTCK thì mức thấp nhất là 5 triệu đồng và mức cao nhất là 50 triệu đồng tùy vào đối tượng và mức độ vi phạm, so với giá trị của những việc vi phạm, mức phạt này là quá nhẹ. Ngày 02/08/2010, Chính phủ ban hành Nghịđịnh 85/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, thay thế Nghị định 36/2007/NĐ-CP, kèm theo là Thông tư số

37/2011/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành để hướng dẫn thi hành một số điều của Nghịđịnh.

Bảng 3.1: Khung chế tài xử phạt vi phạm công bố thông tin

Khung xử phạt

(triệu đồng) Đối tượng Hành vi

5-10 Không công bố thông tin đúng mẫu biểu theo quy

định; Không thực hiện đăng ký người được uỷ quyền công bố thông tin

10-30 Công bố thông tin trên các phương tiện công bố thông tin không đúng với quy định; Không lập trang thông tin điện tử và cập nhật thông tin công bố trên trang thông tin điện tử đó theo quy định của pháp luật; Không lưu giữ thông tin công bố theo quy định của pháp luật

50-70 Không thực hiện công bố thông tin theo quy định hoặc theo yêu cầu; công bố thông tin không kịp thời, đầy

đủ nội dung theo quy định; Không thực hiện đính chính thông tin hoặc thực hiện không đúng thời hạn theo quy định khi nhận được thông tin làm ảnh hưởng

đến giá chứng khoán hoặc khi nhận được yêu cầu thực hiện đính chính thông tin của UBCKNN

70-90

Công ty niêm yết

Không công bố thông tin hoặc công bố thông tin không kịp thời, không đầy đủ khi xảy ra các sự kiện phải công bố thông tin bất thường theo quy định; Công bố thông tin sai lệch; Làm lộ tài liệu, số liệu bí mật thuộc thông tin không công bố hoặc chưa công bố

(Nguồn: Nghịđịnh số 85/2010/NĐ-CP) Tuy biện pháp xử lý đã cụ thể, chi tiết hơn và mức phạt đã tăng lên nhưng so với tình hình lạm phát như hiện nay thì biện pháp chế tài cũng chưa có tác động tích cực, hình thức xử lý, mức chế tài là phạt tiền theo khung quy

định như hiện nay được coi là vẫn còn nhẹ nên chưa hạn chếđược triệt để các vụ vi phạm công bố thông tin. Do vậy, cơ quan quản lý Nhà nước nên xây dựng các mức xử phạt hành chính hợp lý nhằm tránh tình trạng người vi phạm thà chấp nhận nộp phạt còn hơn là không vi phạm.

Để ngăn chặn và răn đe việc vi phạm công bố thông tin nhằm gây bất lợi cho sự phát triển của TTCK, khung xử phạt cần được nâng cao hơn, cần xét

đến mức độ ảnh hưởng của việc vi phạm và mức độ trục lợi từ việc vi phạm

đó. Tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:

- Tùy theo mức độ vi phạm trong báo cáo không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật, báo cáo không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, báo cáo không đúng biểu mẫu quy định, UBCKNN có thể phạt tiền hành chính từ 100 triệu - 200 triệu đồng, đồng thời đưa ra tín hiệu cảnh báo cho nhà

đầu tư. Cần có quy định, trong một số trường hợp đặc biệt, vì những lý do khách quan, các công ty bất động sản niêm yết có thể xin hạn thời hạn công bố thông tin BCTC quý hoặc năm nhưng quy định thời hạn tối đa không quá 5 ngày đối với BCTC quý và 10 ngày đối với BCTC năm, để đảm bảo sự khách quan và công bằng giữa các công ty và tính kịp thời của thông tin cho thị

trường.

- Đối với các vi phạm công bố thông tin liên quan đến giao dịch của cổ đông nội bộ, giao dịch dựa trên thông tin nội gián, có thể tính phần trăm (%) theo tổng giá trị giao dịch của các vụ vi phạm đó hay có thể phong tỏa tài khoản giao dịch, nhằm linh hoạt hoá biện pháp chế tài phù hợp với tốc độ

phát triển chung về giá trị giao dịch trên TTCK trong giai đoạn hiện nay. - Đối với trường hợp chưa có những quy định về xử phạt hành chính đối với các trường hợp phải giải trình BCTC với những sai sót nghiêm trọng, cơ

quan quản lý thị trường vẫn có thể áp dụng biện pháp như công bố rộng rãi danh sách các công ty thường xuyên có hiện tượng sai sót số liệu trong BCTC trước và sau kiểm toán, công ty thường xuyên lặp lại các lỗi đã từng bị nhắc nhở ... Có như vậy, nhà đầu tư mới có thể tránh rơi vào “bẫy” của các công ty niêm yết, bản thân các công ty cũng ý thức hơn, cẩn trọng hơn khi lập và công bố BCTC.

