3.2.1. Cơ sở xây dựng mô hình
Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước:
Qua quá trình lược khảo các bài nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả thấy rằng nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) phú hợp nhất với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, với:
Biến phụ thuộc thể hiện mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm:mức độ tồn tại gian lận và mức độ tồn tại sai sót.
Các biến độc lập thuộc hệ thống thông tin kế toán vá có tác động đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm: (1) Hình thức cập nhật thông tin của đội ngũ kế toán, (2) Hoạt động kiểm toán, (3) Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán, (4) Tần suất kiểm kê tài sản – nguồn vốn, (5) Mức độ phân quyền trong truy cập phần mềm, (6) Tần suất đối chiếu thông tin kế toán, (7) Vai trò của nhà quản lý trong hệ thống kế toán.
Khảo sát ý kiến chuyên gia:
Nhằm xác định những yếu tố thuộc hệ thống thông tin kế toán có tác động đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh (phù hợp với thực tế ở thành phố Hồ Chí Minh), tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia dưới hình thức tham vấn trực tiếp một số người am hiểu sâu về hoạt động kế toán của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh như: Kế toán trưởng, giám đốc tài chính, kiểm toán viên….
Tổng hợp kết quả tham vấn, các chuyên gia cho rằng:
-Biến phụ thuộc và các biến độc lập: các chuyên gia đồng ý với lập luận trên của tác giả và kết quả bài nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013).
-Ngoài ra, đa số các chuyên gia đều cho rằng, nên bổ sung thêm yếu tố mức độ kiêm nhiệm của người làm kế toán cũng ảnh hưởng đánh kể đến đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo các chuyên gia, nếu người làm kế toán có sự kiêm nhiệm nhiều vị trí khác nữa thì khả năng tồn tại gian lận và sai sót sẽ cao hơn, và ngược lại. Việc thêm biến mới này cũng tạo tính mới của đề tài so với các nghiên cứu trước.
3.2.2. Mô hình nghiên cứu dự kiến
Căn cứ theo kết quả khảo sát các nghiên cứu trước của Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013), kết hợp với việc khảo sát ý kiến của các chuyên gia là một số người am hiểu sâu về hoạt động kế toán của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, ta có mô hình đề xuất như sau:
- Phương trình của mô hình nghiên cứu 1: Tác động của hệ thống thông tin kế
toán đến mức độ tồn tại gian lận trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Y1= β0+β1 X1+ β2 X2 + β3 X3+ β4 X4+ β5 X5+ β6 X6+ β7 X7 + β8 X8 + ε
- Phương trình của mô hình nghiên cứu 2: Tác động của hệ thống thông tin kế
toán đến mức độ tồn tại sai sót trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong đó:
Bảng 3.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến Ký
hiệu biến
Tên biến Cách đo lường Nguồn Kỳ
vọng Biến phụ thuộc
Y1
Mức độ tồn tại gian lận
Mức độ tồn tại gian lận được đánh giá với giá trị từ 0 đến 4 tương ứng với số lượng các gian lận tồn tại trong doanh nghiệp
Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013)
Y2 Mức độ tồn tại sai sót
Mức độ tồn tại sai sót được đánh giá với giá trị từ 0 đến 4 tương ứng với số lượng các sai sót tồn tại trong doanh nghiệp
Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) Biến độc lập X1 Hình thức cập nhật thông tin của đội ngũ kế toán
X1 là biến giả, với X1 =0 nếu đội ngũ kế toán tự cập nhật, X1 = 1 nếu cập nhật thông qua các hình thức như đào tạo, tư vấn.
Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) -/+ X2 Hoạt động kiểm toán
X2 là biến giả, với X2 = 0 nếu doanh nghiệp không sử dụng kiểm toán độc lập bên ngoài, X2 = 1 nếu doanh nghiệp được kiểm toán bởi các cơ quan kiểm toán bên ngoài doanh nghiệp Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) - X3 Mức độ ứng dụng công nghệ thông
X3 =1 nếu doanh nghiệp chủ yếu thực hiện kế toán “tay”, X3 = 2 nếu doanh nghiệp chủ yếu sử dụng
Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013)
tin trong công tác kế toán phần mềm Excel, X3 = 3 nếu doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán chuyên dụng. X4 Tần suất kiểm kê tài sản – nguồn vốn
X4 có giá trị từ 1 đến 4 tương ứng với tần suất kiểm kê càng dày hơn
Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) - X5 Mức độ phân quyền trong truy cập phần mềm X5 có giá trị từ 1 đến 3 tương ứng với mức độ phân quyền trong việc truy cập phân quyền càng cao
Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) - X6 Tần suất đối chiếu thông tin kế toán X6 có giá trị từ 1 đến 3 tương ứng với tần suất đối chiếu thông tin kế toán càng dày hơn.
Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) - X7 Vai trò của nhà quản lý trong hệ thống kế toán X7 có giá trị từ 1 đến 4 tương ứng với nhà quản lý ngày càng có vai trò lớn dần trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống kế toán của doanh nghiệp Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) - X8 Mức độ kiêm nhiệm
X8 = 0 nếu người làm kế toán không có sự kiêm nhiệm,
X8 = 1 nếu người làm kế toán có sự kiêm nhiệm từ 2 vị trí trở lên.
Xây dựng mới +
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên cơ sở thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy.
Thống kê mô tả: Tập hợp dữ liệu và phân tích tổng quan về dữ liệu thu thập được.
Phân tích tương quan: Xác định mức độ tương quan giữa các biến.
Phân tích hồi quy tuyến tính: Thực hiện hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình quân bé nhất (OLS).
Phương pháp bình phương bé nhất (OLS) là một thủ thuật toán học được sử dụng để ước lượng mối tương quan giữa các biến khác nhau.
Kiểu tương quan đơn giản nhất với giá trị thực tế là:
i i i X e Y =β∧0+β∧1 +
Trong đó:
Yilà biến phụ thuộc (biến được giải thích) Xilà biến độc lập (biến giải thích)
∧
0 β và
∧
1
β là các hằng số cần được ước lượng
eilà phần dư (chênh lệch giữa giá trị thực tế và biến phụ thuộc có được từ mô hình). Giá trị ước lượng được viết như sau:
i i X Y ∧ ∧ ∧ + =β0 β1 Sai số: ei = Yi - Y∧i Vậy, ta phải tìm β∧0, ∧ 1
β sao cho tổng bình phương sai số là nhỏ nhất.
Tức là
Các giả thuyết của OLS :
Giả thuyết 1: Quan hệ giữa Y và X là thuyết tính. Các giá trị Xi cho trước và không ngẫu nhiên.
Giả thuyết 2: Các sai số Ui là đại lượng ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng 0. E (Ui | Xi) = 0
Giả thuyết 3: Các sai số Ui là đại lượng ngẫu nhiên có phương sai không thay đổi. Var (Ui | Xi) = σ2= const
Giả thuyết 4: Không có sự tương quan giữa các sai số Ui. Cov (Ui, Uj | Xi, Xj) = 0, i ≠ j
Giả thuyết 5: Không có sự tương quan giữa Ui và Xi. Cov (Ui | Xi) = 0
3.4. Phương pháp thu thập số liệu
Hiện nay, các bài nghiên cứu trên thế giới phổ biến với ba loại dữ liệu: dữ liệu chuỗi thời gian (time series data), dữ liệu chéo (cross sectional data) và dữ liệu bảng (panel data). Mỗi loại dữ liệu được thiết kế riêng cho từng mục đích và điều kiện nghiên cứu.
- Dữ liệu chuỗi thời gian: thể hiện thông tin về một đối tượng trong một khoảng
thời gian dài. Nghiên cứu loại dữ liệu này có thể thấy được sự thay đổi của đối tượng trong thời gian nghiên cứu, từ đó dự báo xu hướng dài hạn của đối tượng đó trong tương lai.
- Dữ liệu chéo: thể hiện thông tin về nhiều đối tượng vào một thời điểm nhất
định.
