Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Tác động của hệ thống thông tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 39)

Hiện nay, các bài nghiên cứu trên thế giới phổ biến với ba loại dữ liệu: dữ liệu chuỗi thời gian (time series data), dữ liệu chéo (cross sectional data) và dữ liệu bảng (panel data). Mỗi loại dữ liệu được thiết kế riêng cho từng mục đích và điều kiện nghiên cứu.

- Dữ liệu chuỗi thời gian: thể hiện thông tin về một đối tượng trong một khoảng

thời gian dài. Nghiên cứu loại dữ liệu này có thể thấy được sự thay đổi của đối tượng trong thời gian nghiên cứu, từ đó dự báo xu hướng dài hạn của đối tượng đó trong tương lai.

- Dữ liệu chéo: thể hiện thông tin về nhiều đối tượng vào một thời điểm nhất

định.

Ưu điểm của dữ liệu chéo:

+ Việc thu thập dữ liệu được thực hiện nhanh chóng vì loại bỏ được yếu tố thời gian.

+ Dữ liệu chéo có chi phí thu thập thấp hơn dữ liệu theo thời gian. Nhược điểm của dữ liệu chéo:

+ Dữ liệu chéo thiếu phân tích chi tiết như dữ liệu chuỗi thời gian. Vì loại dữ liệu này cho chúng ta thấy sự khác nhau giữa các chủ thể nghiên cứu nhưng không cho ta thấy dữ liệu qua một thời kỳ nghiên cứu.

+ Dữ liệu chéo không so sánh quá khứ với tương lai, nên làm giảm hiệu lực của kết luận nghiên cứu.

- Dữ liệu bảng: là sự kết hợp của dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian. Dữ liệu bảng thể hiện thông tin về một nhóm đối tượng nghiên cứu theo thời gian.

Ưu điểm của dữ liệu bảng:

+ Thiết lập trật tự thời gian của các biến.

+ Thể hiện được mối quan hệ giữa các đối tượng theo thời gian.

Nhược điểm của dữ liệu bảng: Khó thu thập được cùng nhóm đối tượng theo thời gian.

- Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu chéo, cách tiếp cận theo tình huống để thu thập các thông tin về thực trạng của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ví dụ như: khả năng áp dụng phần mềm quản lý tài chính kế toán, quy trình thực hiện các báo cáo kế toán, khả năng kiểm tra chéo trong hệ thống, tính bảo mật đối với các thông tin tài chính kế toán. Dựa vào các thông tin này để chỉ ra các yếu tố dẫn đến khả năng tồn tại gian lận và sai sót trong hoạt động tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó xây dựng mô hình tác động của hệ thống thông tin kế toán đến khả năng tồn tại gian lận và sai sót trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu Tác động của hệ thống thông tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)