0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật tố tụng hình sự về

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI THÔNG QUA CHẾ ĐỊNH NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trang 100 -102 )

nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo quyền của ngƣời bào chữa

- Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo quyền của người bào chữa.

Bộ luật TTHS 2003 đã mở rộng quyền của NBC nhƣng những quy định đảm bảo cho các quyền ấy đƣợc thực hiện trên thực tế vẫn chỉ là lý thuyết. Điều 62 quy định về trách nhiệm của các CQTHTT giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngƣời tham gia tố tụng và cả Chƣơng XXXV quy định về khiếu nại, tố cáo trong TTHS chủ yếu vẫn chỉ là những quy định về thủ tục, chƣa có những chế tài cụ thể xử lý những ngƣời THTT cố ý không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị hợp pháp đó của NBC.

Nên bổ sung quy định về chế tài cụ thể đối với “các hành vi cản trở, không tạo điều kiện cho NBC tham gia tố tụng, thực hiện quyền bào chữa”. Những quy định chế tài này không chỉ là những “quy định ngành” chỉ những ngƣời THTT biết mà cần phải đƣợc quy định cụ thể trong BLTTHS để những ngƣời tham gia tố tụng cũng biết và thực hiện vai trò giám sát của mình một cách hiệu quả hơn.

Bổ sung thêm quy định CQTHTT có trách nhiệm thông báo trƣớc cho NBC về thời gian địa điểm tiến hành các hoạt động điều tra trong một thời hạn cụ thể. Nhƣ tại điểm b khoản 2 Điều 58 BLTTHS. Nghĩa vụ của các CQTHTT trong việc tiếp nhận chứng cứ do NBC cung cấp và trách nhiệm của CQTHTT phải hỗ trợ NBC trong việc liên hệ với các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tạo điều kiện thuận lợi để thu thập chứng cứ. Qui định thời hạn CQTHTT phải giải quyết yêu cầu do NBC đƣa ra, tránh tình trạng các

96

CQTHTT không giải quyết hoặc trì hoãn việc giải quyết làm giảm hiệu quả của việc bào chữa.

- Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định về chức năng xét xử của Tòa án

Điều 10 của BLTTHS năm 2003 quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các CQTHTT, trong đó có Tòa án, trách nhiệm chứng minh bị cáo có tội hay không có tội tại phiên tòa đó là của HĐXX. Do vậy, hiện nay tại phiên tòa, HĐXX cũng tiến hành một số hoạt động tố tụng để chứng minh tội phạm. Ví dụ: HĐXX sẽ nhắc hoặc công bố lời khai của bị cáo tại CQĐT nếu lời khai của họ tại phiên tòa có mâu thuẫn với lời khai tại CQĐT, bị cáo không khai, vắng mặt hoặc đã chết (Điều 208). Nhƣ vậy, phải chăng Tòa án cũng là một cơ quan có chức năng buộc tội? Do việc quy định không rõ ràng về trách nhiệm chứng minh tội phạm của các chủ thể tại phiên tòa nên có quan điểm cho rằng tố tụng hình sự Việt Nam thuộc hệ tố tụng xét hỏi, các giai đoạn từ khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đều là các tầng nấc liên tiếp khác nhau của quá trình buộc tội.

Quy định này cho thấy Tòa án sẽ đồng thời thực hiện hai chức năng, vừa chứng minh tội phạm, vừa xét xử. Để Tòa án đúng là “cơ quan xét xử, cầm cân nảy mực” và đảm bảo cho việc tranh tụng tại phiên tòa diễn ra dân chủ, bình đẳng, khách quan thì cần phải xác định rõ vai trò của HĐXX tại phiên tòa là ngƣời trọng tài giữa bên buộc tội và bên bào chữa để phán quyết về vụ án. Cần phải thống nhất quan điểm Tòa án cũng tham gia hoạt động chứng minh bảo vệ công bằng pháp luật nhƣng thông qua chức năng xét xử. Quy định nhƣ trên vô hình chung đã ràng buộc Tòa án phải làm thay chức năng truy tố buộc tội của Viện Kiểm sát. Nếu chức năng tố tụng không đƣợc phân định rõ ràng, nguyên tắc tranh tụng sẽ khó đƣợc đảm bảo trên thực tế. Để phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tƣ pháp là nâng cao tính

97

tranh tụng của phiên tòa xét xử vụ án hình sự, nên sửa đổi Điều 10 BLTTHS theo hƣớng: “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về CQĐT và Viện Kiểm sát; Tòa án thực hiện chức năng xét xử; bị can, bị cáo có quyền nhƣng không có nghĩa vụ chứng minh là mình vô tội”.

Sửa đổi Điều 13 và Điều 104 của BLTTHS năm 2003 theo hƣớng bỏ quy định quyền khởi tố vụ án của Tòa án.

Chức năng của Tòa án trong TTHS là xét xử, có ý nghĩa là vai trò Tòa án là ngƣời trọng tài đứng giữa bên buộc tội và bên bào chữa để giải quyết vụ án. Bởi vậy, Tòa án chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý thuộc về chức năng xét xử. Khởi tố vụ án hình sự tuy chƣa phải là buộc tội đối với một ngƣời cụ thể nhƣng đó là nhiệm vụ thuộc về chức năng buộc tội. Điều 13, Điều 104 của BLTTHS quy định Tòa án có quyền khởi tố vụ án hình sự là chƣa phù hợp. Nếu nhằm mục đích không làm oan ngƣời vô tội, không bỏ lọt tội phạm thì chỉ nên quy định Tòa án đƣợc quyền yêu cầu VKS khởi tố vụ án nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện đƣợc tội phạm hoặc ngƣời phạm tội mới là đủ.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI THÔNG QUA CHẾ ĐỊNH NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trang 100 -102 )

×