Khuyến nghị chính sách

Một phần của tài liệu Tăng trưởng năng suất, hiệu quả kĩ thuật Phân tích thực nghiệm ngành Dệt – May giai đoạn 2009 – 2012 (Trang 63 - 64)

i t, đồng thờ

5.2. Khuyến nghị chính sách

Dựa vào các kết quả thu được và các phân tích thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị về chính sách như sau:

Đối với các doanh nghiệp: Để nâng cao năng suất cũng như cải thiện hiệu quả kỹ thuật của mình, các DN trong ngành có thể tập trung vào:

(1) Chủ động tìm kiếm và tiếp cận các nguồn nguyên vật liệu có sẵn trong nước.

(2) Cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt đối với ngành Dệt. Để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp Dệt May cần chủ động hơn trong các khâu th

(4) Đa dạng hóa thị trường tiêu thụ. Bên cạnh việc tập trung vào thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp nên khai thác triệt để thị trường nội địa được đánh giá là rất tiềm năng.

(5) Các DN ở miền Bắc và miền Trung nên học hỏi kinh nghiệm và bắt kịp trình độ sản xuất của các DN ở miền Nam do hiệu quả kỹ thuật trung bình ở khu vực này là cao hơn.

Đối với Chính Phủ

(1) Tăng cường hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp ngành Dệt May, chẳng hạn như đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cho vay ưu đãi, hỗ trợ đầu tư thiết bị công nghệ mới,..

(2) Tái cơ cấu ngành: Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và nhỏ tập trung lại để sản xuất. Đặc biệt trong ngành Dệt, ngành có sự tồn tại của 1 bộ phận lớn doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức hộ gia đình nhỏ lẻ có năng lực sản xuất cũng như hiệu quả kỹ thuật chưa cao.

(3) Quy hoạch lại cấu trúc ngành: thu hút đầu tư vào ngành Dệt, các ngành công nghiệp phụ trợ: nhuộm, hóa chất, bông sợi nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về nguyên vật liệu trong nước, giảm chi phí nhập khẩu trung gian cho doanh nghiệp, từ đó làm giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh,..

(4) Có các chính sách hỗ trợ đào tạo lao động ngành Dệt May chất lượng cao. Có khả năng thiết kế, quản trị chất lượng, marketing bán hàng,...

(5) Xúc tiến thương mại. Mở rộng các quan hệ đối tác, bạn hàng, không đơn thuần chỉ thu hút vốn đầu tư mà còn tranh thủ tìm kiếm các thị trường tiềm năng cho sản phẩm Dệt May Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng trưởng năng suất, hiệu quả kĩ thuật Phân tích thực nghiệm ngành Dệt – May giai đoạn 2009 – 2012 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w