0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Hỗ trợ giảm giá giáo trình và sách tham khảo cho sinh viên

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ BẢO QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ – XÃ HỘI (Trang 75 -75 )

Giáo trình và sách tham khảo cho sinh viên là yếu tố quan trọng trong phát triển hoạt động giáo dục, đào tạo của nước nhà. Hiện nay, giá sách thật trên thị trường tương đối cao so với điều kiện kinh tế của sinh viên trong khi sách trong thư viện không đủ để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên, dẫn đến tình trạng sinh viên thường xuyền sử dụng sách photo, sách lậu, download sách điện tử không có bản quyền trên mạng. Từ hành vi sử dụng sách giả của độc giả, các nhà xuất bản hàng năm cũng gặp phải những thiệt hại lớn về kinh tế, làm mất tình cạnh tranh trên thị trường

72

văn hóa đọc, khi sản phẩm được mua bản quyền luôn có giá cao hơn so với các sản phẩm không đăng kí mua lại quyền tác giả bởi vậy được đông đảo người sử dụng.

Để giảm thiểu một cách tối đa hành vi trên, nhà nước ta cần dành một khoản ngân sách hỗ trợ giảm giá sách cho sinh viên, đồng thời tăng cường quy mô hoạt động của các thư viện lớn như thư viện Quốc gia, thư viện thành phố. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, loại hình sách điện tử được nhiều người sử dụng. Vì thế, nhà nước cần có sự quản lý chặt chẽ đối với loại hình này để ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền tác giả của các cá nhân tổ chức cung cấp cũng như sử dụng sách điện tử.

Bảo vệ quyền tác giả trong thời kì hội nhập là vấn đề thiết yếu không chỉ thúc đẩy tính sáng tạo, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả; tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh mà còn góp phần lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế tri thức, là điều kiện cần để Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới với nhiều cơ hội phát triển.

3.2. Giải pháp cụ thể trong các trƣờng đại học Kinh tế – Xã hội

3.2.1. Thành lập các đơn vị chuyên trách giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền tác giả (Sở hữu trí tuệ )trong nhà trường đến bảo vệ quyền tác giả (Sở hữu trí tuệ )trong nhà trường

Bảo vệ quyền tác giả là hoạt động luôn gắn liền với Nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Tại các nước phát triển, việc bảo hộ kịp thời quyền tác giả đối với các kết quả nghiên cứu gần như đã trở thành một tập quán trong hoạt động Nghiên cứu khoa học. Ở góc độ kinh doanh, các tổ chức có nhiều giao dịch thương mại liên quan đến quyền tác giả như trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp đều có bộ phận chức năng quản lý việc khai thác các quyền này.

Nhằm thống nhất đầu mối tổ chức, quản lý và triển khai hoạt động bảo vệ các sản phẩm trí tuệ cũng như chuyển giao công nghệ của Trường, việc thành lập văn phòng hoặc trung tâm chuyển gia công mà trước hết là bộ phận

73

chuyên trách sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng là rất cần thiết và cấp bách theo xu thế chung và kinh nghiệm thực tế tại các trường đại học nghiên cứu trên thế giới. Bộ phận chuyên trách sở hữu trí tuệ không những đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đăng ký, theo dõi và bảo hộ quyền tác giả của các Trường mà còn đóng vai trò là một cơ quan đầu mối thực hiện chuyển giao công nghệ, xúc tiến việc thương mại hoá các sản phẩm công nghệ của Trường, liên hệ tìm đầu ra, tìm nguồn tài trợ Nghiên cứu khoa học và phân chia lợi nhuận cho các bên tham gia.

Ngoài ra, bộ phận này được thành lập không chỉ có tác dụng tăng cường hiệu quả trong hoạt động Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các Trường mà còn định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trên cơ sở quyền tác giả đã được bảo hộ, tăng cường thu nhập cho các Nhà khoa học và trường đại học, đảm bảo việc đầu tư của các doanh nghiệp với những công nghệ đã được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích.

