4 Cả nhà lãnh án vì chống người thi hành công vụ
2.3 Một số giải pháp đấu tranh chống người thi hành công vụ
Việc ngăn chặn, xử lý các vụ chống người thi hành công vụ còn gặp không ít khó khăn:
Các tội phạm có dấu hiệu "chống người thi hành công vụ" là dạng tội phạm nguy hiểm xâm hại đến nhiều khách thể khác nhau, nên được quy định là tội phạm ở các chương, các điều luật khác nhau. Tội phạm này ngoài việc xâm hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ còn xâm hại đến an ninh chính trị, sự ổn định của quốc gia, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính hoặc xâm hại quyền sở hữu của cá nhân người thi hành công vụ. Trong quy định của những điều luật nêu trên thì yếu tố người chống người thi hành công vụ mới chỉ phản ánh được thực tế khách quan là hành vi phạm tội xảy ra đối với người thi hành công vụ hoặc trả thù vì lý do công vụ mà chưa phản ánh được động cơ của người phạm tội. Vì vây cần làm rõ và đầy đủ các động cơ của người phạm tội để làm phương hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử.
Nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vụ chống người thi hành công vụ, Công an cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là quyền và nghĩa vụ của công dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân; chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể có liên quan giải quyết tốt các vấn đề bức xúc trong nhân dân, nhằm tạo lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với lực lượng Công an.Đẩy mạnh công tác quản lý các đối tượng lưu manh, côn đồ hung hãn, có biểu hiện coi thường pháp luật, các đối tượng chuyên lôi kéo, kích động các phần tử xấu gây rối trật tự xã hội. Tập trung làm rõ các vụ chống người
thi hành công vụ, truy bắt bằng được đối tượng. Phối hợp với Tòa án nhân dân , Viện kiểm sát nhân dân xử lý nghiêm minh các vụ chống người thi hành công vụ; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền rộng rãi nhằm giáo dục chung và răn đe tội phạm; định hướng kịp thời việc đưa tin đối với những vụ việc có tính chất nhạy cảm để tránh trình trạng người dân hiểu không đúng, hiểu sai nội dung sự việc và hoạt động của lực lượng Công an.
Thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ, pháp luật, quân sự, vũ thuật cho cán bộ, chiến sỹ. Rà soát và bổ sung cho lực lượng thi hành công vụ các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện đáp ứng yêu cầu chiến đấu, đảm bảo hiệu quả, hạn chế mọi thiệt hại cho lực lượng thi hành công vụ.
Tiếp tục tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc, phong cách ứng xử cho cán bộ chiến sỹ. Kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc; chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm, tiêu cực của cán bộ chiến sỹ5.
Kết Luận
Tội chống người thi hành công vụ ở nước ta trong những năm gần đây đã gây ra nhiều hậu quả xấu đối với các nạn nhân của tội phạm này và toàn xã hội. Tội chống người thi hành công vụ là loại tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước thông qua việc tác động trực tiếp đến người thi hành công vụ đang thực hiện công vụ được giao
Để đấu tranh phòng, chống các tội phạm có dấu hiệu "chống người thi hành công vụ" đòi hỏi phải có sự phối hợp thống nhất giữa toàn bộ các cấp các ngành, các lĩnh vực, có các biện pháp khả thi nhằm hạn chế và tiến tới loại bỏ hành vi mang tính nguy hiểm cho xã hội. Trước hết và quan trọng là việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về dấu hiệu "chống người thi hành công vụ". Khi có sự nỗ lực và thực hiện một cách thống nhất giữa các chủ thể áp dụng pháp luật, chắc chắn tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ trong những năm tới sẽ được hạn chế, ngăn ngừa những hậu quả bất lợi nảy sinh đối với người thi hành công vụ, động viên họ tiếp tục thực thi tốt nhiệm vụ của mình, vì nhiệm vụ chung của nhà nước, của toàn xã hội.
Vì vậy, thực tế đòi hỏi cơ quan, đơn vị quản lý người thi hành công vụ thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho họ, thường xuyên nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống. Đồng thời, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho người thi hành công vụ học tập nâng cao trình độ, xây dựng cho người thi hành công vụ có ý thức tổ chức kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, vững vàng trước những tiêu cực của đời sống xã hội; có tư thế, tác phong, thái độ đúng mực, có quan điểm quần chúng tốt, luôn tận tụy với nhiệm vụ được giao. Người thi hành công vụ phải nắm chắc quy trình công tác, biết cách sử
dụng linh hoạt các công cụ, phương tiện và các nguyên tắc, phương pháp, chiến thuật trong khi thi hành công vụ; rèn luyện kỹ năng thực hành, thao tác, xử trí linh hoạt các phương án đấu tranh với tình trạng chống người thi hành công vụ, rèn luyện bản lĩnh khi thi hành nhiệm vụ và giải quyết các vụ chống người thi hành công vụ, không bị lúng túng, sơ hở, vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