Điều khiển truy cập tùy quyền (DA C Discretionary Access Control)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình kiểm soát truy xuất cho dữ liệu lớn (Trang 62 - 63)

DAC hay còn gọi là mô hình điều khiển truy cập tùy quyền là một phương pháp nhằm hạn chế truy cập các đối tượng trên cơ sở nhận dạng và nhu cầu cần biết của nhiều người dùng và/hoặc của một nhóm các đối tượng trực thuộc. Phương pháp điều khiển truy cập được coi là tùy quyền là vì một chủ thể với một quyền truy cập nào đó có thể chuyển nhượng quyền truy cập (trực tiếp hay gián tiếp) sang bất cứ một chủ thể nào khác trong hệ thống. Nói cách khác, kỹ thuật này cho phép người dùng có toàn quyền quyết định quyền truy cập được công nhận cho các tài nguyên của họ, có nghĩa là họ có thể (tình cờ hay cố ý) cấp quyền truy cập cho những người dùng bất hợp pháp.

Hiện nay, các hệ điều hành thường hỗ trợ năm cơ chế cơ bản: - Các khả năng (Capabilities).

- Hồ sơ (Profiles).

- Danh sách điều khiển truy cập (Access Control Lists – ACLs). - Các bit bảo vệ(Protection bits).

- Mật khẩu (Passwords).

Các khả năng (Capabilites) : Các khả năng tương ứng với các hàng của ma trận điều khiển truy cập. Khi phương pháp này được sử dụng, liên kết với mỗi tiến trình là một danh sách các đối tượng có thể được truy cập, cùng với một dấu hiệu của hoạt động nào được cho phép, nói cách khác, là miền của nó. Danh sách này được gọi là một danh sách các khảnăng hoặc Clist và các thành phần trên đó được gọi là những khả năng.

Các hồ sơ(Profiles): Profiles được triển khai trên nhiều dạng hệ thống, sử dụng một

danh sách bảo vệ đối tượng kết hợp với từng người dùng. Nếu một người dùng được truy cập đến nhiều đối tượng được bảo vệ, profiles có thể rất lớn và khó quản lý. Viêc tạo, xóa và thay đổi truy cập đến đối tượng được bảo vệ yêu cầu nhiều thao tác khi nhiều profile của người dùng phải được cập nhật. Việc xóa một đối tượng có thể yêu cầu một vài thao tác xác định một người dùng có các đối tượng ở trong profile của

mình. Với profile, để trả lời câu hỏi “ai có quyền truy cập vào đối tượng được bảo vệ” là rất khó. Nhìn chung, không nên triển khai profiles trong hệ thống DAC.

Access control lists (ACLs) : Danh sách điều khiển truy cập (Access control lists –

ACLs) là danh sách mô tả việc liên kết các quyền truy nhập của người dùng với mỗi đối tượng. Đó là một danh sách có chứa tất cả các miền có thể truy cập vào các đối tượng. Thông thường trong các tài liệu bảo mật, người dùng được gọi là các chủ thể (subject), để tương ứng với những thứ họ sở hữu, các đối tượng, chẳng hạn như các file. Mỗi tập tin có một bản ghi ACL liên kết với nó. ACL không thay đổi nếu người dùng khởi động một tiến trình hoặc 100 tiến trình. Quyền truy nhập được gán cho chủ sở hữu, không phải gán trực tiếp cho tiến trình.

Các bit bảo vệ(Protection bits) : Các bit bảo vệ đặc trưng ma trận điều khiển truy

cập theo cột. Trong cơ chế “bit bảo vệ” trên các hệ thống như UNIX, bit bảo vệ cho mỗi đối tượng được sử dụng thay vì liệt kê danh sách người dùng có thể truy cập vào đối tượng. Trong UNIX các bit bảo vệ chỉ ra hoặc mọi người, nhóm đối tượng hoặc người sở hữu mới có các quyền để truy cập đến đối tượng được bảo vệ. Người tạo ra đối tượng được gọi là chủ sở hữu (owner), chủ sở hữu này có thể thay đổi bit bảo vệ. Hệ thống không thể cho phép hay không cho phép truy cập tới một đối tượng được bảo vệ trên bất kỳ người dùng nào.

Mật khẩu : Mật khẩu bảo vệ các đối tượng đại diện cho ma trận kiểm soát truy cập

của hàng. Nếu mỗi người sử dụng sở hữu mật khẩu của mình cho từng đối tượng, sau đó mật khẩu là một vé cho đối tượng, tương tự như một hệ thống khả năng. Trong hầu hết các cài đặt thực hiện bảo vệ mật khẩu, chỉ có một mật khẩu cho mỗi đối tượng hoặc mật khẩu mỗi đối tượng cho mỗi chế độ truy cập tồn tại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình kiểm soát truy xuất cho dữ liệu lớn (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)