Bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới

Một phần của tài liệu âng cao chất lượng bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới ở đảng bộ khối cơ quan huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 43)

B. NỘI DUNG

1.2.Bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới

1.2.1. Đội ngũ Đảng viên mới

Điều lệ Đảng do Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành đã chỉ rõ, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Từ khi thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam đến nay, sự nỗ lực của những đảng viên đã thu hút, lôi cuốn quần chúng vì các đảng viên luôn nêu cao tinh thần gương mẫu và sự xả thân và là tấm gương sáng về lối sống, tác phong giản dị, gần gũi và rất tốt với nhân dân, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân và gia đình họ. Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, đã có hàng vạn đảng viên xung phong sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc và cho đồng bào. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ tồn tại và cầm quyền lãnh đạo thông qua từng vai trò của mỗi đảng viên, nếu không có các thế hệ đảng viên tận tụy trung thành với Đảng, sẵn sàng hy sinh để thực hiện nhiệm vụ và không có những thế

hệ đảng viên giữ gìn được phẩm chất, đạo đức, lối sống tốt đẹp, luôn gương mẫu thì Đảng Cộng sản Việt Nam không thể lớn mạnh, không thể có đủ uy tín để lãnh đạo đất nước.

Cùng với sự phát triển của lịch sử đất nước, đối với công tác phát triển Đảng, việc lựa chọn, kết nạp những quần chúng ưu tú vào Đảng là nội dung quan trọng, hành động cụ thể, góp phần xây dựng, phát triển Đảng ngày càng lớn mạnh. Sự lựa chọn những quần chúng ưu tú và có lý tưởng cách mạng trong đó những người công nhân và người lao động là tiền đề tạo niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Tại lớp huấn luyện Đảng viên mới, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Vì sao chúng ta vào Đảng? Phải chăng để thăng quan, phát tài? Không phải! Trước đây khi Đảng còn hoạt động bí mật, các đồng chí chúng ta vào Đảng, chỉ một lòng một dạ làm cách mạng. Bọn đế quốc, phong kiến bắt bớ, cầm tù, xử tử rất nhiều cán bộ, đảng viên của Đảng, nhưng các đồng chí chúng ta vẫn hăng hái hoạt động. Có những đồng chí như Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Thụ và rất nhiều đồng chí khác đã anh dũng hy sinh cho Đảng, cho cách mạng. Chúng ta vào Đảng là để hết lòng hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm tròn nhiệm vụ của người đảng viên. Muốn xứng đáng với danh hiệu người đảng viên, các cô các chú phải không ngừng rèn luyện tư tưởng vô sản và giữ vũng lập trường vô sản, cố gắng học hỏi để nâng cao trình độ hiểu biết của mình” [33,91].

“Đảng Lao động Việt Nam sẽ gồm những công nhân, nông dân và lao động trí óc yêu nước nhất, hăng hái nhất, cách mệnh nhất. Nó sẽ gồm những người kiên quyết phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, phụng sự lao động, những người chí công vô tư, làm gương mẫu trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc” [28,188].

Bên cạnh đó, Người còn nói: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của

sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật. Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ” [33,439].

Người cũng dặn: “Khi phát triển Đảng, cần chọn lọc rất cẩn thận, phải xem trọng chất lượng quyết không làm một cách ồ ạt, không nên tham nhiều.

Khi kết nạp mỗi Đảng viên mới, cần phải dựa vào sáu tiêu chuẩn của người đảng viên.

Sáu tiêu chuẩn ấy là:

1- Suốt đời kiên quyết phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. 2- Rèn luyện tư tưởng vô sản, sửa chữa tư tưởng sai lầm. Kiên quyết đứng hẳn trên lập trường giai cấp công nhân, không đứng chân trong, chân ngoài.

3- Đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, trước hết. Biết đem lợi ích của cá nhân phục tùng lợi ích chung của cách mạng.

4- Tuyệt đối chấp hành nghị quyết và kỷ luật của Đảng. 5- Liên hệ chặt chẽ với quần chúng.

6- Luôn cố gắng học tập; thật thà tự phê bình và thành khẩn phê bình đồng chí mình. Đó là mấy tiêu chuẩn rất cần thiết để xứng đáng là người đảng viên” [31, 571].