Ưu điểm của dữ liệu chéo:
+ Việc thu thập dữ liệu được thực hiện nhanh chóng vì loại bỏ được yếu tố thời gian.
+ Dữ liệu chéo có chi phí thu thập thấp hơn dữ liệu theo thời gian. Nhược điểm của dữ liệu chéo:
+ Dữ liệu chéo thiếu phân tích chi tiết như dữ liệu chuỗi thời gian. Vì loại dữ liệu này cho chúng ta thấy sự khác nhau giữa các chủ thể nghiên cứu nhưng không cho ta thấy dữ liệu qua một thời kỳ nghiên cứu.
+ Dữ liệu chéo không so sánh quá khứ với tương lai, nên làm giảm hiệu lực của kết luận nghiên cứu.
- Dữ liệu bảng: là sự kết hợp của dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian. Dữ liệu bảng thể hiện thông tin về một nhóm đối tượng nghiên cứu theo thời gian.
Ưu điểm của dữ liệu bảng:
+ Thiết lập trật tự thời gian của các biến.
+ Thể hiện được mối quan hệ giữa các đối tượng theo thời gian.
Nhược điểm của dữ liệu bảng: Khó thu thập được cùng nhóm đối tượng theo thời gian.
- Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu chéo, cách tiếp cận theo tình huống để thu thập các thông tin về thực trạng của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ví dụ như: khả năng áp dụng phần mềm quản lý tài chính kế toán, quy trình thực hiện các báo cáo kế toán, khả năng kiểm tra chéo trong hệ thống, tính bảo mật đối với các thông tin tài chính kế toán. Dựa vào các thông tin này để chỉ ra các yếu tố dẫn đến khả năng tồn tại gian lận và sai sót trong hoạt động tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó xây dựng mô hình tác động của hệ thống thông tin kế toán đến khả năng tồn tại gian lận và sai sót trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.5. Mô tả mẫu nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập từ 162 quan sát là đại diện bộ phận kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với các thông số về thống kê được thể hiện ở bảng sau:
Giới tính của người được phỏng vấn:
Bảng 3.2: Giới tính của người được phỏng vấn
Giới tính Số quan sát Tỷ lệ
Nam 68 41.98%
Nữ 94 58.02%
Tổng 162 100%
41.98% 58.02%
Giới tính
Nam Nữ
Nguồn: Tính toán tổng hợp của tác giả
Hình 3.2: Giới tính của người được phỏng vấn
Với dữ liệu thu thập được của 162 quan sát, vì đối tượng được khảo sát là những người am hiểu về hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp nên phần lớn người được phỏng vấn là nữ, với 94 người và chiếm tỷ lệ 58.02%; tỷ lệ người được khảo sát là nam chiếm ít hơn, với 68 người, chiếm tỷ lệ 41.98%.
Độ tuổi của người được phỏng vấn:
Bảng 3.3: Độ tuổi của người được phỏng vấn
Độ tuổi Số quan sát Tỷ lệ Từ 18 đến 30 tuổi 21 12.96% Từ 32 đến 40 tuổi 76 46.91% Từ 41 đến 50 tuổi 49 30.25% Trên 50 tuổi 16 9.88% Tổng 162 100%
12.96% 46.91% 30.25% 9.88% Độ tuổi Từ 18 đến 30 tuổi Từ 32 đến 40 tuổi Từ 41 đến 50 tuổi Trên 50 tuổi
Nguồn: Tính toán tổng hợp của tác giả
Hình 3.3: Độ tuổi của người được phỏng vấn
Kết quả khảo sát cho thấy tuổi của người được khảo sát mang tính đại diện cao và còn khá trẻ: tập trung chủ yếu ở lứa tuổi từ 32 đến 40 tuổi với 76 người, chiếm 46.91%; kế tiếp là lứa tuổi từ 41 đến 50 tuổi với 30.25%; từ 18 đến 30 tuổi chiếm 12.96%; cuối cùng là trên 50 tuổi gồm 16 người, chiếm 9.88%.
