Đầu tư phát triển nguồn nhân lực :

Một phần của tài liệu chiến lược nhằm phát triển trang sức vàng bạc tp hcm 20002010 (Trang 51 - 56)

- Về doanh th u:

3.2.4- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực :

Tấm hộ chiếu bước vào thế kỉ 21 chính là chất lượng nhân sự của người lao động.Như vậy trong bối cảnh hiện nay đào tạo phát triển nguồn nhân lực là chính sách cấp bách để nâng cao chất lượng sức lao động , tăng gía trị lao động của người Việt nam , tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước có định hướng sử dụng lao động việt nam lâu dài . Bước vào thiên niên kỉ mới, chất lượng của nguồn nhân lực chính là yếu tố hàng đầu cần quan tâm của mỗi doanh nghiệp.Ở nước ta hiện nay , nguồn lực con người vừa thiếu vừa thừa (thiếu người có đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng cần thiết , thừa lao động phổ thông ), vì vậy cần có các chính sách đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với

nhu cầu xã hội cả về số lượng lẫn chất lượng trong từng giai đoạn phát triển .Kinh nghiệm của các quốc gia lân cận như Đài Loan , Singapore, Malaysia ...cũng xem chính sách đào tạo nguồn nhân lực là chính sách hàng đầu của đất nước .Vì vậy, có thể nói đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong các yếu tố chủ đạo để duy trì và phát triển sản xuất.

Trong sản xuất công nghiệp, người lao động - với hai yêu cầu học vấn và kĩ năng càng trở nên quan trọng vì họ phải có đủ kiến thức và kĩ năng để sử dụng các máy móc đắt tiền, các công nghệ tiên tiến. Việc đào tạo nguồn nhân lực đòi hỏi phải có một một nội dung đào tạo toàn diện và phương pháp đào tạo phù hợp mới đáp ứng được nhu cầu đó , điều này đòi hỏi có thời gian , phải theo kế hoạch chiến lược thì mới đảm bảo được chất lượng đào tạo theo yêu cầu.Đặc biệt, ngành trang sức Việt Nam là một nghề kết hợp giữa sản xuất công nghiệp và chế tác nghệ thuật, nó yêu cầu người lao động không chỉ có tay nghề cao mà cần có óc thẩm mĩ, có sự khéo léo bẩm sinh kết hợp với các kinh nghiệm nghề nghiệp truyền thống. Vì vậy, vừa cần có sự đào tạo, vừa cần có sự tuyển chọn sàng lọc theo năng khiếu để đảm bảo kết hợp giữa sản xuất công nghiệp và chế tác nghệ thuật đạt hiệu quả cao.

Với nhu cầu mở rộng sản xuất,cần có nguồn nhân lực dồi dào về lượng và đảm bảo về chất , việc đào tạo cần đi vào nề nếp chính quy, nên cần có một hệ thống trường dạy nghề đảm bảo các yêu cầu đó.

Việc đầu tư các trường dạy nghề chính là việc đầu tư giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước đồng thời cần kết hợp cả các kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và khoa học giáo dục, là một vấn đề các cơ sở tư nhân, các doanh nghiệp không thể làm tốt được. Chính vì vậy nhà nước cần thành lập các trường dạy nghề mỹ nghệ kim hoàn để đào tạo và cung ứng

nhân lực cho các cơ sở. Hoạt động tốt của các trường dạy nghề sẽ phát huy tác dụng lâu dài , góp phần giải quyết vấn nạn : vừa thừa lao động, vừa thiếu lao động có kĩ thuật – là một vấn nạn lớn và dai dẳng của nền kinh tế nước ta trong thời kì hiện tại. Mở các trường dạy nghề – chính là tác động vào hai mục tiêu : tăng GDP và giảm thất nghiệp – hai mục tiêu hàng đầu của kinh tế vĩ mô.

Tương tự trong lĩnh vực quản lí sản xuất và kinh doanh ngành trang sức vàng bạc cũng có các đặc điểm khác biệt so với các ngành khác.

+ Giá trị nguyên vật liệu sản phẩm đều rất lớn nhưng kích cỡ nhỏ gọn. +Loạt sản xuất nhỏ, mẫu mã đa dạng và thay đổi linh hoạt theo yêu cầu thị trường.

+ Giá nguyên liệu thường có biến động, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm.

Vì vậy, trong vấn đề quản lý sản xuất và kinh doanh, ngành trang sức vàng bạc cũng có các yêu cầu khá cao :

+ Quản lý sản xuất linh hoạt vừa đáp ứng nhu cầu thị trường vừa đảm bảo năng suất lao động cao.

+ Rút ngắn tối đa chu kỳ sản xuất, tăng vòng quay vốn.

+ An toàn trong sản xuất và kinh doanh, chống thất thoát vật tư sản phẩm. + Nhạy bén trong công tác điều hành giá cả mua bán.

