Xúc tiến thương mại của các hiệp hội doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn thành phố hà hội (Trang 36 - 39)

III. Đánh giá chung về kết quả đạt được và những tồn tại của hoạt động

3.2. Xúc tiến thương mại của các hiệp hội doanh nghiệp

Nhìn chung, các Hiệp hội đều có chức năng đại diện và xúc tiến các dịch vụ hỗ trợ DN, như: đào tạo, cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm, đóng góp ý kiến vào những chính sách chung…. Nhưng tuỳ theo quy mô hội viên và năng lực quản lý điều hành của mỗi Hiệp hội mà có những hoạt động và kết quả khác nhau. Ví dụ, như:

+ Hội gốm sứ Bát Tràng thông qua môi giới của Hiệp hội công thương Hà Nội với Quỹ châu Á của Hoa Kỳ (có trụ sở đặt tại Hà Nội) và được quỹ này hỗ trợ kinh phí in 10.000 tờ gấp, Tổ chức MPDF hỗ trợ lập và quản lý trang web giới thiệu và quảng bá sản phẩm của hội viên trên mạng.

+ Hội DN trẻ Hà Nội được Quỹ Danida viện trợ không hoàn lại 40 triệu couron để xây dựng trang web, mua sắm trang thiết bị văn phòng, tổ chức một số lớp đào tạo, tham quan một số thị trường. Năm 2002 được thành phố cấp 18 ha ở Gia Lâm để xây dựng khu công nghiệp DN trẻ. Nhưng đang làm thủ tục chuyển đổi công năng thành khu thương mại tổng hợp nên chưa đầu tư xây dựng.

+ Hiệp hội DNV&N Hà Nội, thường tổ chức các đêm hội tôn vinh DN và vừa qua được thành phố giao cùng với công ty Hapro là một bên thực hiện dự án xây dựng “lồng ấp DN” do EU viện trợ. Hiệp định viện trợ đã được thành phố ký với EU, đang trong quá trình chuẩn bị triển khai.

Bên cạnh những mặt được nêu trên, công tác XTTM của các Hiệp hội DN trên địa bàn còn hạn chế thể hiện qua các mặt:

các tổ chức xúc tiến khác trên địa bàn.

- Chưa tổ chức được các cuộc hội chợ độc lập có tính chuyên ngành, hầu như chỉ mới hành động có tính “phối hợp” với các tổ chức khác, hội chợ khác mang tính thương mại kém hiệu quả.

- Đội ngũ làm công tác XTTM còn ít và thiếu tính chuyên nghiệp, sản phẩm xúc tiến nghèo nàn đơn điệu.

- Không có đủ nguồn tài chính và nhân sự cần thiết để thúc đẩy các bên đã có giao ước, tiếp tục trao đổi để biến các giao ước thành hợp đồng thương mại.

Nguyên nhân:

- XTTM là một hoạt động không mang lại kết quả trực tiếp và tức thời. Nó phụ thuộc vào (i) mối quan hệ chính phủ, tầm nhìn và cơ chế chính sách của mỗi nước; (ii) khả năng tài chính, nghiệp vụ năng lực và mối quan hệ của tổ chức xúc tiến với các tổ chức có cùng mục đích, và doanh nhân nước ngoài. Song ở cấp độ quốc gia nhiều nước chưa thừa nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường, còn các Hiệp hội DN thì còn thiếu và yếu về nhiều mặt. Thêm vào đó sự đánh giá của các ngành chức năng còn xem nhẹ. Chưa xem việc xúc tiến là hoạt động hỗ trợ phi lợi nhuận, chẳng những không trợ giúp mà còn phải nộp thuế như các tổ chức kinh doanh.

- Thông tư 86/ 2002 TT/BC hướng dẫn hỗ trợ Hiệp hội xúc tiến XK chỉ xem các Hiệp hội ngành hàng và các cơ quan xúc tiến ở trung ương mới là đối tượng được hỗ trợ; Còn các Hiệp hội địa phương chỉ được tham gia xây dựng chương trình xúc tiến với Sở Thương mại. Nếu chương trình được duyệt lồng ghép với các ngành khác hoặc do Trung tâm XTTM của Sở Thương mại là đầu mối, các Hiệp hội chỉ là 1 bên phối hợp, dẫn đến hiện tượng mạnh ai nấy làm.

