Yếu tố thuộc môi trường vi mô: 2.2.2.1 – Tiềm lực về cung ứng :

Một phần của tài liệu chiến lược nhằm phát triển trang sức vàng bạc tp hcm 20002010 (Trang 26 - 31)

2.2.2.1 – Tiềm lực về cung ứng :

Cần phát triển và đảm bảo nguồn cung ứng đầu vào cho ngành trang sức vàng bạc Thành Phố Hồ Chí Minh bằng nhiều cách :

- Khác thác nguồn tài nguyên sẵn có : hiện nay nước ta có tới 45 mỏ và điểm quặng vàng đã và đang được khai thác .Tuy nhiên phương thức khai thác của những mỏ này cũng chỉ ở dạng thủ công , bán cơ khí với sản lượng từ 15 –

30Kg /năm .Để đảm bảo nguồn cung ứng đầu vào cho ngành ,cần phát triển

công tác khai thác mỏ theo quy mô công nghiệp , Nhà nước đã thành lập các Tổng công Ty vàng đá qúy và Tổng Công ty khoáng sản Việt nam để thống nhất và tập trung các đầu mối khai thác mỏ từ trung ương đến địa phương .Trong vài năm gần đây , nhà nước đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào thăm dò , lập liên doanh khai thác mỏ kim loại quý .

Hiện nay cục địa chất Việt nam đã và đang tiến hành công tác đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản kim loại qúy .Tổng Công Ty đá qúy và vàng Việt nam đã bắt đầu đi vào quy hoạch , thực hiện các nhiệm vụ thăm dò các vùng quặng , tạo cơ sở thiết kế đề án khai thác các mỏ kim loạïi qúy có quy mô công nghiệp .Nhìn chung , trong điều kiện hiện nay và trong những năm tới , vấn đề quy hoạch tổng thể cho chính sách khai mỏ kim loại qúy và phát triển tài

nguyên ở Việt nam ngày càng có nhiều thuận lợi .Mối quan hệ giữa các ngành , các bộ , các tỉnh , thành đã trở nên thực sự gắn bó trong bộ máy trách nhiệm quản lý cuả Nhà nước .

-Nhập khẩu vàng bạc nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng trang sức và nhất là phục vụ xuất khẩu được Nhà nước đang khuyến khích .

- Nguyện liệu vàng bạc còn tồn trong dân , đã từ lâu nhân dân ta có truyền thống dùng vàng làm phương tiện cất trữ và thanh toán , do đó nguồn vàng có trong dân là nguồn khá lớn .

2.2.2 .2-Tiềm năng thị trường :

Một nhà nghiên cứu thị trường nước ngoài đã có nhận xét : “ Qua hàng thế kỷ, người dân VN đã thể hiện sự tin tưởng rất lớn vào vàng ...” Thật vậy , đối với người dân Việt nam , dù cuộc sống khó khăn hay ổn định , dù trong binh lửa hay hòa bình, vàng vẫn là món hàng được ưa chuộng .Lúc dư dả , nhiều người vẫn thích mua vàng hơn là bỏ tiền vào Ngân hàng , còn khi khốn khó phải chắt chiu tiền bạc cho từng ngày thì có được chút tiền dành dụm , người ta cũng lại sắm vàng .

Trong những năm gần đây , tương ứng với những bước chuyển mình đi lên đáng kể của nền kinh tế , mức tiêu thụ vàng nữ trang tăng vọt .Theo số liệu nghiên cứu của Hội đồng vàng thế giới , mặc dù hiểu rằng vàng luôn là một trong những mặt hàng được ưa chuộng nhưng ta vẫn phải ngạc nhiên nếu biết rằng khi được hỏi “Trong vòng 12 tháng qua , bạn đã mua gì “, thì số người trả lời mua vàng dẫn đầu khá xa chiếm đến 35% trong khi người mua vật dụng bếp núc chỉ đứng thứ nhì với 24% , còn xe gắn máy và đồ điện tử đứng thứ ba 20% .Lượng vàng bán ra tại TPHCM ước tính chiếm 70% lượng vàng bán ra trong cả nước . Theo nghiên cứu điều tra tâm lý tiêu dùng về nữ

trang , thì người Việt Nam đi dự tiệc sinh nhật có 37% số người mua nữ trang để làm qùa tặng vào dịp này , sau đó mua cho đám cưới 18% , ngày kỷ niệm 12 %

Thị trường trang sức vàng bạc Việt Nam là một thị trường mới có sức tiêu thụ lớn , nhu cầu đa dạng , có mối quan hệ quốc tế rộng .Vơí dân số gần 80 triệu người , có thể nói đây là một thị trường nhiều triển vọng , có tương lai .Qua nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ trang sức vàng bạc trong các năm gần đây có mức tăng trung bình 20%, riêng năm 1999 hàng trang sức vàng bạc đã tăng 25% so cùng kỳ năm trước (Bảng 5).

