Bài toán an toàn thông tin

Một phần của tài liệu Thiết kế và cài đặt thư viện số lớn ứng dụng trong mật mã (Trang 28 - 29)

Có nhiều bài toán khác nhau về an toàn thông tin tùy theo những trường hợp khác nhau, nhưng chung lại có một số bài toán mà ta thường gặp trong thực tế như sau: - Bảo mật: Giữ thông tin được bí mật đối với tất cả mọi người.

- Toàn vẹn thông tin: Bảo đảm thông tin không bị thay đổi hay xuyên tạc bởi những kẻ không có thẩm quyền hoặc bằng những phương tiện không được phép.

- Nhận thực một thực thể: Xác nhận danh tính của một thực thể chẳng hạn như một người, một máy tính cuối trong mạng...

Mike Joy

Bob Khóa riêng của

Alice

Bản mã

truyền đi

Nguyên bản

đầu vào Giải thuật mã hóa

Giải thuật giải mã

Khóa công khai của Bob

Nguyên bản đầu ra

14

- Nhận thực một thông báo: Xác nhận nguồn gốc của một thông báo gửi đến.

- Chữ ký: Một cách để gắn kết một thông tin với một thực thể, thường dùng trong bài toán nhận thực một thông báo cũng như trong nhiều bài toán nhận thực khác.

- Ủy quyền: Chuyển thực thể khác quyền được đại diện hoặc được làm.

- Cấp chứng chỉ: Cấp một sự xác nhận thông tin bởi một thực thể được tín nhiệm. - Báo nhận: Xác nhận một thông báo đã được nhận hay một việc đã được thực hiện. - Làm chứng: Kiểm thử tồn tại một thực thể khác với người chủ sở hữu thông tin. - Không chối bỏ được: Ngăn ngừa việc chối bỏ trách nhiệm đối với một cam kết. - Ẩn danh: Che giấu danh tính của một thực thể tham gia trong một tiến trình. - Thu hồi: Rút lại một giấy chứng chỉ hay ủy quyền đã cấp.

Các giải pháp cho các bài toán an toàn thông tin như trên đều trên cơ sở các phương pháp mã hóa, đặc biệt là phương pháp mã hóa khóa công khai.

Một phần của tài liệu Thiết kế và cài đặt thư viện số lớn ứng dụng trong mật mã (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)