Đánh giá những tác độngcủa công tác xúc tiến thương mại đến hoạt động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn thành phố hà hội (Trang 39 - 109)

III. Đánh giá chung về kết quả đạt được và những tồn tại của hoạt động

3.4. Đánh giá những tác độngcủa công tác xúc tiến thương mại đến hoạt động

hoạt động thương mại của Hà Nội.

Chúng ta đều đã biết hoạt động XTTM nói chung và chương trình XTTM trọng điểm của Hà Nội nói riêng mới chỉ phát triển trong khoảng 5-6 năm trở lại đây và dù rằng không thể định lượng được vai trò của XTTM trong hoạt động thương mại nói chung và đẩy mạnh XK nói riêng nhưng thông qua hàng loạt các hoạt động XTTM đã và đang được tiến hành cộng với sự hưởng ứng ngày càng đông của DN, không thể không thừa nhận vai trò tích cực của hoạt động XTTM lên hoạt động thương mại của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Thực tế thông qua các kết quả đạt được cụ thể của một số DN mà chúng ta biết được các chỉ số quan trọng của thương mại

Hà Nội tăng dần theo thời gian, có thể nói rằng hoạt động XTTM đã đóng góp phần không nhỏ trong phát triển thương mại nội địa và XK của Hà Nội. Chỉ tính riêng chương trình XTTM trọng điểm của thành phố trong 5 năm qua với hơn 100 đề án cụ thể đã được thực hiện, với hàng ngàn lượt DN tham gia đã tạo ra biết bao cơ hội giao thương, bản ghi nhớ, thoả thuận hợp tác, nhiều hợp đồng đã được ký, nhiều mối quan hệ vẫn đang tiêp tục thì điều khẳng định trên là hoàn toàn có cơ sở.

Hoạt động XTTM không chỉ tác động lên hoạt động Thương mại Hà Nội mà còn hỗ trợ tích cực trong việc mở rộng quan hệ thương mại của Hà Nội với các tỉnh bạn đặc biệt các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Góp thêm phần thể hiện rõ vai trò đầu tầu của Thủ đô trong hoạt động thương mại. Đẩy mạnh các hoạt động XTTM có tổ chức cũng là góp phần làm tốt công tác quản lý nhà nước về thương mại của Sở Thương mại trên địa bàn.

IV. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

4.1 - Quan điểm của công tác xúc tiến thương mại Hà Nội trong thời gian tới.

+ XTTM có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện chiến lược XK của Hà Nội từ nay đến 2010: trong chiến lược XK của Hà Nội đến năm 2010 tổng KNXK đạt 4,2- 4,7 tỷ USD, tăng bình quân 12-13%/ năm. Đây là một chỉ tiêu đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực của thương mại Hà Nội và để thực hiện chúng cần phải sử dụng tổng hợp các biện pháp trong đó có XTTM như một xúc tác vô cùng quan trọng. Với xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế, Hà Nội phát triển XK quả thực tác động rất lớn đến tốc độ tăng trưởng của kinh tế thủ đô. Để đẩy mạnh XK, hoạt động XTTM của Thành phố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Thủ đô Hà Nội. Hội nhập và mở cửa nền kinh tế tạo điều kiện cho nước ta nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng tận dụng được những lợi thế so sánh của mình, tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, các nguồn lực được phân bổ và sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, thách thức của hội nhập là rất lớn, bởi năng lực cạnh tranh và tính năng động của nền kinh tế còn rất yếu, cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư còn có nhiều bất hợp lý, nguồn lực tuy có nhưng cơ chế huy động còn nhiều bất cập vì vậy hiệu quả chưa cao. Những khó khăn trên đây có thể được giải quyết thông qua hoạt động XTTM, các DN tiếp cận được với bạn hàng và thị trường nước ngoài, có thêm thông tin về luật pháp, luật lệ, chính sách thương mại quốc tế, có thêm hiểu biết về thị trường quốc tế, về đối tác từ đó chủ động trong xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình trong bối cảnh hội nhập kinh tế của Thủ đô.

