Tuổi và số nhân khẩu trong gia đình của nông hộ

Một phần của tài liệu khảo sát một số loại hình khai thác chủ yếu ở vùng ngập lũ của đồng bằng sông cửu long (Trang 25)

Theo kết quả khảo sát cho thấy độ tuổi trung bình của chủ hộ tham gia khai thác là 44,4 tuổi, trong đó hoạt động trong nghề lưới rê trung bình là 44,2 tuổi còn ở nghề lưới đăng là 44,5 tuổi chênh lệch nhau không cao. Độ tuổi nhỏ nhất của người tham gia khai thác là 24 tuổi và cao nhất là 72 tuổi. Do quá trình công nghiệp hoá đã thu hút nhiều lao động trẻ, khoẻ, có trình độ kỹ thuật cao nên ngành nông nghiệp nói chung và nghề KTTS nội đồng nói riêng hầu hết được làm bởi lao động lớn tuổi hoặc nhàn rỗi tham gia khai thác trong lúc nông nhàn.

Bảng 4.1: Độ tuổi và số nhân khẩu của chủ hộ tham gia KTTS Ngư cụ khai thác

Diễn giải ĐVT

Lưới rê Lưới đăng Tổng

Số mẫu Hộ 30 30 60 Trung bình Tuổi 44,2 44,5 44,4 1. Tuổi chủ hộ Độ lệch chuẩn ” 10,4 10,6 10,4 Số mẫu Hộ 30 30 60 Trung bình Người 4,97 5 4,97 2. Số người trong một hộ gia đình Độ lệch chuẩn ” 1,9 1,2 1,6 Số thành viên trong gia đình cũng ảnh hưởng đến kết quả đánh bắt của chủ hộ, thường những nông hộ đông người hơn thì những thành viên tham gia hoạt động đánh bắt nhiều hơn. Kết quả khảo sát cho thấy, số nhân khẩu không đồng đều trong các hộ gia đình, hộ có số nhân khẩu trên 4 người chiếm tỉ lệ cao 78,3% (Phụ lục A21). Điều này sẽ tạo gánh nặng cho xã hội trong việc giải quyết công ăn việc làm, nhu cầu lương thực thực phẩm và nhiều vấn đề liên quan. Đáng quan tâm là khi dân số trong gia đình đông, thu nhập chính lại từ nông nghiệp và đánh bắt thủy sản thì nguy cơ khai thác thủy sản quá mức của mỗi gia đình là rất cao, tạo nên xu hướng phát triển các công cụ đánh bắt hiện đại hoặc sử dụng các ngư cụ bị cấm nhằm đạt được năng suất và thu nhập cao. Điều đó làm cho NLTS ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng rất nhiều tới đa dạng sinh học cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của những hộ phụ thuộc vào khai thác thủy sản.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.1.2 Lao động tham gia KTTS

Lao động trong ngành nông nghiệp có những đặc điểm riêng biệt đó là có tính thời vụ cao và ngày càng thu hẹp về số lượng do bộ phận lao động trẻ đã chuyển dần sang làm trong các khu công nghiệp hoặc theo học trong các trường đào tạo sư phạm, đào tạo nghề,…Vì thế số lao động ở lại tham gia sản xuất nông nghiệp phần lớn là lao động có tuổi trung bình cao, trong đó nghề KTTS nội địa cũng không ngoại lệ.

Theo kết quả khảo sát cho thấy số trung bình lao động nam tham gia khai thác nhiều hơn số nữ (trung bình nam 1,43 người/hộ, trung bình nữ 0,53 người/hộ). Phần lớn lao động gia đình nữ thường tham gia các công việc nhẹ nhàng hơn như gia chánh, đống áng, giặt giũ,…

