Bố trí hệ thống kho vật tư hàng hoá trong Công ty

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Vấn đề năng xuất lao động, thu nhập của người lao động và định mức lao động trong Công ty Thương Mại Lâm Sản Hà nội có tên giao dịch quốc tế: VINAFOR Hà nội pot (Trang 81 - 98)

II. Doanh thu, lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ doanh nghiệp

4. Bố trí hệ thống kho vật tư hàng hoá trong Công ty

Kho tàng là nơi để các vật tư hàng hoá của mỗi doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty thương mại lâm sản Hà nội nói riêng. Kho tàng phải đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất( nếu có thể) trong việc bốc dỡ vận chuyển và bảo quản vật tư hàng hoá.

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh nên hiện tại Công ty có các kho chứa hàng hoá, vật tư với diện tích lớn nhỏ khác nhau.

1. Cửa hàng Lâm sản 13 Hoà Mã Hà nội.

Chuyên kinh doanh các mặt hàng nội thất, hàng mộc và hàng tiêu dùng khác. Diện tích 360 m2 sức chứa khoảng gần trăm bộ các loại.

2. Cửa hàng kinh doanh chế biến và bảo quản lâm sản thuộc xí nghiệp kinh doanh chế biến và bảo quản lâm sản Hà nội. Với diện tích 450m2.

3. Cửa hàng bảo quản nông lâm sản Hà nội thuộc xí nghiệp bảo quản nông lâm sản Hà nội. Diện tích 680 m2.

4. Cửa hàng kinh doanh xuất nhập khẩu và bảo quản nông lâm sản Miền Nam

thuộc xí nghiệp xuất nhập khẩu và bảo quản nông lâm sản Miền Nam. Diện tích 1050m2.

5. Cửa hàng kinh doanh lâm sản thuộc chi nhánh Công ty tại Bắc Ninh và Quảng Ninh chuyên kinh doanh các loại mặt hàng nội thất, hàng mộc và hàng tiêu dùng khác. Diện tích 750m2.

Các đơn vị trực thuộc đều có một cơ cấu tổ chức riêng như một đơn vị kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình trước giám đốc Công ty.

Giữa các phòng chức năng và các đơn vị trực thuộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong khối kết hợp các hoạt động kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận cao.

Tất cả các đơn vị kinh doanh này đều thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá, sản phẩm khi nhập về hoặc xuất đi khi khách hàng cần.

Trong nền kinh tế cạnh tranh có tính chất toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp luôn đặt trong tình trạng cạnh tranh ngày càng khốc liệt vì sự sống còn và phồn vinh thịnh vượng của mình. Vì thế mỗi doanh nghiệp phảI tìm kiếm những cơ hội của thị trường và nhu cầu của khách hàng để phát triển sản phẩm mới, hoàn thiện sản phẩm cũ, từ đó đưa ra được những sản phẩm mới nhanh hơn, phân phối sản phẩm kịp thời mỗi khi có đơn đặt hàng của khách hàng yêu cầu này đòi hỏi doanh nghiệp này phảI linh hoạt hơn trong tổ chức sản xuất và đIều hành. Do vậy nhiều doanh nghiệp phảI có xu hướng tính đến giảm bộ máy gián tiếp, tổ chức và phân công lạI lao động, sắp xếp dây chuyền sản xuất, tuyển dụng và đào tạo công nhân để đảm bảo mức hiệu quả cao hơn. hoạt động của doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn về mặt chất lượng, tha6y thế công nghệ mới và tìm kiếm nguồn cung ứng lớn hơn, ổn định hơn từ các nhà cung cấp. Quản trị sản xuất chính là điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể, gắn với những nhiệm vụ cụ thể đã được phân công trong từng bộ phận cho từng bộ máy hệ thống sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp như kế hoạch hoạt động, tổ chức, bố trí nhân lực, lãnh đạo kiểm soát … Tất cả các hoạt động này đều là những thách thức đối với công tác quản trị đIều hành trong doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu làm tốt thì sẽ giúp doanh nghiệp khai thác hết mọi khả năng, nguồn lực, giảm thiểu tối đa chi phí tăng uy tín, chất lượng sản phẩm.