+ XTTM góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH và khai thác có hiệu quả các nguồn lực của thủ đô Hà Nội.

Hội nhập đòi hỏi Hà Nội phải phát huy tối đa lợi thế tuyệt đối và tương đối của mình để SX hàng hóa và cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế, đồng thời đáp ứng nhu cầu hàng hoá, dịch vụ trong nước. Thông qua hoạt động XTTM, DN xác định sản phẩm, thị trường, thời điểm, số lượng hàng hóa cung cấp cho thị trường quốc tế và khu vực, từ đó điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư của thủ đô, bảo đảm lợi ích lâu dài và bền vững của thủ đô và DN trong quá trình CNH-HĐH.

+ XTTM góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung và của DN Hà Nội nói riêng. Sự chuyển đổi nền kinh tế tạo ra cho các DN của Hà Nội những cơ hội to lớn nhưng cạnh tranh cũng mạnh hơn gấp nhiều lần đặc biệt là cạnh tranh với các DN nước ngoài ngay trên thị trường nội địa. Do vậy, hoạt động XTTM với phạm vi rất

rộng của nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh để có thể cạnh tranh thắng lợi trên thương trường.

4.2 - Định hướng hoàn thiện tổ chức hệ thống xúc tiến thương mại.

+ Xây dựng một mạng lưới XTTM và đầu tư hỗ trợ DN tại các vùng trọng điểm. Mạng lưới này sẽ hỗ trợ DN ngay chính trên địa bàn hoạt động của DN. Tăng cường các bộ phận trực thuộc làm nhiệm vụ XTTM theo những nội dung cần phải thực hiện xúc tiến trong tương lai. Mở rộng mạng lưới phụ thuộc, mạng lưới phối hợp, mạng lưới cộng tác viên, thậm trí có những bộ phận xúc tiến ở những thị trường trọng điểm của Hà Nội trên thị trường quốc tế.

+ Nâng cao chất lượng cán bộ, xây dựng một đội ngũ cán bộ có chuyên môn và năng lực, chủ động và sáng tạo trong công việc vì vậy đào tạo cán bộ phải được đặt lên hàng đầu. Các hình thức đào tạo phải phong phú và đa dạng cả ở trong nước và quốc tế, đào tạo nhiều lần và nội dung đào tạo bao gồm cả về bề rộng và bề sâu có liên quan đến nội dung XTTM. Xây dựng một cơ chế đãi ngộ thích hợp đối với người làm công tác XTTM để khuyến khích cán bộ nâng cao năng suất lao động, tạo niềm tin và sự nhiệt tình trong công tác.

+ Tăng cường ngân sách cho hoạt động XTTM của Thủ đô. Ngân sách trong giai đoạn tới cần tăng lên gấp 7 đến 10 lần mới đảm nhiệm được nhiệm vụ XTTM của Hà Nội theo các chương trình XTTM trọng điểm. Quỹ XTTM được hình thành từ các nguồn như: Quỹ ngân sách của Nhà nước, đóng góp của các DN, các khoản viện trợ của các tổ chức quốc tế. Quỹ này được dùng để hỗ trợ các DN của Thành phố trong các hoạt động XTTM (khảo sát nghiên cứu thị trường nước ngoài, tham dự HCTL quốc tế…); hỗ trợ DN nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua chương trình dự án về đào tạo, hỗ trợ XK, tìm kiếm thị trường...; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động XTTM vĩ mô, đặc biệt là cơ sở hạ tầng về

công nghệ thông tin…; động viên khen thưởng đối với những DN, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc đẩy mạnh XK, tìm kiếm thị trường mới cho hàng hoá XK của Thành phố; đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ nhiệm vụ tăng cường XK, tìm kiếm thị trường mới và thu hút đầu tư nước ngoài.