Bảng 4.2: Số lao động tham gia KTTS

Ngư cụ khai thác

Diễn giải ĐVT

Lưới rê Lưới đăng Tổng

Số hộ 30 30 60

Trung bình 1,6 1,3 1,4

1. LĐ nam tham gia KT

Độ lệch chuẩn 1,2 0,5 0,9

Số hộ 30 30 60

Trung bình 0,4 0,6 0,5

2. LĐ nữ tham gia KT

Độ lệch chuẩn 0,6 0,5 0,5

4.1.3 Trình độ văn hoá của chủ hộ tham gia KTTS

Kết quả khảo sát cho thấy tình trạng mù chữ của các chủ hộ tại địa bàn nghiên cứu còn chiếm tỉ lệ khá cao (6,7%). Trình độ cấp I chiếm tỉ lệ cao nhất (46,7%), trình độ cấp II chiếm 35% và cấp III là 11,7%. Số hộ có trình độ học vấn cấp I trong nghề lưới rê chiếm tỉ lệ cao hơn trong nghề lưới đăng (30% so với 16,7%). Tuy nhiên, trình độ cấp II (13,3%) và cấp III (3,3%) của nghề này thấp hơn nghề lưới đăng (21,7% và 8,3%) (Phụ lục A1).

Kết quả cho thấy trình độ văn hoá của chủ hộ khai thác không cao do đa số là người lớn tuổi, vùng nông thôn sâu điều kiện đi học khó khăn. Mặt khác, do trình độ văn hóa thấp dẫn đến sự hiểu biết về chính sách BVNLTS của người dân chưa cao sẽ gây bất lợi cho công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Vì vậy, cần chú ý tăng cường tuyên truyền đến các nhóm đối tượng này.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 3.3 30 13.3 3.3 3.3 16.7 21.7 8.3 6.7 46.7 35 11.7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Lưới rê Lưới đăng Tổng

Mù chữ Cấp I Cấp II Cấp III

Hình 4.1: Trình độ văn hoá của chủ hộ

4.1.4 Kinh nghiệm KTTS của chủ hộ

Qua khảo sát được biết nghề KTTS nội địa đã xuất hiện rất lâu đời song song với nhu cầu thực phẩm của nông hộ. Trong Bảng 4.3, số năm kinh nghiệm đánh bắt cao nhất là 35 năm điều này cho thấy KTTS nội địa gắn liền với người dân vùng ĐBSCL trong suốt quá trình phát triển của đất nước nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng.

Bảng 4.3: Kinh nghiệm KTTS của chủ hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngư cụ khai thác Diễn giải ĐVT

Lưới rê Lưới đăng Tổng

Số mẫu Hộ 30 30 60

Trung bình Năm 11,2 7,2 9,2

Độ lệch chuẩn ” 7,6 5,3 6,8

Bảng 4.3 còn thể hiện cho thấy lưới rê là nghề đã được khai thác lâu đời hơn nghề lưới đăng. Do tính năng khai thác không chọn lọc nên lưới đăng mới được sử dụng sau này nhằm mục đích khai thác được nhiều loài cá có kích cỡ khác nhau để phục vụ nhu cầu thực phẩm ngày càng cao do dân số ngày càng tăng mà NLTS ngày càng cạn kiệt.

4.1.5 Kiến thức KTTS của chủ hộ

Kết quả khảo sát cho thấy đa số các hộ chỉ khai thác theo kinh nghiệm của mình là chính. Có 98,3% số chủ hộ được phỏng vấn trả lời là họ khai thác theo kinh nghiệm, còn lại 1,7% là từ bạn bè chỉ dẫn. Đối với nghề lưới rê tỉ lệ này

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu là 96,7% , nghề lưới đăng là 100%, ảnh hưởng bởi yếu tố khác chỉ chiếm 3,3% trong nghề lưới rê (Bảng 4.4).

