Các biện pháp kỹ thuật ruộng cấy * Kỹ thuật làm đất cấy:

Một phần của tài liệu Phần thứ nhất CÂY LÚA docx (Trang 31 - 35)

- Thời kỳ quyết định trọng lượng 1.000 hạt

3.3.1.2. Các biện pháp kỹ thuật ruộng cấy * Kỹ thuật làm đất cấy:

* Kỹ thuật làm đất cấy:

- Làm đất cho ruộng cấy tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai, mùa vụ để xác định phương pháp làm đất thích hợp (làm đất ải hoặc làm dầm). Thông thường những nơi chân ruộng cao, mùa khô chủ động nước thì làm ải. Ngược lại, mùa mưa, chân ruộng thấp và không chủ động nước thì làm đầm.

- Tiêu chuẩn làm đất: Đảm bảo độ sâu thích hợp, nhuyễn bùn, phẳng và sạch cỏ dại.

* Thời vụ cấy:

- Tầm quan trọng của thời vụ: Thời vụ có tầm quan trọng đặc biệt, là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong thâm canh hiện nay. Thời vụ được coi là một cái trục chính để cho các biện pháp kỹ thuật khác xoay xung quanh nó mà hoạt động “Nhất thì, nhì thục”.

- Cơ sở khoa học để xác định thời vụ: Do thời vụ có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt nên cần có cơ sở khoa học để xác định thời vụ thích hợp nhất nhằm đạt được năng suất cao nhất và hiệu quả kinh tế. Sau đây là một số cơ sở khoa học như:

+ Đặc điểm của các giống lúa

+ Thời tiết, khí hậu, đất đai của từng vùng +Quy luật phát sinh, phát triển của sâu bệnh

+ Dựa vào chế độ luân canh, tăng vụ, rải vụ của từng địa phương + Các tiết trong năm…

Bảng 5.2. Một số thời vụ trồng lúa của ba khu vực Bắc Trung Nam

Thời vụ trồng lúa của khu vực phía Nam

Vụ Ngày sạ Ngày sạ tốt nhất

Đông Xuân 1/11 - 10/1 15/11 - 15/12

Hè Thu 1/4 - 10/5 5/4 - 25/4

Vụ Mùa 15/4 - 20/6 10/5 - 10/6

Thời vụ trồng lúa của khu vực phía Bắc:

Vụ Gieo mạ Cấy

Chiêm 20 - 25/11 Trong tháng 1

Xuân 1 - 10/12 1 - 20/2

Xuân muộn Cuối tháng 1 đến 10/2 Cuối tháng 2 đến 5/3

Mùa sớm 5 - 15/6 25/6 - 5/7

Mùa chính vụ 5 - 20/6 5 - 30/7

Mùa chân trũng Cuối tháng 5 đến đầu tháng 6

Cuối tháng 6 đến đầu tháng 7

Thời vụ của ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Vụ Gieo mạ Cấy Thu hoạch

Đông Xuân

Đầu tháng 12 đến 15/1 Đầu tháng 1 đến 15/2 10 - 20/5 Hè Thu Cuối tháng 4 đến đầu

tháng 5

Giữa tháng 5 đến đầu tháng 6.

Trước 5/9

Trong ba tỉnh thời vụ lúa cũng có thay đổi từ ± 10 - 20 ngày.

Thời vụ của Đà Nẵng, Quảng Nam: Thời vụ của hai tỉnh này có thể thay đổi tùy theo từng địa phương, giống lúa, địa hình cao thấp khác nhau, mùa vụ để bố trí thời vụ thích hợp.

- Vụ Đông Xuân: Bố trí lúa phân hóa dòng sau lập Xuân (5/2), trỗ an tòan sau tiết kinh trập (6/3) và gặt trong tháng 4. các vùng phía Bắc tỉnh có thể sớm hơn 10 - 15 ngày, nếu sạ thì chậm hơn lúa cấy 7 - 10 ngày.

