Ngoài việc hoàn thiện các quy định pháp luật về TTHS nhƣ nêu ở trên, nhằm nâng cao hiệu quả của việc đảm đảm quyền con ngƣời thông qua chế định NBC trong tố tụng hình sự, việc hoàn thiện các văn bản pháp luật khác liên quan cũng rất cần thiết.
Trƣớc hết là việc hoàn thiện quy định pháp luật về Điều tra hình sự, về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân.
98
Hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ điều tra, trách nhiệm của Điều tra viên khi tiến hành các thủ tục TTHS. Hoàn thiện các quy định về kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra.
Hoàn thiện quy định pháp luật về Kiểm sát trong TTHS. Cần quan tâm đặc biệt đến việc sửa đổi chức năng của Viện Kiểm sát trong đó cần bỏ chức năng Kiểm sát các hoạt động Tƣ pháp, chuyển Viện Kiểm sát thành Viện Công tố, Viện Công tố chỉ thực hiện chức năng Công tố mà thôi. Quy định Viện kiểm sát vừa thực hiện chức năng Công tố (chức năng buộc tội), lại vừa thực hiện chức năng kiểm sát Tƣ pháp tức là kiểm sát hoạt động của quan tòa, thì có khác nào công quyền vừa đá bóng vừa thổi còi. Từ đó mà nhân quyền của nghi can bị đe dọa bởi hai chức năng đáng ra không đƣợc phép nằm trong một cơ quan này.
Hoàn thiện các quy định trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền con ngƣời trong hoạt động TTHS. Bởi vì, trong BLHS mới chỉ có tội thiếu trách nhiệm để ngƣời bị giam, giữ, trốn (Điều 301), còn thiếu trách nhiệm truy tố oan, sai, xét xử oan sai…. thì chƣa đƣợc quy định.
Hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp oan, sai trong TTHS. Mặc dù đã có Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH rồi sau đó là Luật trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc nhƣng mới chỉ quy định trách nhiệm của Nhà nƣớc trong việc bồi thƣờng đối với trƣờng hợp oan. Vì vậy, cần bổ sung trách nhiệm bồi thƣờng trong cả trƣờng hợp điều tra, truy tố, xét xử sai gây thiệt hại cho công dân. Bởi vì, trong thực tế có trƣờng hợp điều tra, truy tố, xét xử sai có thể gây ra thiệt hại lớn, gây hậu quả nghiêm trọng hơn trong trƣờng hợp bị oan.
Hoàn thiện các quy định về kỷ luật đối với hành vi xâm phạm quyền con ngƣời trong TTHS. Những hành vi của ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố
99
tụng xâm phạm quyền con ngƣời chƣa đến mức độ truy cứu TNHS thì tùy tính chất, mức độ phảu đƣợc xử lý kỷ luật một cách hợp lý; phải đƣợc đánh giá để bãi miễn hoặc không tái bổ nhiệm các chức danh chuyên môn nhƣ Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng Cơ quan điều tra, Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng Viện Kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Điều tra vên, Thẩm phán, Hội thẩm. Đặc biệt là những ngƣời không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tƣ pháp, đã có những vi phạm nghiêm trọng quyền con ngƣời thì không nên giao tiếp tục thực hiện các trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động TTHS.