Thứ nhất: trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô không ổn định thì giá cả có thể phát tín hiệu sai lệch về sự phân bổ nguồn lực.

Một phần của tài liệu Ôn tập môn tài chính công (Trang 31 - 47)

tín hiệu sai lệch về sự phân bổ nguồn lực.

VD: có một thời kỳ giá đường cao từ 22.000 đến 23.000 đồng/kg ð chính phủ cố gắng kéo giá về mức 20.000 đồng/kg bằng cách trợ cấp. Sau đó thị trường mới biết lượng đường lại dư thừa mà lại còn nhập khẩu ð giá đường chắc chắn sẽ giảm ð chính phủ bỏ tiền ra vô duyên ð sai lệch về sự phân bổ nguồn lực.

- Thứ hai: hiệu quả chỉ là một tiêu thức phân bổ nguồn lực cụ thể là tốt hay xấu.

VD: hiệu quả Pareto là việc tăng thỏa dụng của người này nhưng không làm thay đổi độ thỏa dụng của người khác. Giả sử chính phủ thực hiện các chính sách nhằm tăng độ thỏa dụng của người giàu còn người nghèo thì vẫn giữ nguyên độ thỏa dung ð vẫn đạt được hiệu quả Pareto ð đây chính là hạn chế thứ 2.

Câu 8: Công bằng ngang? Công bằng dọc? Mối quan hệ giữa hiệu quả và

công bằng.

Công bằng có tính chuẩn tắc. Nó phụ thuộc vào quan điểm mỗi người trong sự so sánh về lợi ích thông qua đánh giá mức độ thỏa dụng của họ về các loại hàng hóa và dịch vụ mà họ nhận được từ sự cung cấp của xã hội. Có hai loại công bằng:

- Công bằng theo chiều dọc: các chủ thể với điều kiện khác nhau phải được đối xử khác nhau (ví dụ: người giàu phải nộp thuế nhiều hơn người nghèo).

- Công bằng theo chiều ngang: các chủ thể trong điều kiện như nhau phải được đối xử như nhau. (ví dụ: trẻ em thành thị và nông thôn thôn đều được uống vacxin miễn phí ).

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là như thế nào là các chủ thể có điều kiện như nhau, các chủ thể có điều kiện khác nhau? Ta xem xét ví dụ sau:

Xét 2 cá nhân A và B cùng có khả năng kiếm được 50000đ/ ngày. Ông A làm việc 5 ngày/ tuần (mỗi tháng thu nhập được 1 triệu) , ông B làm việc 6 ngày/ tuần

(mỗi tháng thu nhập được 1,2 triệu). Như vậy 2 cá nhân này được coi là có điều kiện (kinh tế) như nhau hay khác nhau ?

Nếu chỉ nhìn vào thu nhập hàng tháng thì rõ ràng ông B có thu nhập cao hơn nên theo nguyên tắc công bằng dọc ông B sẽ nộp nhiều thuế hơn. Nhưng phần chênh lệch thu nhập này là do ông B đã làm việc chăm chỉ hơn, còn khả năng kiếm thu nhập của họ là như nhau. Do đó, nếu lấy mức lương giờ làm chuẩn thì 2 người này phải được đối xử như nhau theo nguyên tắc công bằng ngang. Những khó khăn đến đây chưa hết, vì mức giờ công chưa phản ánh được gia cảnh, mức độ đầu tư vào vốn con người của các cá nhân,... Giả sử, ông A học 2 bằng đại học, nuôi 3 con trong khi ông B chỉ tốt nghiệp THPT và sống độc thân thì việc đánh thuế như nhau giữa ông A và ông B xem ra lại không công bằng ngang àrõ ràng như thế nào là công bằng là một vấn đề rất mơ hồ.

Nhìn chung, phân biệt công bằng theo quan điểm trên chỉ có ý nghĩa trong nhận thức, khi vận dụng vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề chính sách công là rất khó. Bởi lẽ, nó đòi hỏi phải có khối lượng lớn các thông tin để đánh giá chính xác tình trạng của các chủ thể và đối tượng tác động của chính sách công. Cho nên, vấn đề công bằng trong chính sách công vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi.

* Quan hệ giữa hiệu quả và công bằng: quan hệ đánh đổi lẫn nhau: nếu chính sách phân phối đạt được hiệu quả nhiều hơn thì phải chấp nhận một sự mất công bằng nhất định và ngược lại. (Có thể mô tả sự đánh đổi này qua hình dưới đây).