2..2.2.3- Tiềm lực về thị trường xuất khẩu :

Hàng trang sức vàng bạc ngày càng được ưa chuộng và được phát triển theo sự phát triển của loài người .Những số liệu thống kê trong mấy thập kỷ qua cho thấy rõ ở thập kỷ 70 tỷ lệ vàng dùng làm trang sức là 58% trong tổng số vàng được tiêu thụ ở trên thế giới , song đến thập kỷ 80 , tỷ lệ này tăng lên trên 70% và đến thập kỷ 90 đạt khoảng 84% (nguồn tạp chí MNKH số 41/99).Hàng năm Mỹ vẫn phải nhập hàng tấn hàng trang sức vàng bạc , những nước như Nhật , Anh , Pháp , Đức , Tây ban Nha , Phần lan cũng có mức tiêu thụ hàng trang sức mạnh , hàng năm các nước này phải nhập vài chục tấn hàng trang sức vàng bạc .Qua đó hàng trang sức Việt nam ta có nhiều cơ hội để khai thác tìm thị trường xuất khẩu nếu ta có hướng đi và chiến lược đúng .Việt nam ta có nhiều cơ hội để xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch . Tổng số khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam tăng lên theo từng năm , năm 1998 tăng 54% so năm 1997 , năm 1999 tăng 79% so năm 1998 (Bảng 6), và theo nguồn dự báo thì từ nay đến năm 2010 , con số này tăng lên gấp bốn lần .

Bảng 6 : Số lượng khách du lịch nước ngoài vào Việt nam 1997-1999 ĐVT 1997 1998 1999 Tổng số khách du lịch nước ngoài vào VN Trong đó TPHCM triệu lượt người 6,2 1,1 9,6 1,496 17,2 2,390 Theo kế hoạch của ngành du lịch VN và du lịch TPHCM , vào năm 2000 con số khách du lịch nước ngoài vào TPHCM (bảng 7)

Bảng 7: Dự kiến khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam 2000-2010

ĐVT 2000 2050 2010

-Dự kiến khách du lịch nước ngoài vào TPHCM - Dự kiến khả năng xuất khẩu tại chỗ người sản phẩm 1.800.000 90.000 3.000.000 150.000 4.000.000 200.000

Nguồn : Uỷ Ban nhân dân Thành Phố Hồ chí Minh

2..2.2.4- Đối thủ cạnh tranh của ngành trang sức vàng bạc Việt nam :

Đối thủ cạnh tranh của ngành được xem xét trên nhiều lãnh vực như : +Hàng trang sức các loại không phải là vàng bạc : hiện nay trên thị đã xuất hiện rất nhiều hàng trang sức các loại bằng thau , đồng ...gọi là hàng thời trang gía rẻ , có độ bền rất kém và chỉ sử dụng vài lần là xuống mầu và lỗi thời , đặc biệt là không mua bán lại được chỉ thích hợp cho một số đối tượng tiêu dùng là những người trẻ tuổi hay người có thu nhập thấp .

có từ nhiều nguồn với ưu thế là chủng loại , mẫu mã đa dạng , tuy nhiên có nhược điểm là gía rất cao mà chất lượng sản phẩm thấp và khi bán lại thì khách hàng bị thiệt thòi nhiều , do đó hàng trang sức nhập lậu vẫn chưa được đa số khách hàng chấp nhận

+ Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng trang sức vàng bạc có vốn nước ngoài 100 % đã và đang phát triển .các doanh nghiệp này có nhiều lợi thế hơn so với doanh nghiệp Việt nam như : nguồn vốn đầu tư lớn , máy móc thiết bị hiện đại hơn , có kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh hơn , và họ thường là những Công ty đa quốc gia .

+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành : Do sự quản lý của Nhà nước còn nhiều lỏng lẻo khiến có một số doanh nghiệp sản xuất hàng không đúng chất lượng quy định , bán phá giá , dẫn đến hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong các doanh nghiệp thuộc ngành .

2.3 – Ma trận SWOT- Đánh gía các điểm mạnh – yếu , cơ hội – nguy cơ của ngành trang sức vàng bạc Việt Nam: của ngành trang sức vàng bạc Việt Nam:

Trên cơ sở phân tích các yếu tố thuộc môi trường nội bộ của ngành trang sức TP HCM, chúng ta tập hợp được các yếu tố thể hiện mạnh , yếu cơ hội và nguy cơ của ngành vào ma trận SWOT như bảng :

Một phần của tài liệu chiến lược nhằm phát triển trang sức vàng bạc tp hcm 20002010 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)