Nguyên nhân về kinh tế
Nhiều nhà hoạt động chống đối toàn cầu tuyên bố rõ ràng rằng họ phản đối chủ nghĩa tự do mới, một biến thể của chủ nghĩa tư bản theo định hướng thị trường tôn sùng sự tự do thương mại, tự do cá nhân hóa, phát triển mạnh ở
29
các nước đang phát triển qua các giai đoạn 1970, 1980 và 1990 trở đi dựa vào các “công cụ thúc đẩy”24 như Ngân hàng Thế giới, IMF, và các tổ chức
khác… “để hỗ trợ lợi ích doanh nghiệp và tài chính của mình, có thể thực hiện đặc quyền mà các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ không có khả năng tự do di chuyển xuyên biên giới, chiết xuất nguồn tài nguyên mong muốn, và sử dụng các một loạt các nguồn nhân lực”25 và làm suy yếu sức mạnh, bản sắc, của các bản địa.
Họ lập luận, IMF chỉ cứu các quốc gia vừa xảy ra khủng hoảng còn việc của WB là cho vay, trong khi đó WTO không quan tâm gì tới việc di chuyển các nguồn lực. Tuy nhiên, IMF cũng đã không thể cứu được Malaysia trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997, cũng như WTO không có trách nhiệm đối với việc đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội khác nhưng những tổ chức này đưa ra những chính sách gây nhiều tranh cãi và “phản kháng ở khắp nơi trên thế giới về các chính sách đề cao tư nhân hóa, mở cửa thị trường đầu tư nước ngoài và cạnh tranh, tạo ra các chương trình thắt lưng buộc bụng về tài chính để cắt giảm chi tiêu chính phủ như giảm tiền lương, tiền hưu trí và tăng thuế mà họ cho là không hiệu quả, đẩy họ vào cảnh sống khó khăn gây nên những làn sóng phản đối vô cùng kịch liệt.”26.
Ví dụ điển hình là các cuộc biểu tình ở Hy Lạp, Tây Ban Nha và một số nước châu Âu, sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế 2008. Đề cao “tự do thương mại” thoát khỏi sự kiềm chế, kiểm soát của các quốc gia, với những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao khiến giao dịch giữa hai điểm xa nhau trên thế giới với tốc độ gần như tức thì, đã trở thành một lực lượng toàn cầu hoạt động vì lợi nhuận mang tính tương đối ngắn hạn, chứ không quan tâm tới các mục tiêu phát triển dài hơi hơn của các chính phủ. “Có lợi và an toàn thì vốn đổ
24 http://upress.kent.edu/nieman/antiglobalization.htm
25 Stiglitz, Joseph E, "Globalism's Discontents", The American Prospect, January 2002, tr 22
30
đều, không có lợi hoặc không cảm thấy an toàn thì rút ra nhanh chóng, không đếm xỉa đến các ảnh hưởng của chính trị, xã hội, an ninh, văn hoá của các nước nhận và mất đầu tư. Các nước thường cạnh tranh nhau hạ thấp các điều kiện lao động, môi trường, kiểm soát tư bản vv... để đưa ra các điều kiện hấp dẫn hơn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài”27. Do đó đã dẫn tới hàng loạt những hệ quả khác nhau như việc bóc lột nguồn lực khác nhau ở các nước phía Nam, đe dọa công ăn việc làm và gây bất bình đẳng xã hội và môi trường phía Bắc địa cầu.
Và đây là một đối tượng chính trong các phong trào chống đối dường như mỗi khi có các cuộc họp của các tổ chức này diễn ra thì sẽ có các cuộc biểu tình chống đối kịch liệt như Seattle (1999), Genoa (2001), Cancun (2003)... nhằm vào các đối tượng như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các hiệp ước thương mại tự do như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực Mậu dịch tự do của Mỹ (FTAA), Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định đa phương về đầu tư (MAI) và Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ
(GATS), buộc các tổ chức này phải có những động thái nhất định để tránh sự chống đối của các phong trào này.
