Đặc điểm của nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Thực trạng về bảo quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế – Xã hội (Trang 25 - 27)

Đặc điểm của nghiên cứu khoa học có liên quan đến những vấn đề xử lý cụ thể về phương pháp luận nghiên cứu và cách tổ chức nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu khoa học có 7 đặc điểm:

Tính mới là thuộc tính số một của nghiên cứu khoa học vì nghiên cứu

khoa học là tìm tòi sáng tạo, khám phá tức là không lặp lại những cái đã có. Biểu hiện của thuộc tính này là những kết quả của nghiên cứu khoa học là những điều chưa từng có.

Tính tin cậy là tính tất yếu của nghiên cứu khoa học vì kết quả của

nghiên cứu khoa học là tìm ra bản chất của sự vật và các giải pháp để giái quyết vấn đề khoa học. Đó phải là những bản chất và giải pháp đúng và cái đúng là cái đáng tin cậy. Biểu hiện của thuộc tính này là một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó phải cho kết quả tương tự nếu áp dụng phương pháp ấy và lặp đi lặp lại nhiều lần. Một kết quả thu được ngẫu nhiên phù hợp với giả thuyết đặt ra trước đó chưa thể xem xét là đủ tin cậy đối với giả thuyết đó.

Tính thông tin là tính quy định của nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên

cứu khoa học có nhiểu sản phẩm ở nhiều dạng khác nhau (bài báo, tác phẩm, sản phẩm mới…). Nhưng dù là ở dạng sản phẩm nào nó cũng phải phản ánh bản chất sự vật, giải pháp đúng và những phản ánh này phải được thể hiện

3PGS. TSKH Hoàng Kiếm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

22

bằng những hình thức nào đó. Đó chính là các thông tin của nghiên cứu khoa học. Biểu hiện của thuộc tính này là các định luật, quy luật, nguyên lý, nguyên tắc, quy tắc, công thức, định lý, các sản phẩm mới…

Tính khách quan là bản chất của nghiên cứu khoa học vì nghiên cứu

khoa học là đi tìm bản chất sự vật hoặc các giải pháp đúng mà các bản chất và giải pháp này luôn luôn tồn tại ngoài ý muốn của con người và không tuân theo ý muốn của con người. Biểu hiện của thuộc tính này là các kết quả của nghiên cứu khoa học luôn luôn cho câu trả lời đúng sau những lần kiểm chứng tức là thuộc tính này không chấp nhận một lời nhận định vội vã theo cảm tính, một kết luận thiếu các xác nhận bằng kiểm chứng. Tính khách quan còn là một tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức (tính trung thực) của người nghiên cứu khoa học vì nghiên cứu khoa học là một công việc hết sức khó khăn, luôn luôn gặp rủi ro và rất nhiều trường hợp tiêu tốn rất nhiều sức lực, thời gian, kinh phí mà không đi đến kết quả. Trong hoàn cảnh đó nếu người nghiên cứu không trung thực, thì rất dễ dẫn đến sự lừa bịp trong nghiên cứu khoa học.

Tính kế thừa là tính bắt buộc của nghiên cứu khoa học vì ngày nay hầu

như không có một công trình nghiên cứu khoa học nào lại bắt đầu từ con số 0 về kiến thức. Biểu hiện của thuộc tính này là khi nghiên cứu khoa học phải kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học của loài người dù lĩnh vực khoa học đó rất xa vời với lĩnh vực khoa học đang nghiên cứu. Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu khoa học vì nó giúp cho người nghiên cứu tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí khi nghiên cứu.

Tính rủi ro là tính đương nhiên của nghiên cứu khoa học vì khi đi tìm,

khám phá cái mới luôn luôn gặp những khó khăn dẫn đến thất bại. Sự thất bại này có các nguyên nhân chính là: Thiếu thông tin cần thiết và tin cậy, cơ sở xây dựng luận cứ không đầy đủ và chuẩn xác; trình độ, thiết bị quan sát hoặc thực nghiệm thấp dẫn đến những thông tin không đầy đủ và thiếu tin cậy;

23

năng lực xử lí thông tin của người nghiên cứu bị hạn chế làm cho các thông tin dù có đầy đủ và đáng tin cậy không được sử dụng tốt để chứng minh đưa đến luận đề đúng; giả thuyết khoa học đặt ra sai làm cho kết quả nghiên cứu khoa học sai; điều kiện khả thi khác như môi trường, tài chính, dư luận…không cho phép.

Tính cá nhân là tính phổ biến của nghiên cứu khoa học vì trong nghiên

cứu khoa học, tư duy cá nhân, chủ kiến cá nhân luôn luôn được thể hiện. Ngay trong một công trình nghiên cứu khoa học do một tập thể thực hiện thì vai trò cá nhân trong nghiên cứu vẫn có tính quyết định vì mỗi cá nhân đều có nhiệm vụ riêng trong công trình đó.4

Một phần của tài liệu Thực trạng về bảo quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế – Xã hội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)