- Vụ Xuân Hè: Gieo 15-/3 - 5/4, cấy 10 - 20/4, trỗ trước 15/6 (tránh nam kiệt). - Vụ ba: Gieo 25/6 - 20/7, cấy 20/7 - 1/8, gặt trước 15/10 (tránh lụt)

- Vụ Hè Thu: Gieo 5/5 - 15/5, cấy 30/5 - 10/6

* Mật độ và kỹ thuật cấy:

- Cơ sở khoa học xác định mật độ cấy: Căn cứ vào giống, tuổi mạ, đất đai, thời vụ, phân bón, trình độ thâm canh và nhân lực của từng địa phương nhằm đảm bảo mật độ dày hợp lý để tận dụng ánh sáng, tăng cường quá trình quang hợp, huy động các chất dinh dưỡng một cách có hiệu quả, đạt năng suất cao.

- Kỹ thuật cấy: Yêu cầu cấy nông tay để lúa sinh trưởng nhanh, đẻ sớm, đẻ khỏe. Mặt khác cần cấy đều khóm, mỗi khóm 3 - 4 dãnh, đảm bảo mật độ. Nên cấy theo băng, theo hàng để dễ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

* Giống:

Tiêu chuẩn giống tốt: Năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh khỏe và thích ứng với từng điều kiện sinh thái.

* Kỹ thuật chăm sóc

- Bón phân: Yêu cầu bón đầy đủ, cân đối NPK, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng suốt trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

Bón phân cho lúa có nhiều cách khác nhau:

+ Bón nhử (theo kiểu truyền thống của người nông dân) có nghĩa là khi nào cây lúa cần thì bón, bón dần, bón từ từ, thấy màu lá vàng là bón.

+ Bón 4 đúng (lượng, liều, lúc, cách) của Võ Tòng Xuân: Cách bón này thường được áp dụng cho nhiều nơi, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay được bổ sung bằng bón so màu lá lúa, cũng đem lại hiệu quả kinh tế nhất định tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Bón theo kiểu chữ V: Nặng đầu, giữa hạn chế và thời kỳ cuối (trỗ - chín) bổ sung đạm và kali (nếu xét thấy cần thiết). Đây là cách bón theo phương pháp mới (Lương Định Của) hoặc Matshusima (Nhật Bản) cho năng suất cao nhất và hiệu quả kinh tế cao.

Tránh thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng cần thiết. Hạn chế mất phân, rửa trôi phân bón trong quá trình canh tác. Để bón phân cho lúa đạt kết quả tốt ta cần dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa qua từng thời kỳ để bón, dựa vào sinh trưởng, phát triển của cây lúa tốt hay xấu: Màu sắc, chiều cao, đẻ nhánh…Ngòai ra, còn dựa vào điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai, mùa vụ, giống…để bón phân có hiệu quả.

Hiện nay, trong điều kiện thâm canh trung bình ta thường bón cho 1 ha 8 - 10 tấn phân chuồng + 100 - 120N + 30 - 60 P2O5. Ở đất phù sa sông Hồng, sông Cửu Long, kali chưa phải là yếu tố hạn chế năng suất. Nhưng trên đất bạc màu (Bắc Giang, miền Trung, miền Đông Nam Bộ, Đồng Tháp Mười…) thì kali lại có tác dụng rõ với liều lượng 30 - 60 K2O/ha. Đất phèn nặng, đất mới khai hoang trồng lúa cần tăng phân lân lên 90 - 150 P2O5/ha (Mai Văn Quyền, 1995). Vấn đề lượng phân bón là vấn đề phức tạp, trên thực tế phải căn cứ vào nhiều điều kiện để đề ra lượng bón phù hợp.

Ngoài phân bón lót, phân bón cho lúa nhawfm vào 2 thời kỳ chính là đẻ nhánh và làm đòng.

- Bón thúc đẻ nhánh: Nên tiến hành sớm sau khi lúa bén rễ hồi xanh, tùy vụ, đất, giống.

- Làm cỏ sục bùn: “ Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Làm cỏ sục bùn có những tác dụng sau: Diệt trừ được cỏ dại cạnh tranh màu dinh dưỡng của cây lúa, làm cho ruộng thông thoáng, cung cấp nhiều ôxy cho rễ, tăng cường hô hấp của rễ, giải thoát và khử các chất độc. Làm cỏ sục bùn tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển thuận lợi, kích thích sự ra rễ, rễ có nhiều lông hút. Ngòai ra còn có nhiều tác dụng khác như chống dổ tốt ở những chân ruộng quá tốt, tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng cân đối.