Cũng giống nhiều doanh nghiệp khác trong và ngoàI ngành sản xuất kinh doanh hàng lâm sản công ty Thương MạI Lâm Sản Hà Nội trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bao giờ cũng có kế hoạch sản xuất và tác nghiệp cũng được nên kế hoạch từ trước để đảm những yêu cầu về tiến độ cung cấp sản phẩm cho khách hàng, giảm tối thiểu chí phí do0 ngừng hoạt động kể cả hàng hoá không tiêu thụ được hay tiêu thụ chậm công ty cũng không ngừng sản xuất kinh doanh. Nếu các mặt hàng kinh doanh đã bán chạy thì cần phân bổ đều tiết kịp thời cho các cửa hàng kinh doanh.

Hiện nay tạI công ty Thương MạI Lâm Sản Hà Nội đIều phối kế hoạch và tác nghiệp theo từng quý.

Bảng 12: Bố trí phân công kế hoạch sản xuất cho từng mặt hàng trong tuần trong quý I năm 2001 của công ty.

Tên mặt hàng Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN Tủ Ca 2 Ca 1 Ca 2 Giường Ca 1 Ca 2 Ca 1 Ca 1 Bàn ghế Ca 3 Ca 1 Ca 2 Ca 1 Chim thú Ca 3 Ca 2 Cánh cửa Ca 2 Ca 3 Ca 2 Trạm Ca 1 Ca 3 Mành giường Ca 3 Ca 3 Hàng khác Ca 3

Tuy nhiên công ty sẽ đIều chỉnh số giờ sản xuất từng sản phẩm dựa vào doanh số bán hàng của công phòng kế hoạch kinh doanh thống kê vào ngày 31 hàng tháng.Bên cạnh đó đối với một số loạI mặt hàng công ty chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng vì có số lượng không nhiều mà chủ yếu phục vụ một số nơI sang trọng. Khi đó kế hoạch sản xuất sẽ được đIều chỉnh để đảm bảo sao cho hang hoá đúng thời gian quy định và không ảnh đến hoạt động sản xuất sản phẩm khác.

Bảng 13: Sản xuất sản phẩm của các đơn đặt hàng.

Tên sản phẩm Ngày nhận đặt

hàng

Tủ Giường Bàn ghế Chim thú Cây cảnh 8/1/02 21/2/02 29/1/02 15/3/02 22/3/02 2 Chiếc 4 chiếc 5 bộ 50 con 15 bộ 9/1/02 22/2/02 30/1/02 17/3/02 24/3/02 20/1/02 5/3/02 30/2/02 10/5/02 15/5/02

Đối với những sản phẩm công ty nhận đặt hàng thì khách hàng phảI trả trước 50% tổng số tiền. Công ty sẽ giao hàng trong vòng từ 8-15 ngày. Khách hàng phảI thanh toán đầy đủ sau khi đã nhận đủ hàng công ty không cho nợ đối với những sản phẩm loại này.

Nếu công ty giao hàng chậm khách hàng sẽ được hưởng chiết khấu 25% của tổng số tiền phải thanh toán. Công ty phảI làm như vậy để giữ được khách hàng và tăng uy tín cho công ty.

Bảng 14: Nhân lực tại các phân xưởng đơn vị sản xuất kinh doanh.

Tên sản phẩm Số lao động (trực tiếp)

Tủ Giường Bàn ghế Cánh cửa Hàng khác 3 tổ 15 người 4 tổ 24 người 5 tổ 35 người 2 tổ 14 người 3 tổ 21 người

Để tất các khâu sản xuất được nhịp nhàng hoạt động có hiệu quả cao thì đòi hỏi phảI có sự quan hệ phối hợp liên kết chặt chẽ với nhau từ khâu nguyên vật liệu, nhân lực, máy móc thiết bị, khâu sản xuất đến bán hàng, giao hàng đều phảI phối hợp tốt nhanh đúng theo kế hoạch đề ra. Do đó công ty buộc phảI phân công số lượng lao động làm

việc theo mỗi ca là khác nhau để không bị dư thừa hay thiếu lao động cho khâu sản xuất và đảm bảo kế hoạch sản xuất được thực hiện đúng đủ như dự tính ban đầu.