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước. Tổ chức cơ sở Đảng được lập tại đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, đảng viên sinh hoạt trong các tổ chức cơ sở Đảng. Hiện nay, cả nước ta có hơn 58.000 tổ chức cơ sở Đảng với gần 4 triệu đảng viên.

Tại mục 2, Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI quy định: “Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực

hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, họat động trong một tổ chức cơ sở Đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng” [22, 5].

Mục 1 và 2, Điều 5, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI quy định: “Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.... Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức” [22, 7].

Như vậy, dưới góc độ của tổ chức đảng, chúng ta có thể hiểu những đảng viên vừa mới kết nạp, thậm chí vừa chuyển chính thức đều là những đảng viên mới - đảng viên trẻ, có tuổi đảng còn ít.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Những đảng viên cũ ngày nay trước kia là đảng viên mới. Những đảng viên mới ngày nay, sau này sẽ là đảng viên cũ. Đảng ta luôn luôn phát triển, phải có đảng viên cũ, cũng phải có đảng viên mới. Có như vậy Đảng mới ngày càng mạnh, mới làm tròn nhiệm vụ to lớn và vẻ vang của mình” [30, 318].

Trong những năm qua, đội ngũ đảng viên của nước ta đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Từ Đại hội Đảng lần thứ nhất (3/1935), cả nước có 600 đảng viên, đến nay, số lượng đảng viên là gần 4 triệu. Cơ cấu đội ngũ đảng viên từng bước được chuyển biến theo hướng tích cực, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng; tỷ lệ đảng viên ở lứa tuổi thanh niên, đảng viên nữ, đảng viên là người dân tộc thiểu số, đảng viên trong các tôn giáo đều tăng lên qua các năm; tuổi đời bình quân của đội ngũ đảng viên trong toàn Đảng có xu hướng giảm. Chất lượng đội ngũ đảng viên đã góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo trong gần ba mươi năm qua.

1.2.2. Vai trò của bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới

Chúng ta có thể hiểu bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới theo quan điểm của Hồ Chí Minh là quá trình giáo dục, bồi dưỡng những tri thức lý

luận chính trị, cốt lõi là lý luận Mác-Lênin, đường lối, chính sách của Đảng, nhằm nâng cao trình độ nhận thức, giác ngộ cách mạng, xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học, bồi dưỡng những phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực của người cán bộ cách mạng.

Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã có những bước trưởng thành vượt bậc về nhiều mặt. Những thành tựu nổi bật của gần ba mươi năm công cuộc đổi mới gắn liền với tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, là những hạt nhân gương mẫu trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đội ngũ cán bộ, đảng viên đã thể hiện rõ ý thức vươn lên trong học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ học vấn, năng lực tư duy lý luận, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh những đóng góp to lớn đó, trong đội ngũ đảng viên vẫn có một số mặt hạn chế. Tình trạng tham nhũng suy thoái về tư tưởng đạo đức, chính trị, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Tình trạng lãng phí quan liêu còn phổ biến. Kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội và năng lực hoạt động thực tiễn của một bộ phận cán bộ, đảng viên so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới còn nhiều hạn chế. Một bộ phận đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo còn thiếu tinh thần tận tụy, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh, dám chịu đựng gian khổ. Chính vì thế, trong thời gian tới, để có được đội ngũ cán bộ đảng viên có đáp ứng được nhiệm vụ mới trong thời đại mới, công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ đảng viên mới cóvai trò, ý nghĩa quan trọng mang tầm chiến lược.

Thứ nhất, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên, nhất là đảng viên

mới để nâng cao vốn lý luận của mỗi cán bộ, từ đó nâng cao trình độ lý luận của Đảng để bản thân mỗi cán bộ hoàn thành tốt hơn công việc của mình và như thế toàn Đảng sẽ hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của Đảng.