Chính vì vậy, việc đào tạo cán bộ quản lý có chất lượng cao cần được quan tâm đặc biệt. Vì vậy, cần phải có chiến lược tuyển chọn cán bộ và đào tạo bổ sung theo chuyên ngành để đáp ứng được nhu cầu sản xuất và kinh doanh ngày càng phát triển. Ngoài ra, trong công tác đối ngoại (xuất nhập khẩu) một sơ xuất nhỏ có thể mang đến một thiệt hại rất lớn (cả về tài chính,

uy tín và khách hàng ) nên chất lượng cán bộ càng cần được coi trọng và đào tạo kỹ lưỡng. Có thể nói; cần coi đây là một khâu trọng yếu khi chuyển đổi từ nền sản xuất nhỏ, phân tán, thủ công sang một qui mô sản xuất lớn với chất lượng kĩ thuật cao.Tóm lại đầu tư phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện như sau :

+Thực hiện việc chuyên môn hóa đào tạo các ngành nghề phù hợp với thế mạnh của mỗi trường , phù hợp nhu cầu sức lao động theo khu vực địa lý . + Đào tạo cán bộ quản lý chuyên môn , kết hợp quản trị và khoa học kỹ thuật .

3..2.5- Xây dựng một chiến lược marketing quốc tế nhằm mở rộng một cách vững chắc thị trường xuất khẩu – Đảm bảo một đầu ra tiềm năng cho ngành

Như phần trên đã trình bày – Thị trường mục tiêu của ngành bao gồm thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu đều có tiềm năng rất lớn. Trong lĩnh vực thị trường xuất khẩu, từ trước tới nay chúng ta chưa chú trọng đến vì năng lực sản xuất chưa đáp ứng được. Tuy nhiên với phương hướng mở rộng sản xuất, thị trường xuất khẩu trở nên rất quan trọng và có tiềm năng lớn. Để thâm nhập thị trường xuất khẩu, rất cần thiết phải có một chiến lược marketing quốc tế toàn diện bao gồm cả mẫu mã sản phẩm, giá cả, các chính sách bán hàng cũng như các thị trường trọng điểm. Ngoài ra do chưa có uy tín trên thương trường quốc tế, việc tổ chức các hoạt động quảng cáo, tham gia các hội chợ quốc tế là yêu cầu bắt buộc không thể thiếu được. Tuy nhiên, kinh phí, kinh

nghiệm và mối quan hệ lại là những điều mà hiện tại không một doanh nghiệp nào ở nước ta có thể có được. Vì vậy, nhà nước, thông qua các cơ quan chức năng và Tổng công ty Vàng bạc đá quý Việt Nam và Hiệp hội kinh doanh vàng cần xây dựng một chiến lược marketing quốc tế một cách bài bản, lâu dài và thực hiện nghiêm túc chiến lược này để mở ra một thị trường xuất khẩu cho ngành.

Việc tổ chức các hội chợ quốc tế ở trong nước cũng như tham dự các hội chở quốc tế ở nước ngoài là một vấn đề cần quan tâm đặc biệt trong chiến lược marketing vì nó vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước thu thập được nhiều thông tin quan trọng về thiết bị, công nghệ, thị trường, vừa là hình thức tiếp thị rất hiệu quả trong marketing quốc tế. Đối với công tác này, lâu nay các doanh nghiệp trong ngành vẫn thực hiện nhưng với qui mô nhỏ, không liên tục tùy thuộc vào khả năng tài chính của họ nên hiệu quả chưa cao. Nếu được tổ chức có bài bản, có kế hoạch tập trung hơn thì sẽ đạt hiệu quả tốt hơn nhiều.

KẾT LUẬN

Ngành trang sức vàng bạc Việt Nam gồm nhiều thành phần kinh tế tham gia , có nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn tại , từ sản xuất tiểu thủ công đến công nghiệp hiện đại .Các doanh nghiệp trong ngành đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước nhiều chủng loại sản phẩm , mặt hàng đa dạng , phong phú kiểu mẫu .Hiện tại doanh số xuất khẩu ngành trang sức tuy không

lớn , do như phần đánh gía thực trạng đã trình bày , nhưng kinh nghiệm của một số nước như Thaí Lan , Indonesia… thì đây là một ngành có doanh số xuất khẩu khá lớn .

Nhu cầu sản phẩm hàng trang sức tăng dần theo thời gian , theo tốc độ phát triển kinh tế xã hội của cả trong nước và ngoài nước .Nhu cầu hàng trang sức trên thị trường nội địa còn rất lớn mà các doanh nghiệp có quy mô lớn chưa chú ý đúng mức hoặc chỉ mới bắt đầu .

Đề tài "Các giải pháp phát triển ngành trang sức vàng bạc TP Hồ Chí Minh " được nghiên cứu và mong muốn làm rõ các giải pháp căn bản nhằm đưa ngành phát triển góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà , đóng góp phần nào GDP của Thành phố.

Việc nghiên cứu đề tài này còn bị giới hạn về thời gian , không gian …, vì vậy nôi dung của luận văn còn nhiều thiếu sót là điều không thể tránh khỏi.

PHỤ LỤC 2

Một phần của tài liệu chiến lược nhằm phát triển trang sức vàng bạc tp hcm 20002010 (Trang 51 - 56)