Tuy nhiên, tùy thuộc điều kiện tài chính, nhân lực và hoàn cảnh thực tế, điều kiện mỗi trường, bộ phận quản lý quyền tác giả (Sở hứu trí tuệ) có thể được thành lập như một bộ phận trực thuộc trường như phòng, ban hoặc có thể mang tư cách pháp lý hoạt động như một đơn vị hạch toán độc lập, có con dấu riêng như một trung tâm.

3.2.2. Ban hành các quy định bảo vệ quyền tác giả trong nhà trường, giáo dục và nâng cao ý thức của sinh viên về bảo vệ quyền tác giả trong hoạt dục và nâng cao ý thức của sinh viên về bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khao học

Hiện nay, tại nhiều trường đại học, quy định về bảo vệ quyền tác giả chưa được chính thức đưa vào các quy định đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, hoặc nội dung quy định còn sơ sài chưa được nhiều sinh viên chú ý đến dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên chưa hiểu rõ về quyền tác giả và và chưa có ý thức bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động học tập nghiên cứu khoa

74 học cũng như mọi mặt của đời sống.

Biện pháp được đưa ra ở đây, nhà trường cần đưa “Bảo vệ sở hữu trí tuệ” nói chung hay “Bảo vệ quyền tác giả” nói riêng thành một nội dung được giảng dạy chính thức tại các trường song song với bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học”, hay sinh viên cần được học về vấn đề này ngay trong tuần sinh hoạt chính trị đầu khóa học. Nhưng trước khi nghiên cứu và áp dụng nội dung giảng dạy chính thức, nhà trường cần đưa ra các quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong nhà trường; cần nghiêm cấm các hành vi xâm phạm của sinh viên cũng như có các hình thức xử lý tùy theo mức độ.

3.2.3. Tăng cường số lượng sách trong thư viện nhằm đẩy mạnh vai trò của thư viện trong hoạt động nghiên cứu khoa học thư viện trong hoạt động nghiên cứu khoa học

Thực tế cho thấy, số lượng sách tham khảo đặc biệt là giáo trình của nhiều trường đại học không đủ đáp ứng nhu cầu mượn và đọc của số lượng lớn sinh viên trong nhà trường. Vì thế mà nhiều thư viện chưa hoạt động được như đúng chức năng “trái tim của nhà trường” như vẫn thường thấy.

Các trường đại học cần quan tâm, đầu tư chăm lo đến quy mô và chất lượng của thư viện hơn nữa. Tăng cường số lượng sách trong thư viện bằng cách đầu tư nguồn quy cho hoạt động của thư viện; vận động các tổ chức xã hội, các cựu sinh viên quyên góp, ủng hộ sách cho sinh viên đang học tại trường.

Song song với hoạt động mở rộng quy mô của thư viên, hoạt động tuyên truyền, giới thiệu các tài liệu tham khảo, các học liệu cho sinh viên cũng cần được quan tâm. Cần tránh tình trạng, nhiều sinh viên từ khi nhập học đến chưa tốt nghiệp chưa đến thư viện nhà trường bao giờ do cho rằng thư viện nhà trường là nơi nhàm chán và không đáp ứng được nhu cầu đọc sách của mình. Mỗi trường đại học cần xây dựng thư viện trở thành một nơi cung cấp tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu của sinh viên cũng như các giảng viên trong nhà trường.

75

Một ví dụ tại trường đại học FPT, đầu mỗi học kì, thư viện nhà trường cho toàn bộ sinh viên trong trường mượn giáo trình và tài liệu học tập và sau khi kết thúc môn học đó, sinh viên bảo quản sách nguyên vẹn trả về thư viện. Như vậy giáo trình được sinh viên dùng từ năm này qua năm khác. Vì vậy, toàn bộ sinh viên được dùng sách thật do nhà trường cung cấp.