Sở Thương Mại Hà Nội giữ vai trò điều phối trung tâm, thông qua chủ thể quản lý trực tiếp là Trung tâm XTTM, đơn vị thực hiện là các Ban, ngành chức năng, hiệp hội, DN đóng trên địa bàn Hà Nội. Định hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức XTTM theo 2 phương án:

Phương án 1: Thành phố nên thành lập “Trung tâm xúc tiến thành phố

Hà Nội”, là đơn vị hành chính sự nghiệp tương đương cấp sở để chỉ đạo tập trung và toàn diện các mặt đầu tư, thương mại, du lịch, lao động việc làm theo quy họach phát triển tổng thể kinh tế, xã hội thành phố.

Trong Trung tâm này có các phòng chuyên trách: Phòng Hành chính – Nghiên cứu tổng hợp, Phòng Xúc tiến đầu tư, Phòng XTTM, Phòng Xúc tiến Du lịch, Phòng Xúc tiến Việc làm, Trung tâm dịch vụ tư vấn luật pháp, đầu tư, thương mại, du lịch, hợp tác lao động, Trung tâm công nghệ thông tin, Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức, trưng bày hội chợ triển lãm.v.v.

Với cơ cấu tổ chức theo phương án 1: Cơ quan chủ quản của Trung tâm là UBND thành phố Hà Nội và quan hệ của trung tâm với các cơ quan, sở, ban, ngành là đồng cấp và trực tuyến. Làm như vậy sẽ có tác dụng sau:

+ Chi phí đầu tư trang bị cho Trung tâm sẽ không bị dàn trải, tập trung được sức mạnh về hạ tầng kỹ thuật cho trung tâm.

+ Thống nhất quản lý giữa các họat động xúc tiến riêng lẻ của các lĩnh vực khác nhau, tạo ra tầm nhìn cao hơn, sâu hơn, bổ khuyết cho nhau tốt hơn.

+ Những khó khăn của Trung tâm có thể được giải quyết kịp thời hơn, không qua nhiều khâu trung gian, tiết kiệm thời gian, vật chất hơn.

+ Dễ theo dõi, quản lý và chỉ đạo tập trung hơn. - Một số khó khăn khi thực hiện phương án này:

+ Lựa chọn cán bộ lãnh đạo khó hơn, cần có những tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn về trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, khả năng hợp tác và trình độ ngoại ngữ.

+ Tuyển chọn cán bộ chuyên môn chu đáo hơn, lương phải trả cao hơn. + Mô hình Trung tâm là Hành chính sự nghiệp có thu nhưng phương thức họat động phải theo cơ chế DN, cần tách bạch giữa vấn đề hỗ trợ của ngân sách và các công việc phải tự hạch toán.

Phương án 2: Hoàn thiện, nâng cấp một phần Trung tâm XTTM hiện

nay:

Ưu nhược điểm của nó đã phơi bày qua đánh giá công tác Trung tâm XTTM giai đoạn 1999-2005. Vì là một Trung tâm nhỏ thuộc sở thương mại nên họat động của Trung tâm yếu kém, không nổi bật.

Muốn khắc phục được các yếu kém của Trung tâm XTTM Hà Nội, theo tôi, Thành phố cần xem xét lại mô hình tổ chức các Trung tâm hiện có để thành lập một Trung tâm mới như đề xuất ở Phương án 1 và cho phép lập một đề án về tổ chức bộ máy Trung tâm XTTM thành phố Hà Nội, càng sớm càng tốt.

4.3 - Định hướng đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại.

Quan điểm đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách XTTM là phải căn cứ vào bối cảnh và xu hướng vận động của kinh tế thế giới; đường lối, chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Đại hội IX đã đề ra; mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và thương mại nói riêng của Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới. Từ quan điểm trên, những vấn đề cụ thể cần chú trọng trong đổi mới hoàn thiện cơ chế chính sách XTTM là:

+ Hướng trọng tâm vào thực hiện chiến lược XK, chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế của Thủ đô.

+ Động viên được sự tham gia của toàn xã hội, vì đây không chỉ là nhiệm vụ của DN, của các tổ chức XTTM mà có liên quan đến mọi ngành, mọi cấp. Vì vậy, cần có liên kết mạnh mẽ các nguồn lực để triển khai có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương maị cả ở tầm quy mô thành phố và DN.

