Đánh giá về phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới

Một phần của tài liệu Phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới ( luận văn ths quan hệ quốc tế ) (Trang 74 - 76)

Phong trào chống toàn cầu hóa từ cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI đã trở thành một lực lượng chính trị - xã hội quy mô toàn cầu. Cống hiến to lớn của nó đối với lợi ích nhân loại là đã cho thấy những nguy cơ tiềm ẩn đằng sau sự "phồn vinh" của thế giới trong xu thế toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa và thực tế là toàn cầu hóa cũng có nghĩa là nhiều người sống trong nền văn hóa rất khác nhau trên toàn thế giới nhưng lại có cùng một kẻ thù chung. Các phong trào chống đối toàn cầu hóa đã mang lại một hi vọng về “một thế giới khác” dân chủ hơn bình đẳng hơn.

Trong các phong trào chống đối, các nhóm hay mạng lưới liên kết thường sử dụng internet để kết nối và đó là một công cụ chính, đóng vai trò quan trọng cho các phong trào. Nhờ có mạng lưới thông tin rộng rãi mà các phong trào có thể tìm thấy nhau, liên kết với nhau theo chiều ngang.

Các phong trào thường được di chuyển tự do, và dân chủ trong các quyết định. Các chương trình chống đối thường có nét tương đồng nhau với các cuộc biểu tình, diễu hành, âm nhạc đường phố.

71

Tuy nhiên do sự khác biệt quá lớn về lợi ích và thành phần tham gia quá đa dạng, phức tạp, nên phong trào này không phải là một phong trào có tổ chức thống nhất và sự lãnh đạo nhất quán trên toàn thế giới, thậm chí không có một người lãnh đạo cố định.“Không vững về luận thuyết và không được phối hợp chặt chẽ”77.

Phong trào này đại diện cho lợi ích không phải của đại đa số mọi thành viên trên mà chủ yếu là của những nhóm ít nhiều chịu tác động bất lợi của quá trình toàn cầu hóa. Và đồng thời, ở một mặt nào đó họ chỉ chống lại những mặt tối của toàn cầu hóa mà thôi. Với các nước kém phát triển họ vẫn chưa thể nhận biết hết về toàn cầu hóa và đôi khi họ còn muốn mở cửa hội nhập nhiều hơn để có thể tiếp xúc với những điều mới mẻ về thông tin, để giao thương, buôn bán. Bởi toàn cầu hóa mang lại những cơ hội không hề nhỏ cho con người.

Các NGOs là lực lượng tổ chức chính của phong trào có vai trò tuy ngày càng tăng song không thể vượt lên trên các chính phủ và các công ty xuyên quốc gia nên khó có thể duy trì phong trào mạnh và lâu dài. Hơn thế, một số nhóm cực đoan luôn gây rối bằng bạo lực không được ủng hộ của xã hội cũng phần nào làm giảm ý nghĩa tích cực của phong trào.

Hiện nay, các phong trào chống đối toàn cầu hóa, không còn mạnh mẽ, nó chỉ diễn ra lẽ tẻ và yếu ớt, và đã có những câu hỏi đặt ra, liệu rằng có phải những phong trào toàn cầu hóa đã “biến mất”78 rồi hay không?

77 Thomas L. Friedman, Chiếc xe Lexus và cây Oliu, NXB Trẻ, TP.HCM, 2001,tr 412

78

Jeremy Gilbert, Anticapitalism and Culture Radical Theory and Popular Politics, Oxford, 2008, tr 84

72

Một phần của tài liệu Phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới ( luận văn ths quan hệ quốc tế ) (Trang 74 - 76)