Hầu hết nông hộ tham gia KTTS vì muốn tận dụng thời gian nhàn rỗi và nguồn lợi tự nhiên nên rất ít người trang bị cho mình vốn kiến thức cơ bản về khai thác thuỷ sản trong đó có cả quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Vì vậy, kiến thức về khai thác của họ còn rất thấp, họ chỉ vì nguồn lợi trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả lâu dài làm cho nguồn lợi ngày càng cạn kiệt. Bảng 4.4: Kiến thức của hộ tham gia KTTS

Ngư cụ khai thác Nguồn thông tin cho KTTS

Lưới rê Lưới đăng Tổng

Số hộ 29 30 59 Kinh nghiệm % 96,7 100 98,3 Số hộ 1 0 1 Từ bạn bè % 3,3 0 1,7 Số hộ 30 30 60 Tổng % 100 100 100

4.2 Các thông số kỹ thuật của ngư cụ khai thác 4.2.1 Giới thiệu về lưới rê đơn (lưới bén) 4.2.1 Giới thiệu về lưới rê đơn (lưới bén)

Lưới rê đơn là ngư cụ bị động, nó là ngư cụ dạng tường lưới được chắn ngang đường di chuyển của cá và đối tượng thủy sản khác. Lưới rê đơn khai thác theo nguyên lý đóng, lưới tạo một bức tường cá, tôm, cua, ốc… đi đến mắc phải hoặc quấn vào lưới. Do đó, ngư cụ này có tính thụ động dẫn đến đạt năng suất chưa cao. Lưới rê đơn thích hợp với lối sản xuất quy mô nhỏ hoặc nghề phụ, giúp nông dân kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn. Hoạt động quanh năm, vào mùa nước cạn vì chiều cao nhỏ nên có thể khai thác cá trong tự nhiên và trong ao, hồ.

4.2.2 Các thông số của lưới rê đơn được khảo sát

Hầu hết do điều kiện kinh tế của mỗi gia đình khác nhau nên chi phí đầu tư mua lưới để khai thác ở mỗi gia đình cũng khác nhau. Một số hộ mua lưới đã được lắp ráp sẵn theo chiều dài và chiều cao cố định, một số hộ mua riêng phần thịt lưới phù hợp với túi tiền mang về nhà lắp ráp. Do đó, các thông số của lưới khảo sát có độ biến động khác nhau.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Hình 4.2: Bản vẽ tổng thể lưới rê đơn

¨ Chiều dài lưới

Chiều dài lưới phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và tập quán khai thác của từng địa phương. Ở tỉnh Cần Thơ chiều dài lưới dao động từ 5 ÷ 50 m và từ 10 ÷ 200 m ở Đồng Tháp.

¨ Chiều cao lưới

Chiều cao của lưới nhỏ, trung bình khoảng 0,5 ÷ 0,8 m tùy theo chiều sâu của ngư trường khai thác là đồng ruộng hay sông rạch. Riêng tỉnh Đồng Tháp, do điều kiện trong mùa lũ ngập sâu và đồng ruộng rộng lớn hơn ở Cần Thơ nên chiều cao lưới có khác biệt, chiều cao đo được từ 1 ÷ 2 m.

¨ Kích thước mắt lưới

Kích thước mắt lưới khác nhau do đánh bắt nhiều đối tượng khác nhau. Các lưới được khảo sát có kích thước mắt lưới dao động như sau:

2a = 25 mm (lưới cá linh) 2a = 40 mm (lưới cá rô) 2a = 55 mm (lưới cá mè vinh) ¨ Số mắt lưới Số mắt lưới dọc: 20◊ ÷ 32◊ (lưới cá linh) 12◊ ÷ 20◊ (lưới cá rô), 9◊ ÷ 15◊ (lưới cá mè vinh) ¨ Đường kính chỉ lưới

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ¨ Hệ số rút gọn

Hệ số rút gọncủa lưới rê khảo sát: U1 = 0,35 ÷ 0,4 U2 = 0,8775 ÷ 0,84 ¨ Hệ thống phao, chì và dây giềng

Giềng phao và giềng chì được làm bằng cước, đường kính 2 ÷ 3 mm. Mỗi giềng phao và giềng chì được làm bởi 2 sợi cước, một sợi dùng để luồn vào lưới, sợi kia dùng để buộc cố định số mắt lưới cho đều. Ở giềng phao, sợi này đồng thời dùng để thu lưới.