+ Lấy DN là đối tượng trung tâm phục vụ, vì DN chính là lực lượng đảm nhiệm các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu và thước đo.

+ Trực tiếp góp phần nâng cao hình ảnh của quốc gia, của Thủ đô Hà Nội và sản phẩm của các DN trên địa bàn Thủ đô trên thị trường thế giới.

Hệ thống cơ chế chính sách XTTM phải bao gồm được các chính sách trợ giúp sau đây:

+ Trợ giúp đầu tư: Thành phố trợ giúp đầu tư thông qua biện pháp tài chính, tín dụng, áp dụng trong một thời gian nhất định đối với các DN đầu tư vào một số ngành nghề truyền thống và ở những địa bàn, lĩnh vực cần khuyến khích.

Bảo lãnh các DN khi không đủ tài sản thế chấp, cầm cố, vay vốn của các tổ chức tín dụng thông qua việc thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng DN.

+ Trợ giúp mặt bằng cho SX kinh doanh: Thành phố và các cấp chính quyền cần có chính sách cụ thể và thuận lợi hơn nữa cho các DN có mặt bằng SX kinh doanh, dành quỹ đất và thực hiện các chính sách khuyến khích để xây dựng các cụm, khu công nghiệp cho các DN có mặt bằng SX kinh doanh. DN được hưởng các cơ chế chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.

+ Trợ giúp nghiên cứu tìm hiểu thị trường thông qua tạo điều kiện để các DN tiếp cận được thông tin của thị trường, giá cả hàng hoá trên thị truờng và mở rộng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

+ Trợ giúp khả năng cạnh tranh của DN thông qua việc trưng bầy, giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm mà DN có tiềm năng để tạo điều kiện mở rộng thị trường. Cần có chính sách tạo điều kiện nâng cao khả năng liên doanh, liên kết giữa các DN trong hợp tác SX sản phẩm, SX linh kiện, phụ tùng, nhận thầu xây dựng…nhằm thúc đẩy nhanh chóng sự chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

+ Tạo điều kiện cho DN đổi mới công nghệ, trang thiết bị, máy móc, phát triển sản phẩm mới, hiện đại hoá quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

+ Trợ giúp XTXK bằng việc tạo điều kiện thuận lợi cho các DN liên kết với nước ngoài, mở rộng thị trường XK hàng hóa dịch vụ. Có chính sách trợ giúp một phần chi phí cho các DN khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác và tham dự HCTL giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu thị trường nước ngoài. Tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tham gia chương trình XK của Nhà nước.

+ Trợ giúp về thông tin, tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở cung cấp thông tin cần thiết qua ấn phẩm, internet, trợ giúp kinh phí tư vấn đào tạo nguồn nhân lực, hướng dẫn, đào tạo doanh nhân trong bước đầu thành lập DN.

Các nhiệm vụ chủ yếu của XTTM của Thành phố Hà Nội trong thời gian tới:

1. Tổ chức khảo sát, nghiên cứu và dự báo về thị trường trong và ngoài nước để có được định hướng phát triển thị trường, sản phẩm và xây dựng các chương trình XTTM trọng điểm

2. Thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin thương mại, hỗ trợ cho các DN trong XTTM và phát triển thương mại.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, hội thảo để phổ biến, trao đổi, tham gia ý kiến trong việc xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách thương mại của nhà nước, nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác XTTM, bồi dưỡng, bổ sung các kỹ năng tác nghiệp cho các cán bộ quản lý và kinh doanh thương mại.

4. Tổ chức các họat động tham gia HCTL trong và ngoài nước, tổ chức phòng trưng bày sản phẩm kinh tế của thủ đô nhằm tuyên truyền, quảng bá thương hiệu các DN, các sản phẩm tiêu biểu để khuyến khích, thu hút đầu tư, phát triển thương mại đạt hiệu quả cao nhất.

5. Hướng dẫn các DN thực hiện công tác quảng cáo, khuyến mại theo các qui định của luật pháp hiện hành.

6. Tổ chức việc mở các văn phòng đại diện của thành phố và giúp đỡ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn thành phố hà hội (Trang 39 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w