Trình độ học vấn của người được phỏng vấn:
Bảng 3.4: Trình độ học vấn của người được phỏng vấn
Trình độ Số quan sát Tỷ lệ Trung cấp trở xuống 18 11.11% Cao đẳng 35 21.60% Đại học 98 60.49% Trên đại học 11 6.79% Tổng 162 100%
11.11% 21.60% 60.49% 6.79% Trình độ Trung cấp trở xuống Cao đẳng Đại học Trên đại học
Nguồn: Tính toán tổng hợp của tác giả
Hình 3.4: Trình độ học vấn của người được phỏng vấn
Với dữ liệu thu thập được của 162 quan sát, trình độ học vấn của người được phỏng vấn dàn trải ở các cấp độ học vấn, điều này đảm bảo được tính đại diện của dữ liệu. Tuy nhiên, vì đối tượng được khảo sát là những người am hiểu về hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp nên trình độ chủ yếu tập trung ở trình độ đại học với 98 người, chiếm tỷ lệ 60.49%; kế tiếp là trình độ cao đẳng chiếm 21.60%; trung cấp trở xuống chiếm 11.11%; cuối cùng là trên đại học gồm 11 người, chiếm 6.79%.
Loại hình doanh nghiệp phỏng vấn:
Bảng 3.5: Loại hình doanh nghiệp phỏng vấn
Loại hình doanh nghiệp Số quan sát Tỷ lệ
Doanh nghiệp tư nhân 21 12.96%
Doanh nghiệp TNHH 54 33.33%
Doanh nghiệp cổ phần 73 45.06%
Loại hình khác 14 8.64%
12.96%
33.33% 45.06%
8.64%
Loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp TNHH Doanh nghiệp cổ phần Loại hình khác
Nguồn: Tính toán tổng hợp của tác giả
Hình 3.5: Loại hình doanh nghiệp phỏng vấn
Về loại hình doanh nghiệp, đối tượng được khảo sát là những người làm việc tập trung chủ yếu ở loại hình doanh nghiệp cổ phần với 45.06%, 33.33% ở loại hình doanh nghiệp TNHH; 12.96% thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân; cuối cùng là 8.64% là các doanh nghiệp khác như doanh nghiệp nước ngoài.
Bảng 3.6: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Y1 1.9198 0.9715 0 4 Y2 2.5741 1.2551 0 4 X1 0.3827 0.4876 0 1 X2 0.6728 0.4706 0 1 X3 2.1358 0.7682 1 3 X4 2.4568 1.1748 1 4 X5 2.2654 0.7542 1 3 X6 2.0741 0.7686 1 3 X7 2.5 1.0647 1 4 X8 0.5864 0.4940 0 1
Nguồn: Tính toán tổng hợp của tác giả
Dựa vào bảng kết quả thống kê mô tả trên ta thấy mẫu điều tra hợp lệ với tất cả các biến đều thu thập đủ 162 quan sát. Mức độ tồn tại gian lận (Y1) đạt giá trị trung bình là 1.9198 và mức độ tồn tại sai sót (Y2) đạt giá trị trung bình 2.5741, điều này cho thấy rằng, tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tp.HCM tồn tại đáng kể vấn đề sai sót cũng như gian lận trong kế toán, mức độ tồn tại sai sót chiếm tỷ lệ cao hơn gian lận.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ở các chương trước, tác giả đã tiến hành xác định phương pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu, thu thập dữ liệu và mô tả mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên, bài nghiên cứu phải tiến hành kiểm định các giả thuyết hồi quy theo phương pháp OLS trước khi quyết định mô hình nghiên cứu chính thức và có ý nghĩa của bài nghiên cứu. Chương 4 sẽ trình bày các bước kiểm định mô hình nghiên cứu. Sau các bước kiểm định này, chúng ta mới có thể xác định được chính xác mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thu thập được. Sau khi có được mô hình chính xác, chương này tiếp tục tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu
4.1. Các bước phân tích mô hình nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã phân tích mô hình nghiên cứu theo các bước như sau:
-Phân tích tương quan
Phân tích tương quan cho ta thấy mức tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.
-Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối quan hệ và