VD: Tái phân phối: lấy của người giàu chia cho người nghèo ð người nghèo ỷ lại còn người giàu mất động lực làm việc ð hiệu quả hay năng suất xã hội không đạt được.

Công bằng

Chương III

Câu 9: Hàng hóa công cộng thuần túy và hàng hóa công cộng không thuần túy. Câu hỏi vận dụng: Giải thích tại sao khu vực tư nhân không cung cấp hoàng hóa công cộng thuần túy. Có nên cổ phần hóa nền giáo dục Việt Nam.

(Phần thêm vào lỡ có ra thi

HHCC là những hàng hoá không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng; việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hoá đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó.

Đặc tính của hàng hoá công: có 2 đặc tính:

- Tính tiêu dùng chung hay tính không cạnh tranh (ví dụ trên). Tuy nhiên, với mỗi hàng hoá công nhất định, mỗi người có thể nhận định khác nhau về giá trị của nó: lợi ích nhiều hay ít, tích cực hay tiêu cực.

- Tính không loại trừ trong tiêu dùng; hoặc chi phí loại trừ rất tốn kém. Có nghĩa là, sẽ rất tốn kém hay hoàn toàn không thực hiện được việc ngăn cản người khác sử dụng hàng hoá công cộng.)

Phân loại hàng hoá công: dựa vào tiêu thức phân loại là các thuộc tính của hàng hoá công, người ta phân hàng hoá công thành 2 loại:

- Hàng hoá công thuần tuý: là nhóm hàng hoá mang đầy đủ hai thuộc tính: tính không cạnh tranh trong tiêu dùng và tính không loại trừ trong tiêu dùng. Ví dụ: các chương trình truyền hình miễn phí VTV1, VTV2, quốc phòng,…

- Hàng hoá công không thuần tuý: là những hàng hoá mang một trong hai thuộc tính của hàng hoá công. Ví dụ: đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu: có tính cạnh tranh (nhiều người cùng đi sẽ làm giảm đi sự thưởng thức của bạn) nhưng không thể loại trừ, truyền hình cáp Huế HTC không có tính cạnh tranh nhưng vẫn có thể có tính loại trừ (HTC có thể từ chối lắp cáp cho bạn vì hết cáp),…

Đối với hàng hoá tư nhân thì để tiêu dùng người ta sẵn sàng trả tiền và trả theo giá thị trường nhưng đối với hàng hoá công thuần tuý thì người ta sẽ không trả tiền khi tiêu dùng. Còn đối với hàng hoá công không thuần tuý thì người ta sẽ trả tiền theo một mức độ nào đó mà thôi và giá cả của nó không phải là giá cả thị trường mà chỉ mang ý nghĩa: (1) bù đắp 1 phần chi phí sản xuất hàng hoá công đó (2) là cơ sở để loại trừ một số trường hợp ra khỏi việc sử dụng.

Giải thích tại sao khu vực tư nhân không cung cấp hoàng hóa công cộng thuần túy

Đối với hàng hoá công thuần tuý thì chính phủ nên cung cấp cho xã hội hơn là để cho tư nhân cung cấp mặc dù vì lợi ích của mình thì người tiêu dùng vẫn sẵn sàng trả tiền do bởi: nếu tư nhân cung cấp hàng hoá công thì hiệu quả xã hội đạt được là nhỏ hơn so với việc chính phủ cung cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do hàng hóa công thuần túy có hai đặc tính: tính tiêu dùng chung và tính không loại trừ.

Thứ nhất những người nghèo nhất trong xã hội là những người cần sử dụng hàng hoá công nhiều hơn nhưng lại có khả năng chi trả ít hơn → chính phủ cung cấp làm cho họ có cơ hội sử dụng hàng hoá công để cải thiện cuộc sống.

Thứ hai là tư nhân cc thì phải thu phí, nhưng do tính ko loại trừ cao quá tức là sẽ có những người ko trả phí mà vẫn hưởng đc dịch vụ ví dụ như tư nhân cc pháo hoa thì là một minh chứng ð vì vậy đối với hàng hóa công thuần túy tư nhân sẽ không cung cấp ð đây chính là thất bại thị trường và nhà nước phải đứng ra cung cấp.

Câu 10: Chi tiêu công: Khái niệm, đặc điểm, vai trò.

Khái niệm:

Theo nghĩa hẹp: chi tiêu công là các khoản chi của Chính phủ thực hiện thông qua ngân sách Nhà nước

Theo nghĩa rộng: chi tiêu công cộng là tổng hợp các khoản chi của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp nhà nước và của toàn dân khi cùng trang trải kinh phí cho các hoạt động do Chính phủ quản lý.

Nguồn tài trợ cho chi tiêu công: - Ngân sách

- Quỹ ngoài ngân sách. Ví dụ: các đơn vị sự nghiệp như bệnh viện, trường học,… thì lương trả cho các thầy cô giáo được lấy từ 2 nguồn: ngân sách nhà nước cấp (nhằm bảo đảm duy trì hoạt động thường xuyên cho nhà trường); quỹ sự nghiệp.

Mục đích sử dụng:

- Mua hàng hoá để cung cấp cho xã hội. - Thực hiện các chức năng của nhà nước. Đặc điểm của chi tiêu công:

Chi tiêu công là những khoản chi:

- Phục vụ lợi ích chúng của cộng đồng (theo vùng hay trên phạm vi quốc gia). Ví dụ: xây dựng thêm 1 cây cầu bắc qua sông Hương: phục vụ lợi ích của tỉnh Thừa Thiên Huế; Việt Nam phóng vệ tinh viễn thông Vinasat 1 lên quỹ đạo (dự án 200 triệu $): phục vụ lợi ích của quốc gia.

- Gắn liền với bộ máy và những nhiệm vụ kinh tế xã hội mà nhà nước thực hiện. Các khoản chi tiêu công do chính quyền nhà nước các cấp đảm nhận theo nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và các khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý, phát triển kinh tế xã hội. Song song đó, các cấp của cơ quan quyền lực nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi tiêu công nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia.

- Hoàn toàn mang tính chất công cộng, mọi người sử dụng chung (khi làm 1 con đường thì mọi người đều được sử dụng chung không phân biệt giàu hay nghèo hay ai nộp thuế nhiều hơn). Chi tiêu công tương ứng với những đơn đặt hàng của chính phủ về mua hàng hoá dịch vụ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Đồng thời đó cũng là những khoản chi cần thiết, phát sinh tương đối ổn định như: chi lương cho viên chức bộ máy nhà nước, chi mua hàng hoá và dịch vụ công đáp ứng nhu cầu chi tiêu công cộng của các tầng lớp dân cư,…

- Mang tính không hoàn trả hoặc hoàn trả không trực tiếp. Điều này thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu công cộng. Điều này được quyết định bởi những chức năng tổng hợp về kinh tế xã hội của nhà nước.

VD: có những tỉnh có thặng dư ngân sách và những tỉnh có thặng dư này phải được phân bổ cho địa phương khác ð thu địa phương này cung cấp cho một địa phương khác ð không hoàn trả.

VD: thu thuế từ địa bàn Huế ð dùng tiền đó để bắn pháo hoa Festival ð hoàn trả không trực tiếp (tức là hoàn trả bằng một cách khác)

Trong nền kinh tế thị trường chi tiêu công có các vai trò cơ bản sau:

- Chi tiêu công ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Vai trò này được thể hiện rõ nét thông qua các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: điện, đường, sân bay, kênh đập tưới tiêu nước, viễn thông, nước sạch,… Chất lượng của hàng hoá công này giúp cho người ta hiểu được tại sao quốc gia này thành công trong sự nghiệp phát triển kinh tế, quốc gia khác lại thất bại trong việc tạo ra nhiều nguồn vốn và đa dạng hoá sản xuất, phát triển mậu dịch, khống chế dân số, đẩy lùi nghèo đói hoặc làm trong sạch môi trường. Hơn thế nữa, quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường đều gắn chặt với quá trình phân công lao động từ thấp đến cao, cũng chính trong quá trình đó đã làm rạng đông hay xế chiều nhiều ngành kinh tế. Tuy vậy, ở bất cứ giai đoạn nào, để