3.3 - Mối quan hệ tương hỗ giữa các hoạt động Xúc tiến thương mại với các hoạt động Xúc tiến đầu tư và Xúc tiến du lịch của Hà Nội

chỉ bằng 1 đầu mối, sẽ đạt được kết quả cao nhất, bởi lẽ tính phối hợp của người Việt Nam, của các cơ quan trong bộ máy của chúng ta là chưa tốt - Đó là yếu huyệt cần sửa chữa, đổi mới mới có thể vươn lên được.

Chúng ta đều đã biết mục đích của các hoạt động XTTM là nhằm ổn định, phát triển thị trường nội địa, đẩy mạnh XK. Tuy nhiên để phát triển thị trường, đẩy mạnh XK phải có hàng hoá. Hàng hoá gắn liền với sản xuất. Muốn sản xuất phải đầu tư. Do vậy hoạt động XTTM và xúc tiến đầu tư luôn có mối quan hệ gắn bó hỗ trợ lẫn nhau. Thực tế triển khai các hoạt động XTTM trong thời gian qua cũng cho thấy nhiều thương gia nước ngoài vào Việt nam tìm kiếm đối tác để phát triển thương mại nhưng luôn quan tâm tìm hiểu chính sách đầu tư của Việt nam, họ thường nói làm thương mại là để mở đường cho việc đầu tư của họ trong tương lai. Còn với nhà đầu tư, nếu đầu tư để phục vụ bán trên thị trường nội địa thì việc khảo sát thị trường phải được quan tâm đầu tiên.

Từ phân tích công tác XTTM, chúng ta có thể thấy rõ mối quan hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực: (Quan hệ = Thương mại - Đầu tư)

- Tìm kiếm thị trường--> Xác định thị trường mới.

- Tìm kiếm sản phẩm có thể cạnh tranh và thâm nhập thị trường đó - Chỉ ra sản phẩm mới cần sản xuất (hoặc nâng cấp hoàn thiện theo yêu cầu của thị trường)--> Nhu cầu đầu tư--> Nhu cầu vốn, công nghệ, kỹ thuật, quản lý để đầu tư có hiệu quả nhất--> Lập dự án tiền khả thi.

- Xúc tiến đầu tư, tìm chọn đối tác tiềm năng, lập dự án đầu tư. - Đầu tư, sản xuất ra sản phẩm.

- Sản phẩm thâm nhập thị trường mong muốn.

Tương tự như vậy, quan hệ giữa XTTM với đầu tư, du lịch, đào tạo và cung ứng nhân lực cũng thể hiện ở từng khía cạnh riêng:

- Mỗi quá trình đầu tư đều cần cung ứng nhân lực theo những mục đích, mục tiêu riêng của Dự án đầu tư--> Cần đào tạo nhân lực--> Tham gia tuyển chọn, cung ứng nhân lực tốt cho Dự án.

- Trong triển khai phát triển Du lịch nội địa (Xúc tiến Du lịch nước ngoài vào Việt Nam) cần đầu tư xây dựng những sản phẩm Du lịch chất lượng cao sẽ nảy sinh mối quan hệ gắn bó giữa XTTM - Đầu tư - Bán sản phẩm - Du lịch.

Người ta thường nói thời gian với các thương gia, các nhà đầu tư là “vàng”, tuy nhiên họ cũng rất quan tâm tới nghỉ ngơi, thư giãn, nhiều người trong số họ chọn phương án nghỉ tích cực là du lịch kết hợp công tác. Thực tế hầu như tất cả khách nước ngoài vào Hà Nội có làm việc với Trung tâm XTTM Hà Nội đều có nhu cầu bố trí cho họ nghỉ ngơi thông qua việc tham quan, du lịch quanh Hà Nội, có thời gian họ còn đề nghị được đi tham quan ở những địa điểm xa hơn. Điều này là phổ biến với đa số khách nói chung chứ không chỉ riêng khách của Trung tâm.

Có khách nước ngoài vào làm việc nhưng lại đi theo Tour du lịch. Đi làm việc kiểu này rất thuận lợi cho khách vì thường toàn bộ nội dung đã được thoả thuận trước và do tổ chức du lịch đảm nhận. Hình thức du lịch này ngày càng được nhiều doanh nhân sử dụng. Trong thời gian qua nhiều đoàn công tác của chúng ta ra nước ngoài làm việc cũng sử dụng phương thức này nhưng có sự hỗ trợ thêm của các cơ quan hữu quan của ta ở nước sở tại.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn thành phố hà hội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w