Kết luận và đề xuất

1.Kết luận:

Qua việc nghiên cứu về vấn đề sản xuất kinh doanh của Công ty và vấn đề tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ ta thấy Công ty có những thuận lợi và khó khăn sau:

+ Về thuận lợi:

Trong những năm qua Công ty đã có những chuyển biến khá mạnh phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay của đất nước. Công ty có trình độ tập trung hoá và chuyên môn hoá cao, cơ sở vật chất kỹ thuật cùng cán bộ công nhân viên có đủ khả năng sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Mặc dù trong những năm gần đây có nhiều biến chuyển khó khăn trong bước chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang chế độ hạch toán kinh doanh, nhưng Công ty đã cố gắng khắc phục khó khăn và điều kiện sản xuất kinh doanh, sự ảnh hưởng của thị trường nhất là quan hệ cung cầu cần tìm ra giải pháp đúng đắn cho sản xuất kinh doanh và phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh và khâu tiêu thụ sản phẩm. Duy trì nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và quá trình tiêu thụ sản phẩm mà kế hoạch đã đề ra.

+ Khó khăn:

Những khó khăn mà Công ty đang gặp phải là Công ty đang phải đối đầu với nhiều đối thủ cùng sản xuất kinh doanh ngành hàng của mình. Như các Công ty nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân về giá cả và chất lượng mẫu mã kiểu dáng sản phẩm. Với những mặt hàng của các đối thủ sản xuất kinh doanh, chúng rất đa dạng phong phú về chất lượng kiểu dáng mẫu mã, giá cả có thể thấp hơn so với mức giá mà Công ty đang áp dụng vì thế đã thu hút được khách hàng và đối tác làm ăn. Chính vì các yếu tố này mà làm cho Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Trước tình hình này Công ty cần xem xét cân nhắc kỹ lưỡng và có định hướng giải pháp đúng đắn về vấn đề sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm và áp dụng giá cả hợp lý, để lấy lại thị trường thu hút được khách hàng và đối tác

làm ăn và cạnh tranh được các đối thủ trên thị trường.Chắc rằng với khó khăn và thách thức như vậy, nhưng với bề dày truyền thống cùng sự nỗ lực lớn lao của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên chức Công ty sẽ dành được vị trí xứng đáng trong cơ chế thị trường đảm bảo cuộc sống cho người lao động và sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần nộp ngân sách nhà nước. Qua nghiên cứu thực tế và phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua, có một số đề xuất như sau:

2. Đề xuất đối với Công ty.

Trong khi củng cố và giữ vững lượng khách hàng hiện thực của Công ty bằng các chính sách như không ngừng cải tạo hệ thống, cung cách dịch vụ cho lượng khách hàng đó, hay mở thêm các hoạt động xúc tiến bán hàng cho lượng khách hàng trung thành với Công ty bằng việc giảm giá, chiết khấu bán hàng... Công ty cần phải tìm kiếm thêm cho mình những khách hàng mới. Lượng khách hàng tiềm năng của Công ty không chỉ trong những khu vực Công ty khai phá mà còn mở rộng hơn sang lĩnh vực khác. Các hoạt động như khuyến mại, quảng cáo... đều có thể đem lại cho Công ty lượng khách hàng mới biết đến mình và sử dụng sản phẩm của mình.

Trong đó,Công ty phải nắm vững phương châm “khách hàng là thượng đế” để nâng cao uy tín của mình về sức hấp dẫn đối với khách hàng, từ đó giúp Công ty nâng cao khả năng kinh doanh, khả năng cạnh tranh trên thương trường. Ngày nay,dịch vụ là một trong những chính sách quan trọng để giữ vững lượng khách hàng và tăng uy tín của Công ty. Dịch vụ ngày nay không đơn thuần để làm vừa lòng khách hàng bởi dịch vụ trước, trong bán hàng mà cón cả các dịch vụ sau bán. Trong những dịch vụ trước và trong bán tồn tại từ lâu và không thể thiếu trong kinh doanh, dịch vụ sau bán mặc dù ra đời chưa lâu nhưng nó là cách thức, yếu tố quan trọng tạo ra quan hệ tốt với khách hàng, giải quyết tốt các mâu thuẫn với khách hàng, đó là phương thức giúp Công ty luôn có chỗ đứng vững trên thương trường củng cố và tăng cường lượng khách hàng hiện có, giúp Công ty tăng lượng hàng hoá tiêu thụ hay tăng đầu ra cho Công ty, do đó làm tăng doanh thu cho Công ty. Đối với khách hàng, như đã trình bày trong phần lý luận chung của chuyên đề gồm hai loại. Khách hàng là các trung gian thương mại và khách hàng là người