Phao được dùng trang bị cho lưới rê đơn là loại phao mốp xốp ít thấm nước, được cắt ra thành từng miếng nhỏ thắt 2 đầu và được buộc vào giềng phao của lưới.

Chì dùng trang bị là loại chì mỏng dày 1mm, kích cỡ (2 x 1,5)cm cắt thành miếng nhỏ sau đó kẹp vào giềng chì và vê thành viên chì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.3: Bản vẽ chi tiết giềng phao và giềng chì lưới rê đơn

Các thông số cơ bản của tay lưới rê đơn được khảo sát

Tấm lưới này được chủ hộ mua riêng phần thịt lưới và các phần khác như dây giềng, chì về tự lắp ráp. Tấm lưới này chỉ có trang bị hệ thống chì làm nặng mà không có lắp ráp hệ thống phao làm nổi vì lưới được giăng cố định bằng hai đầu cọc.

Bảng 4.5: Các thông số của tay lưới rê được khảo sát Kích thước ◊

(2a) Số

◊ lưới

chiều cao Chiều cao Chiều dài giềng phao Chiều dài Chiều dài giềng chì K/c 2 chì 3cm 33◊ 73 cm 8,5 m 9,5 m 8,5 m 5 cm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.2.3 Kỹ thuật khai thác lưới rê đơn

Lưới trước khi đánh bắt được xâu trong 1 giá nhỏ bằng tre hoặc gỗ. Người đánh bắt sử dụng xuồng hoặc ghe trọng tải nhỏ. Khi đã đưa xuồng đến vị trí thả, người khai thác bắt đầu tháo một đầu ghim để thả lưới và mắc vào cọc đã cắm sẵn, một tay thả lưới tay kia điều khiển xuồng theo hướng đã định. Thường là chèo lùi và thả xuôi gió tránh xuồng cán lên lưới trong lúc thả và tránh làm giềng phao tuộc ra khỏi ghim làm rối lưới.

Hình 4.4: Thả lưới rê trên sông

Thời gian chờ cá mắc lưới tùy thuộc vào dãy lưới dài hay ngắn, thường dao động 2 ÷ 12 giờ. Khi tiến hành thu lưới, một tay vừa giữ chèo vừa giữ đầu ghim, tay kia phăng giềng phao vào ghim. Nếu cá ít thì vừa thu lưới vừa gỡ cá, nếu cá nhiều thì thu lưới xong mới tiến hành gỡ cá.

Thời gian thả lưới thích hợp nhất là vào sáng sớm và chiều tối lúc cá đi tìm mồi. Khi thả lưới chọn vùng ngập sâu hay ngập cạn tùy thuộc vào kinh nghiệm của người khai thác.

4.2.4 Giới thiệu về lưới rê 3 lớp (lưới 3 màn)

Lưới rê 3 lớp là loại lưới rê gồm 3 tấm lưới chung giềng với nhau. Tấm lưới lớp giữa chùng (α = 1,25 ÷ 1,38) và có kích thước mắt lưới nhỏ hơn. Hai tấm lưới hai bên được ghép căng hơn và có kích thước mắt lưới lớn hơn giúp lưới hình thành túi lưới bọc lấy cá khi cá đi ngang qua lưới.

Lưới rê 3 lớp có nhiều tính ưu việt hơn lưới rê đơn: đánh bắt được nhiều loại cá và cỡ cá khác nhau với cùng một tay lưới, năng suất khai thác cao hơn lưới rê đơn. Lưới được dùng khai thác cá trên đồng ruộng lẫn trên sông rạch.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Hình 4.5: Bản vẽ tổng thể lưới rê 3 lớp

4.2.5 Các thông số của lưới rê 3 lớp được khảo sát

¨ Chiều dài

Chiều dài lưới phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của nông hộ, dao động từ 20 ÷ 200 m.

