9 Địa bàn hoạt động
Các doanh nghiệp Dệt - May tập trung dải rác ở khắp các vùng trên cả nước. Phần lớn được đặt tại miền Nam (62%), còn lại nằm ở miền Bắc (30%), miền Trung và Tây Nguyên (8%). Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt - May của Bộ Công Thương quyết định số 3218/QĐ-BCT, ngành Dệt - May Việt Nam được chia theo 7 khu vực chính. Mỗi khu vực được định hướng phát triển phù hợp đặc điểm tự nhiên và kinh tế từng vùng. Trong đó, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng, định hướng là trung tâm thiết kế thời trang, sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ Dệt - May…
Hình 7: Phân bổ các doanh nghiệp Dệt May trên cả nước
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tập đoàn Dệt may Việt Nam
Ngành Dệt - May là ngành công nghiệp sản xuất thâm dụng lao động, đòi hỏi nhanh nhẹn, khéo léo nên lao động nữ là phổ biến. Ngành sử dụng được lợi thế so sánh về nguồn lao động của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Lao động ngành Dệt - May Việt Nam dồi dào, giá rẻ, tương đối trẻ và dễ đào tạo khi có điều kiện. Tổng lao động ngành Dệt - May tính đến năm 2013 khoảng 2,5 triệu lao động trực tiếp và gần 2 triệu lao động gián tiếp thuộc các ngành công nghiệp phụ trợ. Trong toàn ngành Dệt - May, lao động nam chiếm khoảng 20%, trong khi lao động nữ chiếm tới 80% nên đòi hỏi ngành Dệt - May phải tổ chức làm việc hợp lý, phù hợp với điều kiện sức khỏe của lao động nữ.
Tuy nhiên, điểm yếu của ngành là lao động trực tiếp sản xuất hầu như là lao động phổ thông, trình độ dưới cơ bản khi vào các doanh ngiệp và đồng thời lao động quản lý cũng có trình độ chuyên môn thấp. Trong khi ngành Dệt, lượng lao động qua đào tạo chiếm 35%; trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 7% thì ngành May, tỷ lệ đó còn thấp hơn chỉ chiếm 19% tổng số lao động ngành và lao động trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học là 4%. Bên cạnh đó, lao động quản lý, kỹ thuật và nghiệp vụ vẫn trong tình trạng thiếu hụt. Các doanh nghiệp cần những kỹ sư có bằng cấp, công nhân kỹ thuật và các nhà quản lý giỏi, nắm bắt được công nghệ hiện đại. Như vậy, lao động ngành Dệt – May Việt Nam tuy nhiều nhưng không ổn định, chủ yếu là chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang, trình độ kỹ thuật cũng như quản lý rất yếu nên đã phần nào gây ra hiện tượng năng suất lao động ngành Dệt – May thấp. Theo nguồn UNIDO China statistical yearbook, so với các quốc gia khác, năng suất lao động khu vực sản xuất của Việt Nam chỉ đạt 2,4; trong khi các quốc gia sản xuất Dệt - May lớn khác như Trung Quốc, Indonesia là 6,9 và 5,2. Đây là một trong những điểm yếu lớn nhất của ngành Dệt – May Việt Nam.
Ngành Dệt - May là ngành có vốn đầu tư thấp hơn so với vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp khác. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới gia nhập ngành thì việc nhà xưởng sản xuất không đòi hỏi kỹ thuật cao, máy móc thiết bị không đòi hỏi chi phí lớn đã là một lợi thế lớn để đầu tư thu lợi nhuận đáng kể. Chính lý do này là một phần của hiện tượng rất nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đang dần dần hình thành làm tỷ trọng các doanh nghiệp quy mô lớn giảm đáng kể. Đặc biệt, vốn nước ngoài đầu tư vào ngành đang ngày càng tăng để đón đầu Hiệp định TPP sắp được thông qua sắp tới.
Giai đoạn 2009-2012 là giai đoạn khó khăn đối với các doanh nghiệp dệt may về vốn. Đây là khó khăn tất yếu khi mà doanh nghiệp đang cùng Chính phủ để tham gia ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát. Ngành Dệt – May quyết định cắt giảm 35% tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu của năm 2011, giảm tổng mức đầu tư xuống còn 6.750 tỷ đồng, đặc biệt là các sự án có thời gian đầu tư dài, suất đầu tư lớn trong khi tỷ suất thu hồi lại chậm, thực tế đó là chính là những dự án về nguyên liệu. Ngành Dệt – May tiến hành bằng nguồn vốn của chủ sở hữu trước, đến năm 2012, khi nền kinh tế đang dần đi lên, thị trường tài chính tốt hơn, thị trường vốn tốt hơn thì ngành Dệt – May sẽ thu xếp vốn cho các dự án đầu tư làm về nguyên liệu. Đối với các dự án May, đặc biệt dự án đã có đầu ra, đã có khách hàng tiêu dùng sản phẩm thì ngành vẫn phải dồn lực bằng nguồn vốn tự có để thực hiện ngay, tập trung những dự án có tỷ suất thu hồi vốn tốt. Ví dụ, trong giai đoạn 2009-2011, cơ cấu vốn cho một dự án gồm 30% vốn chủ sở hữu, 70% vốn vay thì năm 2012, dự án tốt thì tăng lên tới 60-70% vốn chủ sở hữu/dự án, hạn chế vốn ngân hàng.