tiêu thụ cuối cùng. Với loại khách hàng là các trung gian thương mại, họ thực hiện phương thức bán buôn là chính, hay lượng hàng mua nhiều lại hiểu biết nhiều về thị trường nên cần chính sách đối xử tốt hơn, chủ yếu là chính sách xoay quanh giá bán như giảm giá, chiết khấu bán hàng. Ngoài ra đảm bảo cho họ chất lượng hàng hoá cần thiết, các hoạt động nhận trả hay đổi hàng hoá do lỗi sản phẩm nhanh chóng và kịp thời luôn kích thích các trung gian thương mại hợp tác lâu dài với Công ty. Nếu làm mất một hay nhiều khách hàng thuộc loại này, doanh thu của Công ty sẽ giảm xuống đáng kể.

Loại khách hàng thứ hai là người tiêu dùng cuối cùng, loại khách hàng này hiện nay ở Việt Nam tăng ngày càng nhiều, đặc biệt với những doanh nghiệp có uy tín trên thương trường do thông tin ngày một phát triển, họ dễ dàng tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp kinh doanh tốt đó, không cần qua các trung gian khác nữa.

Chúng ta thấy doanh thu bán lẻ của Công ty thương mại lâm sản tăng lên khá đều đặn, năm 2000 tăng 10% so với năm 1999, doanh thu bán lẻ năm 2001 tăng lên 15,9% so với năm 2000.

Với thực tế như vậy, loại khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng này là mục tiêu lâu dài cùng với sự phát triển, tiến độ của xã hội. Để tăng lượng khách hàng này cho Công ty thì việc nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của họ rất quan trọng. Không như các doanh nghiệp sản xuất thường kinh doanh một số sản phẩm, việc nghiên cứu nhu cầu thường là đã nghiên cứu rồi, các doanh nghiệp thương mại phải liên tục nghiên cứu, thay đổi về chất lượng, giá cả, mẫu mã hàng hoá theo thị hiếu người tiêu dùng để tìm nguồn hàng mới đáp ứng nhu cầu đó. Nhu cầu tiêu dùng được hiểu là việc thực hiện hoá các nhu cầu và mong muốn và việc sử dụng sản phẩm hàng hoá dịch vụ bị chế định bởi sức mua và cung ứng. Nhu cầu tiêu dùng thường xuyên biến đổi theo sự thay đổi của môi trường xung quanh, cho nên nghiên cứu môi trường và thị trường là công việc cần thiết cho bất cứ doanh nghiệp nào. Những biến đổi về môi trường tác động lên khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng thường là các yếu tố về thu nhập, và các hoạt động về truyền thống về văn hoá khác. Để làm tốt và hiệu quả này doanh nghiệp nên thành lập, bổ sung đầu tư cho một bộ phận riêng đảm nhận công việc một cách chuyên môn hoá về nghiên

cứu thị trường. Bộ phận này không chỉ tìm ra những biến đổi của thị trường, nhu cầu thị trường mà còn tìm kiếm nguồn cung ứng hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Như vậy bộ phận chuyên này sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Tóm lại, với Công ty Thương Mại Lâm Sản Hà Nội thành lập mới một phòng Marketing là điều kiện cần thiết để Công ty phát triển nhanh chóng hơn, đặc biệt là chuyên môn hoá công việc nghiên cứu và tìm kiếm khách hàng.

Kết luận chung.

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là một niệm vụ không thể thiếu được trong một doanh nghiệp. Qua phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta thấy nổi bật mặc dù Công ty gặp nhiều khó khăn như: Vốn và đặc biệt khó khăn lớn nhất là sự cạnh tranh gay gắt của thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Song dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ- lãnh đạo của Công ty cùng sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty. Công ty đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế, đời sống xã hội mà kế hoạch đề ra cũng qua phân tích đã thấy được một số vấn đề bất cập trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà trong một vài năm tới Công ty cần

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Vấn đề năng xuất lao động, thu nhập của người lao động và định mức lao động trong Công ty Thương Mại Lâm Sản Hà nội có tên giao dịch quốc tế: VINAFOR Hà nội pot (Trang 81 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)