cho nền kinh tế phát triển cân đối thì giữa các ngành trong tổng thể kinh tế phải được duy trì theo một cơ cấu thích hợp, và do vậy, cần phải có cú huých trọn gói ban đầu của chính phủ vào các ngành công nghiệp mới, công nghiệp mũi nhọn thuộc bề nổi nhưng không thu hút được vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân… Sự đầu tư của chính phủ vào những lĩnh vực ưu tiên này sẽ tạo nhiều cơ hội phát triển hay công nghiệp hoá cho phần còn lại của nền. Phối hợp với chính sách đầu tư trọn gói là chính sách hỗ trợ trực tiếp của chính phủ cho các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau như: trợ giá, đầu tư và hỗ trợ vốn, góp vốn liên doanh, cổ phần,… Sự hỗ trợ của chính phủ thường tập trung vào các lĩnh vực quan trọng với mục đích là ổn định thị trường và bù đắp thua thiệt cho các doanh nghiệp phải hoạt động theo chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Đó là chưa kể chưa kể chính sách hỗ trợ vô cùng quan trọng và thiết thực của chính phủ về nguồn nhân lực thông qua các chính sách phát triển hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế,…

- Chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế.

Chi tiêu công đã hình thành nên một thị trường đặc biệt. Với một khối lượng hàng hoá to lớn do chính phủ tiêu thụ làm tổng cầu của xã hội được mở rộng. Đến lượt mình, tổng cầu mở rộng lại tác động nâng cao khả năng thu hút vốn và kích thích sản xuất phát triển hơn nữa. Trên góc độ này mà nói, thị trường chính phủ lại trở thành công cụ kinh tế quan trọng của chính phủ nhằm tích cực tái tạo lại cân bằng của thị trường hàng hoá bị mất cân đối bằng cách tác động vào các quan hệ cung cầu thông qua việc tăng hay giảm mức độ chi tiêu công ở thị trường này.

- Chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội.

Đứng trên phương diện xã hội, tài chính công góp phần điều tiết công bằng thu nhập giữa các tầng lớp dân cư bằng cả hai công cụ: thuế và chi tiêu công. Trong khi thuế là công cụ mang tính chất động viên nguồn thu cho nhà nước, thì chi tiêu công mang tính chất chuyển giao thu nhập đó đến những người có thu nhập thấp thông qua các khoản chi an sinh xã hội, chi cho các chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo,…Như Samuel Johnson nói: “Cung cấp tử tế cho người nghèo là đánh giá sự thật về nền văn minh”. Nghệ thuật của chính phủ thể hiện ở chỗ lấy nhiều tiền nhất có thể được từ một giai cấp trong xã hội để chuyển cho một giai cấp khác nhằm tạo ra sự công bằng trong xã hội.

Câu 11: Những tiêu chuẩn của một hệ thống thuế tốt (có 4 tiêu chuẩn): Hiệu quả, công bằng, đảm bảo, linh hoạt

(i). Tính hiệu quả:

Thuế được coi là một loại giá của hàng hóa công cộng mà chúng ta được hưởng.

Vậy, câu hỏi là: đánh thuế như thế nào để "cái bánh thu nhập" có khả năng to ra?, mọi người có được phúc lợi lớn hơn sau quá trình thu thuế. Liệu chính sách thuế có làm kìm hãm tiết kiệm và việc làm hay không? Và nó có bóp méo hành vi kinh tế hay không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cái bánh thu nhập muốn to ra thì cần có hai điều kiện (thuế hiệu quả là thuế): - Không gây ảnh hưởng đến hành vi kinh tế của người nộp thuế.

- Không gây ra phản ứng của tổ chức hay cá nhân bằng việc thay đổi hành vi kinh tế của họ.

Tuy nhiên, thật sự có phải như vậy không, khi chính phủ đánh thuế sẽ gây ra: (1) tác động thu nhập và (2) tác động thay thế.

(1) tác động thu nhập xuất hiện do thuế làm cho người ta nghèo đi và người ta sẽ giảm tiêu dùng tất cả các loại hàng hóa. Thuế đánh vào thu nhập tiết kiệm có thể làm giảm cung tiết kiệmà nguồn vốn tài trợ cho các dự án giảmà năng suất lao động và tiền lương của công nhân giảm.

(2) tác động thay thế là tác động khi chính phủ đánh thuế vào một hàng hóa nào đó thì làm cho mức sử dụng các hàng hóa khác tăng lên. Ví dụ: khi thuế đánh vào ôtô quá cao thì người ta không mua ôtô nữa mà mua xe máy.

Một phần của tài liệu Ôn tập môn tài chính công (Trang 31 - 47)