Hai là, theo Hồ Chí Minh, Đảng ta có nhiều ưu điểm nhưng còn có nhiều nhược điểm mà “một trong những nhược điểm lớn là trình độ lý luận còn thấp kém” và “vì trình độ lý luận thấp kém cho nên đứng trước nhiệm vụ cách mạng ngày càng mới và phức tạp, trong việc lãnh đạo, Đảng ta không khỏi lúng túng, không tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm” [30, 492]. Do vậy bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên, nhất là thế hệ đảng viên mới là nhu cầu thiết yếu của thực tế đòi hỏi.

Ba là, bên cạnh các thế lực thù địch ráo riết thực hiện “Diễn biến hòa

bình”, “bạo loạn lật đổ”, cũng như trước yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển Tổ quốc, đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa càng đi vào chiều sâu và triển khai trên diện rộng thì càng đòi hỏi phải phát huy vai trò của đội ngũ đảng viên - bộ phận tiên tiến của xã hội trong việc nắm bắt thời cơ, vượt qua thử thách để giải quyết thành công những nhiệm vụ mới mẻ do thực tiễn đặt ra. Điều đó đòi hỏi Đảng ta phải tự nâng cao mình lên nữa, mà muốn tự nâng cao mình thì phải tổ chức học tập lý luận trong toàn Đảng, trước hết là trong cán bộ cốt cán của Đảng và đội ngũ Đảng viên mới, là đội ngũ có trình độ nhận thức lý luận chính trị còn non kém.

Bốn là, mỗi đảng viên, nhất là Đảng viên mới phải tự cải tạo mình, đấu

tranh chống thói hư tật xấu, đấu tranh tự khắc phục chủ nghĩa cá nhân, rèn luyện chủ nghĩa tập thể, gắn bó chặt chẽ với quần chúng, phát huy đầy đủ tính sáng tạo của quần chúng thì phải học lý luận để nâng cao trình độ lý luận chung của Đảng, đó là một đòi hỏi bức thiết của Đảng ta.

Lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới giúp mỗi Đảng viên mới giữ vững quan điểm, lập trường chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng đồng thời hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, từ đó không ngừng phấn đấu và rèn luyện để chính thức là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam.

1.2.3. Mục đích bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới

Công tác bồi dưỡng lý luận chính trị là một bộ phận của công tác tư tưởng, có vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước. C.Mác đã chỉ rõ: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó xâm nhập vào quần chúng” [10,580].

Thực tiễn cách mạng thế giới và Việt Nam đã chứng minh, giai cấp công nhân và nhân dân lao động muốn thoát khỏi ách áp bức và bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân thì không thể tiến hành cách mạng một cách tự phát mà phải đặt dưới sự lãnh đạo của một Đảng tiên phong được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính đảng vô sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân, hoặc có nơi, như ở nước ta, còn có sự kết hợp với phong trào yêu nước. Sự truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân nước ta làm cho giai cấp công nhân hiểu rõ được vai trò và sứ mệnh lịch sử của mình và phong trào công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát lên tự giác. Các lực lượng cách mạng chỉ có thể hoạt động tự giác khi họ hiểu được quy luật phát triển của xã hội và có đường lối chiến lược và phương pháp cách mạng đúng đắn hướng dẫn. Chủ nghĩa Mác - Lênin chính là cơ sở để các Đảng Cộng sản đề ra đường lối, chính sách của mình.

Theo Hồ Chí Minh, công tác giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng; là hoạt động có chủ đích của Đảng Cộng sản nhằm xác lập thế giới quan khoa học trên cơ sở hệ tư tưởng, lập trường của giai cấp công nhân, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho Đảng vững mạnh. Nên Đảng phải thường xuyên đẩy mạnh công tác giáo dục lý luận chính trị để Đảng ta có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ cách mạng của mình. Đó vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là việc làm thường

xuyên của Đảng, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Từ đó, Người chỉ rõ mục đích ý nghĩa của việc học tập lý luận chính trị là:

“a. Học để sửa chữa tư tưởng: Hăng hái theo cách mạng, điều đó rất hay. Nhưng tư tưởng chưa thật đúng là tư tưởng cách mạng, vì thế cần phải học tập để sữa chữa cho đúng. Tư tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai lạc và mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng được.

b. Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng: có đạo đức thì mới hy sinh tận

Một phần của tài liệu âng cao chất lượng bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới ở đảng bộ khối cơ quan huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 43)