Tuy nhiên, hoạt động của thư viện như trên cần một khoản đầu tư lớn và FPT là cơ sở đào tạo ngoài công lập, sinh viên phải đóng chi phí dịch vụ đào tạo cao hơn các trường công lập khác. Mặt khác, công nghệ không ngừng được đổi mới cũng như kiến thức ngày một tăng lên, do vậy giáo trình không thể sử dụng lại quá nhiều năm nên các trường công lập cũng sẽ gặp nhiều vấn đề tài chính khi đầu tư một lượng sách lớn qua từng giai đoạn sửa đổi, bổ sung và tái bản sách.

Vì thế cần phải có nhiều giải pháp thực sự hiệu quả và có tính thực tiễn cao, tìm các nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện nhà trường.

3.2.4. Hỗ trợ sinh viên mua sách thật

Mặc dù có giá cao hơn, nhưng sách thật vẫn được nhiều sinh viên sử dụng và quý trọng bởi sự trân trọng sản phẩm trí tuệ cũng như đứa con tinh thần của tác giả, cùng với việc sách thật có hình thức đẹp hơn, giúp sinh viên có thêm động lực và hứng thú trong học tập hơn là sách photocopy.

Tuy nhiên, điều kiện kinh tế chính là vấn đề lớn sinh viên gặp phải. Vì vậy, nhà trường cần thảo luận và nhờ sự trợ giúp từ phía nhà nước và các nhà xuất bản hỗ trợ giá sách cho sinh viên tại trường với số lượng lớn. Đây là hoạt động không những bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường mà còn tạo động lực học tập cho sinh viên, cũng như tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và các nhà xuất bản có uy tín.

3.2.5. Cung cấp sách có bản quyền cho sinh viên

76

hóa mà nhận được sự cho phép của tác giả cuốn sách đó.

Hiện nay, chương trình hợp tác đào tạo của Việt Nam với các nước phát triển trên thế giới đang được đẩy mạnh, và nhiều môi trường đào tạo cung cấp các loại sách của nước ngoài để sinh viên sử dụng. Giá của các sách này thường cao hơn rất nhiều so với sách được xuất bản tại Việt Nam, vì thế, nhà trường cần có chính sách đám phán với các trường đối tác hỗ trợ, giảm chi phí sách cho sinh viên Việt Nam hoặc đăng kí mua lại bản quyền đối với các cuốn sách này để sao chép, số hóa thành sách điện tử để sử dụng trong phạm vi nhà trường.

Bên cạnh đó, thư viện nhà trường cần tăng cường hoạt động của thư viện điện tử. Các thư viện điện tử tại các trường cần có hệ thống sách điện tử phong phú và đa dạng hơn phục vụ nhu cầu nghiên cứu trên máy tính của sinh viên và giáo viên trong trường. Cần nhấn mạnh, các sách được số hóa cần có sự đồng ý của tác giả cuốn sách đó.

3.2.6. Đăng kí bảo hộ quyền tác giả của các công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng của sinh viên và các sản phẩm trí tuệ khác của nhà học có chất lượng của sinh viên và các sản phẩm trí tuệ khác của nhà trường với Cục Bản quyền

Số lượng công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên ngày càng lớn và chất lượng cũng không ngừng được tăng lên. Tuy nhiên, do việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả là không bắt buộc nên nhiều tác giả chưa thấy được tầm quan trọng của vấn đề này.

Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả mới chỉ được một số ít các trường đại học thực hiện mà đa phần là các công trình thuộc ngành Kỹ thuật. Để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và tạo động lực cho sinh viên nghiên cứu, các trường đại học cần phải xem xét lập các hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho các công trình nghiên cứu thực sự có chất lượng của sinh viên.

Hơn nữa, cần thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp nhằm giúp trường xây dựng một cơ sở khoa học bền vững và mang tính cạnh tranh, thúc đẩy thương mại hóa tài sản trí tuệ, các trường nên có những thay

77 đổi cơ bản về nhận thức như sau:

- Kết hợp với các doanh nghiệp đặt hàng, đầu tư nghiên cứu cho công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên.

- Quảng bá kết quả nghiên cứu có định hướng, khả năng ứng dụng cao và đăng ký xác lập quyền tác giả đối với các công trình nghiên cứu của sinh viên ở trong và ngoài nước.

