Xử lý nghiêm các đối tượng chống người thi hành công vụ

Một phần của tài liệu Đề tài: Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam (Trang 29 - 30)

Tài, Mai Văn Đạt, Mai Thị Kim Hương, Mai Văn Phong, Nguyễn Trung Linh, Phùng Văn Tuân, Phùng Thị Ly, Nguyễn Trung Can4.

Đánh giá nguyên nhân phát sinh đối với tội chống người thi hành công vụ, trước hết là do các đối tượng quá khích, kém hiểu biết pháp luật hoặc có hiểu biết nhưng coi thường. Bên cạnh đó cũng có nguyên nhân từ người thi hành công vụ như tác phong, lời nói chưa chuẩn mực, việc giải thích pháp luật chưa chặt chẽ, thiếu logic dẫn đến sự hiểu lầm quá khích của đối tượng. Ngoài ra, ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường làm cho một bộ phận thế hệ trẻ suy thoái, có lối sống tự do, buông thả, thậm chí coi thường kỷ cương, bị đối tượng xấu lôi kéo, kích động, xúi giục, không hiểu biết trách nhiệm của người thi hành công vụ, trách nhiệm của bản thân mình trước người thi hành công vụ, trước nhà nước. Đặc biệt, với tình hình hiện nay tệ nạn về ma tuý gia tăng diễn biến phức tạp, các đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ tình trạng sử dụng ma tuý tổng hợp cho nên thực hiện hành vi rất nguy hiểm cho tính mạng của người khác cũng như tính mạng của người thi hành công vụ.

2.2 Những bất cập áp dụng tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam hình sự Việt Nam

Khi nghiên cứu những quy định của BLHS về tội chống người thi hành công vụ và các tội khác có dấu hiệu chống người thi hành công vụ, cho thấy cần tiếp tục làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, phân biệt rõ hơn trong luật tội chống người thi hành công vụ với

các tội khác có dấu hiệu chống người thi hành công vụ;

Thứ hai, hoàn thiện các quy định trong các điều 93, 103, 117, 118, 121,

122, 123 và143 BLHS theo hướng quy định của các điều luật này phải thể hiện rõ và đầy đủ các động cơ của người phạm tội.

Một phần của tài liệu Đề tài: Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w