- Ngoài ra, bên cạnh các xử phạt công bố thông tin, nếu có các biện pháp khắc phục hậu quả thì các công ty niêm yết, cá nhân vi phạm phải cam kết, công bố kết quả việc khắc phục hậu quả trong thời gian bao lâu và phải thực hiện đúng theo cam kết trên và công bố trong công chúng.

b. Hoàn thin ni dung thông tin kế toán liên quan đến BCTC

Hiện nay, các công ty niêm yết đang công bố các thông tin kế toán theo Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán giống như các công ty chưa niêm yết.

Điều này có lẽ vẫn chưa hợp lý, bởi vì các thông tin kế toán được công bố bởi các công ty niêm yết đến những người sử dụng thông tin rõ ràng là ảnh hưởng hơn nhiều so với những công ty chưa niêm yết. Với các công ty đang niêm yết trên TTCK, đặc biệt là công ty ngành bất động sản thì bất cứ một thông tin gì liên quan đến nó cũng ảnh hưởng đến giá chứng khoán mà nó phát hành, từ đó ảnh hưởng đến không chỉ các nhà đầu tư của công ty đó mà còn ảnh hưởng

đến thị trường nói chung, các nhà đầu tư khác đang và sẽ tham gia thị trường, các nhà phân tích tài chính, các nhà hoạch định chính sách vĩ mô … Trong khi đó thông tin kế toán được công bố bởi các công ty chưa niêm yết có thể

chỉ ảnh hưởng đến một số lượng nhất định các nhà đầu tư hiện đang đầu tư

vào công ty đó mà thôi. Vì thế, Bộ Tài chính nên kết hợp với UBCKNN ban hành những quy định về nội dung công bố thông tin kế toán riêng, hoặc có thể

bổ sung thêm một vài chỉ tiêu/nội dung cho các công ty BĐS niêm yết trên TTCK ở Việt Nam.

- Khoản mục trích lập dự phòng:

Vấn đề quan trọng có liên quan đến nội dung thông tin kế toán được công bố của các công ty bất động sản niêm yết là vấn đề lập dự phòng, đặc biệt trong thời điểm “đóng băng” hiện nay thì ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của một doanh nghiệp. Hầu hết sự biến động về tài chính của các công ty bất

động sản niêm yết tập trung vào nhóm dự phòng sau đây: - Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán;

- Dự phòng nợ phải thu khó đòi; - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Trên BCTC của các công ty bất động sản niêm yết bắt gặp rất nhiều các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Nếu chứng khoán được đầu tư là chứng khoán đã niêm yết thì vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn vì chứng khoán có giá giao dịch tương đối rõ ràng và BCTC của các doanh nghiệp

được đầu tư thì đã kiểm toán và được công bố. Nhưng với chứng khoán của các công ty chưa niêm yết thì sao? Vấn đề là cần xem xét kỹ liệu có cần phải lập dự phòng cho sự giảm giá của các khoản đầu tư không. Vì tính đến thời

điểm này, chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về việc xác định giá giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết. Chưa có quy định cụ thể nên mỗi công ty có cách lập dự phòng đối với chứng khoán này theo nhiều cách khác nhau. Kết quả, giá trị tài sản doanh nghiệp không phản ánh chính xác, ảnh hưởng

đến các chỉ tiêu lợi nhuận, nghĩa vụ đóng thuế ... Minh bạch hóa thông tin không được khuyến khích, ngược lại tạo cơ hội cho một số công ty che dấu các khoản lỗ ... Tôi xin đề xuất phương án sau đây, và cũng là cách làm thông dụng trên TTCK thế giới:

- Trích lập theo giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi 3 Công ty chứng khoán tại thời điểm trích lập, nếu trong trường hợp chứng khoán không có giao dịch thì sẽ tính giá của hợp đồng chuyển nhượng cuối cùng của cổ phiếu đó trước ngày trích lập dự phòng, nhưng không được lâu hơn mức 5 ngày.

- Trích lập theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành đối với các chứng khoán hầu như không có giao dịch, không có giá tham khảo từ các nguồn trên. Theo số liệu thống kê của StoxPlus, lượng hàng tồn kho của các công ty bất động sản gia tăng theo từng năm và chiếm tỷ lệ tồn kho cao nhất trong tất cả các ngành. Các công ty đang tìm cách thay đổi phương thức bán hàng nhằm giải phóng lượng hàng tồn kho đang tăng lên như chiết khấu trực tiếp,

hay triển khai bán hàng phương thức bán chịu với chính sách ưu đãi hơn … nên không loại trừ khả năng sẽ có một số công ty phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải thu khó đòi.

Bảng 3.2: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của ngành bất động sản

Năm Hàng tồn kho Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Tỷ lệ (%)

2010 22.480.715.994.471 17.849.079.907 0,08%

2011 34.727.283.318.794 128.208.808.160 0,37%

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Mặc dù lượng hàng tồn kho là rất lớn nhưng ngành BĐS chỉ dự phòng giảm giá hàng tồn kho với tỷ lệ khiêm tốn là 0,08% - 0,37%, có thể thấy mức

độ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của ngành này chưa tương xứng. Trên TMBCTC của các công ty BĐS niêm yết, các khoản dự phòng nợ

phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho còn sơ sài, hầu hết đều

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện việc công bố thông tin kế toán của các công ty bất động sản niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)