- Áp dụng hệ thống thưởng và khuyến khích các sinh viên dựa trên giá trị thương mại sáng kiến của họ.

- Có biện pháp khen thưởng, tuyên dương các sinh viên có nhiều tài sản trí tuệ được chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền về Sở hữu trí tuệ

Ngoài ra, đối với các công trình của các cựu sinh viên, sinh viên cần làm thủ tục nêu rõ sản phẩm sinh viên tạo ra để lại cho trường - trường được phép sử dụng trong trường hợp nào, khi nào phải trả tiền cho sinh viên và trường hợp nào thì thôi.17

3.2.7. Hỗ trợ việc in ấn tài liệu và các báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên sinh viên

Thực tế cho thấy, đến kỳ phải nộp, nhiều sinh viên đến các cửa hàng in ấn đề tài, tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp và bị các chủ cửa hàng lưu lại sản phẩm trong máy tính, sau đó in sao ra nhiều bản để bán cho các sinh viên khác.

Công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên là tài sản trí tuệ của nhà trường, cần được bảo vệ và tránh hành vi sao chép của các cá nhân tổ chức bên ngoài. Do vậy, để tránh hiện trạng trên, các nhà trường cần có các văn phòng hỗ trợ in ấn cho sinh viên ngay tại trong nhà trường và có thư viện lưu trữ, quản lý các tác phẩm của nhà trường thường xuyên cập nhật công trình

17

Phan Quốc Nguyên - Bản tin ĐHQG Hà Nội, Đăng kí sở hữu trí tuệ trong các đại học, tháng 12 năm 2010

<http://www.vnu.edu.vn/btdhqghn/?C2114/N9995/dang-ki-so-huu-tri-tue-trong-cac-dai- hoc.htm>

78 qua các năm để sinh viên tham khảo.

3.2.8. Trợ giúp và khuyến khích các hoạt động trao đổi sách giữa các sinh viên trong trường viên trong trường

Tại nhiều trường, trong thời gian gần đây có nhiều các tổ chức, câu lạc bộ tình nguyện của sinh viên tổ chức ngày hội trao đổi sách. Tại đây, sinh viên mang các cuốn sách, đặc biệt là giáo trình trong nhà trường đã sử dụng xong đến trao đổi lấy những cuốn sách, giáo trình cần dùng trong học kì mới. Đây là hoạt động có ý nghĩa lớn với sinh viên và được đông đảo sinh viên tham gia.

Tuy nhiên, do tình trạng sinh viên sử dụng sách photocopy qua nhiều năm, vậy nên sách trao đổi phần lớn là các giáo trình photocopy, nên hoạt động chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng giáo trình của sinh viên, không cải thiện được tình trạng xâm phạm quyền tác giả đang diễn ra tràn lan.

Vì vậy, cần có thêm sự hướng dẫn, chỉ đạo của nhà trường, khuyến khích sinh viên sử dụng sách thật, và để tiết kiệm chi phí dành cho giáo trình, sinh viên sẽ tham gia vào các “Ngày hội đổi sách” diễn ra vào đầu mỗi học kỳ.

3.2.9. Đầu tư nghiên cứu các công nghệ hiện đại nhằm kiểm tra và phát hiện hành vi sao chép công trình nghiên cứu hiện hành vi sao chép công trình nghiên cứu

Các công nghệ áp dụng công nghệ thông tin để kiểm tra và phát hiện hành vi sao chép công trình nghiên cứu khoa học, khóa luận của sinh viên đã được nhiều trường áp dụng không chỉ tại một số trường tại Việt Nam mà còn có nhiều trường đại học trên thế giới.

Đạo văn không phải là hiện tượng mới xảy ra; nó đã có kể từ khi có văn bản viết. Tình trạng xâm phạm tại các trường đại học trầm trọng đến độ các trường đã phải áp dụng phần mềm phát hiện các bài làm có dấu hiệu đạo văn có tên gọi Turnitin. Phần mềm này có chức năng sàng lọc các đoạn văn từ cơ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ BẢO QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ – XÃ HỘI (Trang 75 -75 )

×