¨ Chiều cao

Chiều cao lưới từ (1 ÷ 2) m trên sông, từ (0,5 ÷ 0,8) m trên đồng ruộng. ¨ Kích thước mắt lưới

Do lưới có 3 lớp nên kích thước mắt lưới ở mỗi lớp khác nhau Lớp giữa: 2a = 25 ÷ 40 mm

Lớp ngoài: 2a = 70 ÷ 90mm ¨ Hệ số rút gọn

Lớp ngoài: U1 = 0,55 ÷ 0,6; U2 = 0,6975 ÷ 0,64 Lớp giữa: U1, U2 lớn hơn lớp ngoài

¨ Hệ thống phao, chì và dây giềng

Phao được dùng trang bị cho lưới rê 3 lớp là loại phao mốp xốp ít thấm nước, được cắt ra thành từng miếng nhỏ thắt 2 đầu và được buộc vào giềng trên của lưới. Chì dùng trang bị là loại chì mỏng dày 1mm, kích cỡ (2 x 1,5)cm cắt thành miếng nhỏ sau đó kẹp vào giềng dưới và vê thành viên chì.

4.2.6 Kỹ thuật khai thác lưới rê 3 lớp

Kỹ thuật khai thác giống như lưới rê đơn. Khi tiến hành thả lưới chọn vùng có độ sâu thích hợp và thả chắn ngang hướng di chuyển của cá để nâng cao năng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu suất khai thác. Thời điểm thả lưới thích hợp là vào sáng sớm và chiều mát khi cá đi tìm mồi và lúc ánh sáng yếu cá khó phát hiện ra lưới. Lưới rê 3 lớp quấn cá rất chắc nên sau khi thu lưới xong mới tiến hành gỡ cá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.7 Giới thiệu về lưới đăng

Lưới đăng là ngư cụ cố định thường thấy phổ biến ở những vùng đất thấp, ngập nước theo mùa, cũng như thường gặp ở các sông rạch và vùng ven biển. Lưới đăng thường khai thác mang tính mùa vụ hoặc theo con nước lớn ròng. Lưới đăng đánh bắt theo nguyên lí đặt cố định chặn ngang đường di chuyển của cá, cá trên đường đi không thể vượt qua được tường lưới nên phải men theo tường lưới và bị giữ lại ở chuồng.

Lưới đăng có nhiều loại nhưng đề tài chỉ khảo sát 1 loại là đăng lưới. Đăng lưới là dãy lưới có dạng hình chữ nhật được lắp trên bộ khung dây giềng chặn ngang đường di chuyển của cá.

Hình 4.6: Lưới đăng đang khai thác

4.2.8 Các thông số của lưới đăng

Lưới đăng khảo sát được làm bằng lưới cước mùng, kích thước mắt lưới rất nhỏ, khả năng khai thác huỷ diệt rất cao.

¨ Chiều dài

Chiều dài của lưới đăng tuỳ thuộc vào độ rộng của khu vực khai thác, hoặc phụ thuộc độ phát tán của đàn cá. Trên đồng ruộng chiều dài lưới được chọn từ 5 ÷ 1000 m. Trên sông chiều dài nhỏ hơn, từ 5 ÷ 10 m.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ¨ Chiều cao

Chiều cao tấm đăng được tính từ tầng mặt đến sát đáy và dự phòng thêm 10 ÷ 20 % độ cao để đảm bảo tấm đăng nhô khỏi mặt nước khi thuỷ triều lên. Chiều cao khảo sát được là 1,5 ÷ 4 m.

¨ Chuồng lưới đăng

Chuồng là nơi giữ cá, chứa cá và hướng cá vào tùng. Chuồng được lắpđặt theo hình tam giác. Độ cao chuồng lưới đăng tính từ sát nền đáy đến bề mặt nước

Một phần của tài liệu khảo sát một số loại hình khai thác chủ yếu ở vùng ngập lũ của đồng bằng sông cửu long (Trang 25)