Ngoài ra, mở cửa quan hệ kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia (MNCs) mà theo như Thomas Friedman gọi đó là “những bầy thú điện tử” tha hồ “tụ tập và chạy nhảy”28 để có cơ hội chiếm lĩnh nền kinh tế (thị phần) ở nước mà họ đầu tư. Sau Chiến tranh Lạnh, MNCs đã có sự phát triển chóng mặt với số lượng các
27 http://www.dav.edu.vn/en/reseach/introduction.html?id=411:so-24-chu-nghia-tu-do-moi-va-quan- he-kinh-te-quoc-te-hien-nay
31
MNCs “từ khoảng 37.000 đầu thập kỷ 1990 lên gần 70.000 năm 2004. Đồng thời, mức độ quốc tế hoá của chúng cũng phát triển chưa từng thấy với số lượng chi nhánh nước ngoài tăng gần bốn lần, từ 170.000 đầu thập kỷ 1990 lên gần 690.000 năm 2004”29.
Một điểm đáng chú ý, MNCs không còn là độc quyền của các nước phát triển hàng đầu mà đã xuất hiện cả trong các nền kinh tế đang phát triển hoặc mới nổi. Ví dụ các tập đoàn như Nike, Dell, IMB…đều có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Các MNCs cũng là người nắm giữ hầu hết vốn đầu tư nước ngoài và thực hiện hơn 80% thương mại thế giới, chi phối hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng của thế giới. Đặc biệt là việc nắm giữ phần lớn công nghệ tiên tiến và quá trình chuyển giao công nghệ nên họ có thể đi khắp thế giới để phát triển và khai thác các nguồn lực từ bên ngoài với giá cả rẻ mạt và nguồn lực dồi dào.
Thế và lực của MNCs tiếp tục phát triển trong những năm gần đây với xu hướng sát nhập và thu nhận để hình thành các tập đoàn lớn, nhất là trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng như truyền thông, ngân hàng, tài chính, giao thông vận tải... những điều này làm tăng vai trò của MNCs đối với quốc gia và quan hệ quốc tế, động lực chính thúc đẩy toàn cầu hóa nhưng cũng gây ra sự bành trướng quyền lực và bóc lột, khai thác triệt để các nguồn lực bên ngoài.
Một phép so sánh để thấy được mức độ bóc lột của các tập đoàn xuyên quốc gia. Ví dụ về giá trung bình của một cốc cà phê Starbucks nổi tiếng khắp thế giới là 4 đô-la trong khi thu nhập trả cho người trồng cà phê ở Ethiopia chỉ là 0,50 đô-la, nhưng tập đoàn của thương hiệu Starbucks không hề có phương thức trợ giá gì cho những người nông dân trồng cà phê, nó đã gây nên sự phẫn nộ không chỉ ở các quốc gia bị bóc lột mà còn ở cả chính các nước của các
32
MNCs này và là đích ngắm trong những phong trào phản kháng của họ. Ngoài ra, sự góp mặt của các MNCs cũng làm phương hại bản sắc văn hóa dân tộc và chủ quyền quốc gia cũng như tác động nhất định tới môi trường của các nước bản địa. Do vậy cũng trở thành một trong những đối tượng chống đối của các phong trào trên toàn cầu.
Toàn cầu hóa kinh tế mở ra cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, song chính điều đó lại bao hàm khả năng phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài của các quốc gia. Mức độ phụ thuộc này thể hiện trên hai chỉ tiêu chính là tỷ trọng thương mại trong tổng GDP và tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài, nhất là vốn ngắn hạn trong tổng vốn đầu tư phát triển. Từ đó dẫn đến việc các quốc gia nhỏ, có tỉ lệ vốn ít sẽ càng ngày càng phụ thuộc vào các cường quốc làm mất đi tính tự chủ và phần quyết định của cơ quan quản lý nhà nước. Cuộc khủng hoảng tài chính vào cuối những năm 90 ở Đông Á, được cho là sự thất bại của quản lí thị trường toàn cầu hóa, khi đó các nhà tài chính như George Soros người đã từng tin tưởng toàn cầu hóa và là “con bò mộng trong bầy thú điện tử”30 và thủ tưởng Malaysia Mahathir đã phản ứng với cơ chế quán lý kém, thiếu hụt luật lệ của toàn cầu hóa để chỉ trong một thời gian ngắn một số tiền lớn đã tan như bong bóng xà phòng.
Tóm lại, về khía cạnh kinh tế, nguyên nhân cốt lõi khiến cho một số người chống lại tiến trình toàn cầu hóa chính là vấn đề cạnh tranh quốc tế, một sự cạnh tranh không cân sức giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nước phát triển với một tiềm lực mạnh mẽ có thể chịu đựng cái gọi là “chu kỳ kinh doanh”, trong khi hầu hết các nước đang phát triển do tư bản trong nước và kết cấu còn thấp kém, chưa thật thích hợp với cơ chế thị trường. Thêm vào đó, để mở cửa và hội nhập các nước còn phải chịu rất nhiều
33
những chính sách và sự ép buộc từ các tập đoàn xuyên quốc gia, các tổ chức quốc tế. Gây ra những hệ quả không hề nhỏ. Tạo nên những làn sóng chống đối ở khắp nơi trên thế giới.
Nguyên nhân về chính trị
Các nhà nước cũng là một trong những thành phần có tham gia vào các phong trào chống đối với toàn cầu hóa. Bởi toàn cầu hóa đưa vào một sự tự do hóa mạnh mẽ nhằm thúc đẩy thương mại hội nhập. Điều đó đã làm suy giảm mạnh mẽ sự bảo hộ của các quốc gia. Các nước đang phát triển hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và không bình đẳng trong các quan hệ kinh tế - thương mại.
Tham gia tự do hóa thương mại buộc tất cả các nước phải chấp nhận "luật chơi" tự do cạnh tranh, nghĩa là phải mở cửa thị trường, dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, loại bỏ các hạn chế đầu tư. Xu thế toàn cầu hóa có tác động rất lớn trong lĩnh vực chính trị. “Ở đây nổi lên trước hết là mối quan hệ giữa toàn cầu hóa với chủ quyền quốc gia quốc gia dân tộc. Cùng với đà phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa kinh tế, về khách quan đã đặt ra những thách thức đối với chủ quyền quốc gi”31. Điều này có nghĩa là xu thế toàn cầu hóa đang tạo ra nguy cơ đe dọa độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và vai trò của nhà nước. Các nước Đế quốc lớn đang ngày càng bành trướng với mục tiêu thiết lập một trật tự thế giới mới dưới sự chi phối của họ. Thực tế đó đã là nguyên nhân thúc đẩy cho các nước nghèo, yếu về kinh tế, non về chính trị tiến hành phong trào đấu tranh giành quyền lợi cho mình.
Quá trình toàn cầu hóa đặt ra những vấn đề phải xử lý, liên quan đến độc lập chủ quyền, đến hệ thống chính trị và các thiết chế xã hội. Tính độc lập
34
của mỗi quốc gia sẽ bị thách thức bởi sự gia tăng phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Chính những lo lắng đó gây ra “tâm lý lo sợ” và “tâm lý chống đối” với toàn cầu hóa.
Nguyên nhân về văn hóa
Xu thế toàn cầu hóa đặt nền văn hóa của các quốc gia trước ngưỡng cửa của sự xâm nhập ồ ạt, một cách vô ý thức những nền văn hóa khác, gây ra những tác động, đặc biệt là các nền văn hóa phương Tây mà chủ yếu là Mỹ. Đã có nhiều lầm tưởng rằng toàn cầu hóa nghĩa là Mỹ hóa và chỉ trích toàn cầu hóa chỉ là một quá trình giúp người Mỹ mở rộng sự thống trị kinh tế, quân sự và văn hóa của mình. Tuy nhiên, ngay từ những năm 1980, món sushi của Nhật Bản cũng như các bộ phim truyền hình dài tập của Mỹ La-tinh và những người Hồi giáo chính thống đã phổ biến toàn thế giới, trong khi các dòng người nhập cư gốc Tây Ban Nha và Mỹ La-tinh đã có những ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội Mỹ. Các nhà làm phim Ấn Độ và các nhà sản xuất truyền hình Mỹ La-tinh cũng đã thách thức vị trí đi đầu trong thị trường giải trí thế giới của Hollywood, và sự thành công của các nhà sản xuất Trung Quốc, tất cả đều bắt nguồn từ một thế giới được định hình bởi hai thập kỷ phát triển kinh tế nhanh chóng và toàn cầu hóa. Tuy nhiên, Mỹ đạt được những tiêu chuẩn mà quốc tế hướng tới, nên người ta lầm tưởng thế giới bị Mỹ hóa, cũng như nhắc tới Mỹ là nhắc tới toàn cầu hóa, nhưng thực chất không phải như vậy.
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng giao lưu quốc tế và tính đồng nhất trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Những giá trị xuất phát từ các nền kinh tế mạnh được thừa nhận và gần như trở thành những giá trị chung của các xã hội khác nhau. Nhiều giá trị riêng của dân tộc bị xói mòn và mất dần ảnh hưởng. Do vậy, cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, cũng đồng thời diễn ra quá trình các nước bị mai một một số những
35
phong tục tập quán, làm xói mòn dần bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này thể hiện qua những luận điểm sau:
Toàn cầu hóa là một xu hướng làm các mối quan hệ ít bị ràng buộc bởi địa lý lãnh thổ, tức một cá nhân có thể tự do làm việc ở bất cứ đâu trên thế giới. Điều này đòi hỏi xóa bỏ những khác biệt về dân tộc, một điều vốn rất khó thực hiện. Trong mỗi cá nhân đều tồn tại cái gọi là chủ nghĩa dân tộc, họ sẽ thích những người thuộc dân tộc, quốc gia mình hơn là người ngoại quốc.
Truyền thống đạo đức cũng bị mai một khi tiến hành mở cửa, nhiều luồng văn hóa mới sẽ du nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và nhiều người sợ rằng những giá trị văn hóa của quốc gia mình sẽ bị mai một. Sự hội nhập dẫn đến sự du nhập những giá trị văn hóa mới và tiếp thu những giá trị văn hóa ấy như thế nào là vấn đề rất cần được quan tâm. Đó cũng chính là nguồn cội cho những phong trào chống đối toàn cầu hóa, hội nhập nhưng không chấp nhận bị mất đi bản sắc dân tộc, mất đi những nét văn hóa riêng của dân tộc mình.
Nguyên nhân về xã hội
Những người chống đối toàn cầu hóa đang đối lập đặc biệt với nhau về các lạm dụng khác nhau mà họ nghĩ do toàn cầu hóa và các tổ chức quốc tế gây ra. Họ nói rằng khuyến khích chủ nghĩa tự do mới mà không quan tâm đến chuẩn mực đạo đức hoặc bảo vệ môi trường, phúc lợi xã hội mà chỉ quan tâm với lợi ích cá nhân nhỏ bé.
Nhiều người lập luận rằng, quá trình toàn cầu hóa sẽ làm cho mức lương của những người công nhân này cao hơn, bằng với nước sở tại, nhưng thực tế, không nhà tư bản nào muốn điều đó xảy ra. Cũng chính vì điều này mà sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước chẳng những không được rút ngắn mà ngày càng bị đào sâu hơn. Ví dụ tại Mỹ năm 2006, theo thống kê của Cơ quan dịch vụ thu nhập nội địa, chỉ riêng thu nhập của 1% người giàu nhất đã
36
chiếm tới 21,2% tổng thu nhập của toàn nước Mỹ, tăng cao so với mức 19% năm 2004. Ngược lại, thu nhập của 50% người nghèo nhất nước Mỹ lại chỉ chiếm 12,8% so với 13,4% năm 2004.
Dù có nhiều cơ hội hơn cho các nước thứ ba như Trung Quốc, Ấn Độ, hay các nước ở châu Phi mang lại nhiều việc làm cho công nhân tại các quốc gia này.
Tuy nhiên giá cả lao động tại các quốc gia này hết sức rẻ mạt, trong khi những sản phẩm do họ tạo ra lại được bán với giá cao hơn, và phần giá trị