Khuôn dập vuốt

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tính dị hướng của vật liệu tấm tới chất lượng sản phẩm dập vuốt (Trang 26 - 30)

F chi tiết = phôi (2.1)

2.3Khuôn dập vuốt

Khuôn dập vuốt có kết cấu rất khác nhau tuỳ thuộc vào thứ tự nguyên công và

thiết bị thực hiện, hình dạng chi tiết và phương pháp dập v.v.. Chúng ta có thể khảo sát

một số khuôn dập vuốt sau:

Hình 2.7 Khuôn dập vuốt lần đầu có chặn phôi

a) trên máy ép tác động đơn; b) trên máy ép tác động kép

Hầu hết các trường hợp dập vuốt đều cần phải chặn phôi, do vậy các khuôn dập

vuốt cần phải có hệ thống chặn phôi để chống nhăn.Trên hình 2.7a đã chỉ ra kết cấu cơ bản của một bộ khuôn dập vuốt lần đầu có chặn phôi. Phôi tấm hình tròn được đặt lên bề mặt tấm chặn 6 và được định vị bằng cữ phôi 15 . Khi đầu trượt của máy ép đi xuống

cùng với nửa khuôn trên, cối vuốt 1 sẽ ép phôi trên tấm chặn nhờ lực nén của lò xo 10 thông qua các chốt đẩy 7, đồng thời chày dập vuốt 5 sẽ kéo phần vành phôi trên tấm chặn đó vào cối tạo thành mặt trụ. Khi đầu trượt đi lên, chi tiết sau khi dập được đẩy ra khỏi chày nhờ hệ thống chặn 6 và được đẩy ra khỏi cối nhờ tấm đẩy 4 thông qua hệ

Trên hình 2.7b là khuôn dập vuốt trên máy ép song động ( cơ khí hoặc thuỷ lực).

Phôi được đặt lên cối 4 và được ép bởi vòng chặn 2 lắp với đầu trượt ngoài của máy ép,

sau đó chày vuốt 1 lắp với đầu trượt trong sẽ kéo phôi vào cối khi đầu trượt trong đi xuống. Chi tiết được đẩy ra khỏi cối nhờ tấm đẩy 5.

Hình 2.8 Khuôn dập vuốt lần hai có chặn phôi

Hình 2.8 là khuôn dập vuốt lần hai có chặn phôi. Phôi được úp lên chày 1 và vòng chặn 3 khi vòng chặn ở vị trí ngang với mặt đầu của chày. Khi đầu trượt đi xuống,

cối vuốt 2 sẽ ép phôi lên vòng chặn và chày vuốt 1 kéo phôi vào trong cối tạo thành chi tiết. Với nguyên công dập vuốt lần 2 này, khi kết thúc quá trình dập vuốt mà chưa

kéo hết phôi vào trong cối chúng ta sẽ nhận được chi tiết hình trụ bậc.

Để giảm bớt số nguyên công, giảm số lượng khuôn, nâng cao độ chính xác và

mức độ biến dạng người ta đã kết hợp hai hay nhiều nguyên công trên cùng một khuôn.

Hình 2.9 Khuôn cắt phôi và dập vuốt phối hợp

Tóm lại, với mục đích nhắc lại những kiến thức cơ bản của công nghệ dập vuốt,

chương này đã trình bày những điểm chính như các dạng dập vuốt, các thông số công

nghệ chính như lực dập, lực chặn và khuôn dập vuốt. Đây sẽ là nền tẳng để ta lựa chọn bài toán phù hợp cho việc mô phỏng số nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của tính dị hướng vật liệu tấm sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo.

Chương III

mô hình vật liệu ứNG DụNG trong MÔ PHỏNG Số

Để mô phỏng số quá trình dập vuốt nghiên cứu ảnh hưởng của tính dị hướng vật liệu, trước hết phải khảo sát và đưa ra được các mô hình mô tả ứng xủa của vật liệu

tấm. Mô hình ứng xủa của vật liệu luôn là yếu tố đầu vào hết sức quan trọng và quyết

định tính chính xác cũng như độ tin cậy của mô phỏng số. Dưới dây sẽ trình bày những

mô hình vật liệu thường được sử dụng trong vật liệu tấm và bài toán dập vuốt.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tính dị hướng của vật liệu tấm tới chất lượng sản phẩm dập vuốt (Trang 26 - 30)