Điều khiển truy cập bắt buộc (MA C– Mandatory access control)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình kiểm soát truy xuất cho dữ liệu lớn (Trang 63 - 65)

Kiểm soát truy nhập bắt buộc (Mandatory Access Control - MAC) là một chính sách truy nhập không do cá nhân sở hữu tài nguyên quyết định, mà do hệ thống quyết định. MAC được dùng trong các hệ thống đa cấp, là những hệ thống xử lý các loại dữ liệu nhạy cảm, như các thông tin được phân loại theo mức độ bảo mật trong cơ quan chính phủ và trong quân đội. Một hệ thống đa cấp là một hệ thống

máy tính duy nhất chịu trách nhiệm xử lý nhiều cấp thông tin nhạy cảm giữa các chủ thể và các đối tượng trong hệ thống.

Khái niệm MAC được hình thức hoá lần đầu tiên bởi mô hình Bell và LaPadula. Mô hình này hỗ trợ MAC bằng việc xác định rõ các quyền truy nhập từ các mức nhạy cảm kết hợp với các chủ thể và đối tượng. Mô hình toàn vẹn Biba được đưa ra năm 1977 tại tổng công ty MITRE. Một năm sau khi mô hình Bell-LaPadula được đưa ra. Các động lực chính cho việc tạo mô hình này là sự bất lực của mô hình Bell-LaPadula để đối phó với tính toàn vẹn của dữ liệu.

Mô hình Bell-LaPadula :Mô hình Bell-La Padula là mô hình bảo mật đa cấp

được sử dụng rộng rãi nhất. Mô hình này được thiết kế để xử lý an ninh quân sự, nhưng nó cũng có thể áp dụng cho các tổ chức khác. Một tiến trình chạy nhân danh một người sử dụng có được mức độ bảo mật của người dùng đó. Vì có nhiều mức độ bảo mật, mô hình này được gọi là một hệ thống đa bảo mật.

Mô hình Bell-La Padula có những quy định về thông tin có thể lưu thông: - Tài nguyên bảo mật đơn giản: Một tiến trình đang chạy ở mức độ bảo mật k có thể đọc các đối tượng chỉ ở cùng mức hoặc thấp hơn.

- Tài nguyên *: Một tiến trình đang chạy ở mức độ bảo mật k chỉ có thể ghi các đối tượng ở cùng cấp độ hoặc cao hơn.

Mô hình Biba : Mô hình toàn vẹn Biba được đưa ra năm 1977 tại tổng công

ty MITRE. Một năm sau khi mô hình Bell-LaPadula được đưa ra. Các động lực chính cho việc tạo mô hình này là sự bất lực của mô hình Bell-LaPadula để đối phó với tính toàn vẹn của dữ liệu. Mô hình này chú trọng vào tính toàn vẹn, dựa trên 2 quy tắc: - Đối tượng không được xem các nội dung ở mức an ninh toàn vẹn thấp hơn (no readdown).

- Đối tượng không được tạo/ghi các nội dung ở mức an ninh toàn vẹn cao hơn (no write-up). Vấn đề với mô hình Padula Bell-La là nó đã được đưa ra để giữ bí mật, không đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, các nguyên tắc sau được áp dụng:

- Nguyên tắc toàn vẹn đơn giản: Một tiến trình đang chạy ở mức độ bảo mật k có thể chỉ có thể ghi lên các đối tượng ở cùng mức hoặc thấp hơn (không viết lên mức cao hơn).

- Tính toàn vẹn tài nguyên: Một tiến trình đang chạy ở mức độ bảo mật k chỉ thể đọc các đối tượng ở cùng mức hoặc cao hơn (không đọc xuống mức thấp hơn).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình kiểm soát truy xuất cho dữ liệu lớn (Trang 63 - 65)