Thiết bị công nghệ ngành Dệt - May đang được cải thiện, đổi mới để phù hợp yêu cầu cao của ngành. Máy móc công nghệ chính trong ngành gần như là nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài. Các doanh nghiệp hầu hết sử dụng nguồn vốn tự có, vốn vay trung hạn, dài hạn để mua sắm thiết bị, nâng cao chất lượng công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm. Những năm gần đây, công nghệ và thiết bị của ngành đã được hiện đại hóa 95% để phù hợp với yêu cầu ngày
càng cao của sản phẩm. Ngành May được đầu tư các máy may phần lớn là hiện đại để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, các thiết bị, máy móc được mở rộng sản xuất và đổi mới để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cao của thị trường trong và ngoài nước.
12 Quy mô
Hầu hết các doanh nghiệp Dệt - May Việt Nam là vừa và nhỏ, những doanh nghiệp siêu nhỏ cũng đang dần dần chiếm tỷ lệ rất lớn. Điều này cho thấy rất nhiều doanh nghiệp muốn tìm cơ hội, tận dụng các lợi thế chính của ngành Dệt - May như vốn đầu tư đòi hỏi ít hơn các ngành công nghiệp khác, lao động giá rẻ, dồi dào để thành lập và tham gia vào thị trường ngành Dệt - May.
Các doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ hầu hết có khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mô nhỏ đã khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp Dệt - May sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường hoặc chuyển đổi sang thị trường khác
Hình 8: Cơ cấu các doanh nghiệp Dệt May theo quy mô
Nguồn: Số liệu Điều tra doanh nghiệp, GSO, 2009-2012
13 Loại hình sở hữu
Trong cả giai đoạn, doanh nghiệp Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất với số lượng các doanh nghiệp ít. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đều có quy mô lớn, đóng vai trò quan trọng trong ngành Dệt –May Việt Nam.
Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm số lượng lớn nhất và có xu hướng tăng lên nhưng hầu hết là các doanh nghiệp có vừa và nhỏ, các doanh nghiệp dệt may tư nhân hình thành hàng năm ở mức khá cao. Nguyên nhân cho điều này, một phần lớn là do đặc trưng của ngành Dệt – May không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư và sản xuất quá lớn, nguồn lao động giá rẻ luôn sẵn sàng nhưng chất lượng chưa thực sự được đảm bảo chắc chắn.
Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc thành phần này luôn không ổn định, luôn tận dụng các thời cơ để đầu tư nhưng có thể giải thể bất cứ lúc nào
Hình 9: Tỷ lệ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế ngành Dệt - May
Nguồn: Bộ số liệu Điều tra doanh nghiệp, GSO, 2010-2012. 14 Thị trường tiêu thụ
3.2.1.1. Thị trường nội địa
Thị trường nội địa với dân số gần 90 triệu dân và mức sống ngày càng được nâng cao là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Dệt – May. Điều này cho thấy thị trường trong nước nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp có thể khai thác và tận dụng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa làm tốt được điều này khi giá trị sản phẩm bán ra khoảng 4,5 tỷ USD/năm. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chỉ chú trọng xuất khẩu, chưa quan tâm thỏa đáng tới thị trường trong nước: hệ thống phân phối còn rời rạc, nhỏ lẻ; phân khúc hàng cao cấp rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.
Khi nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam ngày càng tăng lên mạnh mẽ, có thể thấy dường như cũng tăng theo xu thế của toàn cầu thì các doanh nghiệp dệt may trong nước vẫn thiếu tính linh động và khả năng để tận dụng được thời cơ này. Các sản phẩm hàng may mặc, trang phục sản xuất trong
nước chưa tạo được thương hiệu lớn, chưa đa dạng về chủng loại, mẫu mã cũng như chưa bắt kịp xu thế tiêu dùng yêu cầu cao. Trong khi đó, trang phục nhập khẩu lại nhiều lựa chọn về giá cả, mẫu mã, thương hiệu tràn vào thị trường nội địa lại càng làm cho sản phẩm sản xuất trong nước yếu thế hơn trong cạnh tranh.
3.2.1.2. Thị trường xuất khẩu
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng Dệt - May như sản phẩm dệt và phần lớn là hàng may mặc. Hoa Kỳ và EU luôn là hai đối tác lớn của Việt Nam về nhập khẩu các sản phẩm của ngành Dệt – May Việt Nam. Tiếp sau đó là các thị trường lớn khác như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Hình 10: Thị trường xuất khẩu sản phẩm Dệt May Việt Nam 2013
Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam