SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN các KHOẢN TIỀN LƯƠNG và TRÍCH THEO LƯƠNG (Trang 37 - 41)

- Bảo hiểm thất nghiệp:

1. Lịch sử hình thành và phát triển tại Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú

SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY

Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp

* Chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên:

- Kế toán trưởng: Là người điều hành công việc chung, lập báo cáo tài chính, giúp Giám Đốc thực hiện các pháp lệnh kế toán, thống kê và điều hành tổ chức kế toán .quản lý ,

- Kế toán tổng hợp: Là người trực tiếp kiểm tra các kế toán khác, tiến hành vào sổ cái cuối tháng, tổng hợp số liệu cuối kỳ, lên báo cáo tài chính, theo dõi tăng giảm của các tài khoản mà doanh nghiệp sử dụng, đồng thời cũng là kế toán tài sản cố định (do tình hình phát sinh tài sản cố định ít)

- Kế toán ngân hàng, tiền mặt: Là người theo dõi các khoản tiền vay của ngân hàng, tiền gởi ngân hàng và tiền mặt, là người giao dịch với ngân hàng và làm thủ tục vay và trả lãi vay, tiền lương, BHXH….

- Kế toán công nợ: Là người theo dõi các nghiệp vụ về các khoản phải thu và các khoản phải trả khách hàng. Đồng thời là người kiêm luôn các nghiệp vụ về tiêu thụ hàng hóa và thanh toán quốc tế.

- Thủ quỹ: Là người có nhiệm vụ bảo quản, thu, chi, nộp tiền mặt và rút tiền mặt tại các ngân hàng, lập báo cáo quỹ tiền mặt hàng ngày

Mỗi kế toán có chức năng và nhiệm vụ riêng song đều thực hiện nhiệm vụ chung của bộ máy kế toán. Đó là:

+ Phản ánh các chứng từ, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh một cách đầy đủ, trung thực, kịp thời theo đúng nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ quy định.

+ Thu thập, phân loại, xử lý, tổng hợp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Tổng hợp số liệu, lập hệ thống báo cáo tài chính, cung cấp cho các đối tượng sử dụng liên quan.

+ Thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chế độ quản lý kinh tế nói chung,chế độ kế toán nói riêng.

+ Tham gia phân tích thông tin kế toán tài chính, đề xuất kiến nghị hoàn thiện hệ kế toán tài chính.

Kế toán ngân hàng và tiền

mặt

+ Ngoài ra, bộ máy kế toán của công ty Dược Phẩm Đạt Vi Phú còn tham công tác kiểm kê tài sản, tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo quy định.

4.2. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán.

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, vào yêu cầu quản lý trình độ nghiệp vụ của các nhân viên và các trang thiết bị phòng kế toán, đồng thời trên cơ sở nhận biết nội dung, đặc điểm, trình tự và phương pháp ghi chép của mỗi hình thức sổ kế toán. Công Ty Dược phẩm Đạt Vi Phú đã áp dụng hình thức sổ kế toán “ nhật ký chung” trên máy vi tính. Đây là hình thức kế toán được xây dựng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, đảm bảo các mặt kinh tế được tiến hành song song, việc kiểm tra, sử dụng, số liệu được nhanh chóng, dễ dàng. Do vậy, công việc kế toán được tiến hành kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản lý, đảm bảo số liệu chính xác và đảm bảo tiến độ công việc ở các khâu.

4.2.1 Đặc điểm:

- Số kế toán được mở theo vế bên “Có” của tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên “Nợ” của các tài khoản liên quan.

- Kết hợp với việc ghi theo trình tự thời gian các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo mối quan hệ kinh tế giữa các đối tượng.

- Kết hợp giữa việc hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết.

- Kết hợp việc ghi chép hàng ngày với việc tập hợp dần các chỉ tiêu kinh tế cần thiết cho công tác quản lý và lập bảng biểu.

4.2.2 Hệ thống chứng từ kế toán.

Mặc dù công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú là một doanh nghiệp có quy mô

khá nhỏ nhưng các nghiệp vụ diễn ra khá đa dạng, do vậy các loại chứng từ kế toán được tổ chức tại công ty cũng rất đa dạng và phong phú, bao gồm cả hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc và hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn.

Các chứng từ được lập tại Công ty dược phẩm Đạt Vi Phú theo đúng quy định chế độ (theo quy định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài Chính) và được ghi chép đầy đủ, kịp thời, đúng với sự thực nghiệp vụ kinh tế, tài chính, đảm bảo tính hợp pháp, kịp thời, hợp lý và hợp lệ của chứng từ làm căn cứ ghi sổ kế toán và thông tin cho quản lý. Bên

cạnh hệ thống chứng từ bắt buộc, Công ty còn sử dụng các chứng từ hướng dẫn (như là phiếu sản xuất, bảng chấm công làm ngoài giờ...) cho phù hợp với loại hình hoạt động và đặc điểm sản xuất của công ty, đồng thời thuận tiện cho việc hoạch toán kế toán góp phần nâng cao hiệu quả của công tác hạch toán kế toán tại công ty. Các chứng từ sau khi được ghi sổ và luân chuyển sẽ được lưu và bảo quản theo quy định hiện hành.

* Tổ chức vận dụng sổ sách kế toán

Hình thức kế toán nhật ký chung gồm có các loại sổ kế toán chủ yếu sau:

- Sổ nhật ký chung: Sổ nhật ký chung (còn gọi là nhật ký tổng quát) là sổ kế toán tổng hợp căn bản dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản của nghiệp vụ đó, làm căn cứ để ghi vào sổ cái. Sổ nhật ký chung là loại sổ đóng thành tập ghi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu trong đơn vị.

- Sổ cái : Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp, dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ phát sinh thep từng tài khoản. Số liệu của sổ cái cuối tháng, sau khi đã cộng số phát sinh và rút số dư của từng tài khoản được dùng để làm bảng cân đối phát sinh, bảng cân đối kế toàn và báo cáo biểu kế toán khác.

- Sổ nhật ký đặc biệt: Sổ nhật ký đặc biệt được dùng trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nếu tập trung ghi tất cả vào sổ nhật ký chung thì sẽ có trở ngại về nhiều mặt, cho nên mở các sổ nhật ký đặc biệt để ghi chép riêng cho một số loạt nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và lặp đi lặp lại. Khi dùng sổ nhật ký đặc biệt thì những chứ ng từ gốc cùng loại phát sinh nhiều đó trước hết được ghi vào sổ nhật ký đặc biệt (sổ nhật ký đặc biệt thường là loại sổ nhiều cột) sau đó, hàng ngày, định kỳ hoặc cuối tháng tổng hợp số liệu của sổ nhật ký đặc biệt ghi vào sổ cái

-Các sổ thẻ kế toán chi tiết : Ngoài các sổ kế toán tổng hợp nêu trên, trong hình thức nhật ký chung các loại sổ kế toán chi tiết cũng giống như hình thức kế toán Nhật ký - sổ cái, tuỳ theo yêu cầu quản lý đối với từng loại tài sản hoặc từng loại nghiệp vụ như: tài sản cố định, vật liệu, hàng hoá,thành phẩm, chi phí sản xuất... Người ta phải mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Đây là loại sổ kế toán dùng để ghi chi tiết các sự việc đã ghi trên sổ kế toán tổng hợp nhằm phục vụ yêu cầu của công tác quản lý, kiểm tra và phân tích. Khi mở các sổ kế toán chi

tiết thì chứng từ gốc được ghi vào sổ kế toán chi tiết, cuối tháng căn cứ vào các sổ chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu với số liệu của tài khoản đó trong sổ cái hay trong bảng cùng kỳ.

(1)Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN các KHOẢN TIỀN LƯƠNG và TRÍCH THEO LƯƠNG (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w