Kỹ thuật làm cỏ sục bùn: Phải xới sâu kỹ, đều khắp, sạch có dại ở giữa ruộng, trong gốc lúa và xung quanh bờ.

Chú ý: Làm cỏ dứt điểm đợt 1, đợt 2 trước thời kỳ đẻ nhánh tối đa. Nhiệt độ thấp dưới 150C không bón phân làm cỏ…

- Tưới nước:Nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu được với cây lúa, là nguyên liệu tạo nên chất hữu cơ dưới tác dụng của quang hợp, điều hòa nhiệt độ, vận chuyển thức ăn. Nước có tác dụng thau chua rửa mặn tốt, thiếu nước năng suất giảm.

+ Yêu cầu nước qua từng thời kỳ:

Thời kỳ mạ: Mạ đủ ẩm, đảm bảo nước ở rãnh.

Thời kỳ cấy: Mực nước nông (2 - 3 cm), tạo điều kiện cấy nông, đảm bảo mật độ cấy và đẻ nhánh thuận lợi.

Thời kỳ làm dòng: Rất cần nước, nếu thiếu nước năng suất giảm nghiêm trọng. Thời kỳ trỗ - chín sữa: Cần nhiều nước vì 75 - 85% trọng lượng nkhô của hạt gạo phụ thuộc vào thời kỳ này. Là thời kỳ quan trọng nhất và dễ ảnh hưởng đến năng suất nhờ diện tích lá dòng tăng, quang hợp tăng.

Thời kỳ lúa chắc xanh (chín sáp) chín hoàn toàn: Không cần nhiều nước, có thể tháo cạn để thu hoạch.

Nguyên tác tưới nước cho lúa: Vừa nông, vừa sâu, vừa rút nước phơi ruộng.

Công thức tưới nông thường xuyên: Từ khi cấy đến lúa chín luôn giữ mực nước trong ruộng từ 5 -10 cm (tùy theo điều kiện cụ thể). Công thức này áp dụng cho các giống lúa ngắn ngày và trung ngày trên chân đất chưa chủ động tưới tiêu.

+ Công thức nông kết hợp với tháo cạn, có thể áp dụng cụ thể như sau: Bắt đầu cấy đến lúa bén rễ hồi xanh: Giữ 2 - 3 cm

Bén rễ đến đẻ nhánh hữu hiệu: 3 - 5 cm

Đẻ nhánh vô hiệu đến làm đốt: Tháo cạn phơi ruộng 2 - 3 ngày (đến khi lá hơi vàng, dất nứt chân chim mới cho nước vào).

Làm dòng - trỗ - chắc xanh (chín sáp): Mực nước 5 - 10 cm

Từ chín sáp - chín hoàn tòan: Tháo cạn nước để tiện thu hoạch. Công thức này chỉ áp dụng cho các giống lúa trung và đặc biệt là giống dài ngày ở những nơi chủ động nước.

Nếu áp dụng tốt công thức tưới nước theo khoa học sẽ làm tăng năng suất lúa ít nhất từ 15 - 20%.

- Phòng trừ sâu bệnh:Sâu bệnh là nguyên nhân chính gây thiệt hại về năng suất và sản lượng lúa. Mức độ thiệt hại tùy từng đối tượng, từng nước, từng vùng khác nhau. Vì vậy, phòng trừ sâu bệnh là rất cần thiết. Phương châm phòng trừ sâu bệnh: Phòng là chính, trừ là cần thiết, cấp bách, kịp thời nhưng phải triệt để và dứt điểm. Có thể phòng trừ bằng nhiều cách như: Bằng biện pháp kỹ thuật trồng trọt, dùng thuốc hóa học cộng với thảo mộc, biện pháp tổng hợp, biện pháp sinh học…

Để phòng trừ có hiệu quả cần lưu ý mấy điểm sau: Đối với sâu bệnh cần sử dụng đúng thuốc, đúng lúc, xem xét kỹ “ngưỡng kinh tế”…

Ví dụ: Đối với sâu là nên dùng thuốc khi sâu mới nở hoặc tuổi một và đối với bệnh nên sử dụng khi nấm bệnh, vi khuẩn mới xâm nhập thì có hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Phần thứ nhất CÂY LÚA docx (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w