- Thời kỳ quyết định trọng lượng 1.000 hạt
3.3. KỸ THUẬT TRỒNG LÚA 1 Kỹ thuật trồng lúa nước
3.3.1. Kỹ thuật trồng lúa nước 3.3.1.1. Kỹ thuật làm mạ ruộng ướt
- Tầm quan trọng của mạ:
Như người ta nói “tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa”. Mạ tốt, cấy xuống chóng bén rễ, lúa đẻ sớm, đẻ khỏe có khả năng vượt qua điều kiện bất thuận của thời tiết như hạn, úng, sâu bệnh…Phẩm chất mạ tốt hay xấu có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Mạ tốt có một số tiêu chuẩn sau: Cứng cây, đanh dảnh, mạ không bị sâu bệnh, mạ đúng tuổi, đủ số lá, lá vút thẳng màu xanh vàng, có chiều cao thích hợp…
- Chọn đất và kỹ thuật làm mạ:
+ Chọn đất mạ thường chọn đất cát pha, đất thịt pha, đất thịt nhẹ, chủ động tưới tiêu, “chọn đất quen”.
+ Kỹ thuật làm đất mạ: Làm đất mạ ít nhất 2 lần. Phải cày ngả sớm, đất được cày bừa nhiều lần, đất nhuyễn, phẳng, sạch cỏ dại và không lẫn tạp nhiều rơm rạ. Cày sâu, bừa nhuyễn tùy theo tính chất đất. Sau khi cày bừa xong có thể lên luống mạ, luống rộng 1 - 1,5m, rãnh 15 - 30cm, sâu từ 10 - 20cm (tùy từng nơi). Yêu cầu mặt luống phẳng, láng, không được đọng nước, bờ ruộng phải được sạch sẽ.
- Các công việc chuẩn bị trước khi gieo:
+ Kiểm tra phẩm chất hạt giống: Khi lấy hạt giống ở trong kho ra cần đem phơi lại một hai nắng nhẹ, rồi sàng sấy lại, loại bỏ hạt lép lửng xấu, thử lại tỷ lệ nảy mầm.
+ Xử lý hạt giống: Có tác dụng để khử các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh cho lúa như bệnh von, đạo ôn, đốm nâu…Ngòai ra, còn có tăng sức nảy mầm. Có thể xử lý bằng thóc khô hoặc ướt (tùy từng nơi).
+ Ngâm ủ hạt giống: Cần được tiến hành cẩn thận từ khi lọc giống đến ủ giống. Cố gắng điều khiển mầm, rễ phát triển cân đối tùy mùa vụ cụ thể. Vụ Đông Xuân nên để mầm, rễ dài hơn vụ Hè thu: “Mùa nứt nanh, Chiêm xanh đầu”. Nên điều khiển được mầm rễ phát triển cân đối như sau:
Vụ Đông Xuân: Mầm dài = 1/2 hạt thóc, rễ = hạt thóc Vụ Hè Thu: Mầm dài = 1/3 hạt thóc, rễ = 1/2 hạt thóc
Nếu điều khiển mầm rễ phát triển cân đối như trên, tạo điều kiện cho mạ ngồi mũi chông nhanh, vượt qua các điều kiện bất thuận của thời tiết, khí hậu bất thường có thể xảy ra như hạn, úng, rét…làm cho mạ đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng tốt có lơi cho năng suất cao sau này. Muốn có mạ tốt yêu cầu ngâm ủ phải tốt. Cụ thể: Chọn hạt giống tốt, hạt chắc mảy, P1000 cao, không bị sâu bệnh, không tróc vỏ và có tỷ lệ nảy mầm cao (tối thiểu > 90%). Sau đó tiến hành ngâm ủ hạt giống đúng kỹ thuật: Phải loại hết các hạt lép lửng, ngâm hạt vừa đủ nước 25% so với trọng lượng khô của hạt, không được để thiếu nước hoặc thừa nước đều không tốt. Nếu thiếu nước thì nảy mầm của hạt bị kéo dài, ngược lại thừa nước ảnh hưởng đến chất lượng của hạt vì các chất bên trong hạt dưới tác dụng của
men amilaza hoặc mantoza làm cho tinh bột, đường bị tan vào nước dẫn đến mầm sẽ bị chết hoặc quá yếu.
Để xác định phẩm chất mạ tốt cần xác định tuổi mạ được tính theo ngày, theo số lá tùy theo thời gian sinh trưởng của các giống nhằm khi nhỏ mạ đạt tiêu chuẩn tốt (C/N = 14), không quá già (C/N > 14) và không quá non đều khong đạt yêu cầu.
- Gieo và chăm sóc mạ:
+ Gieo: Yêu cầu gieo đều, tránh mạ mọc chỗ dày, chỗ thưa, các chất dinh dưỡng và ánh sáng không đều sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất mạ và năng suất lúa sau này. Tùy theo từng mùa vụ cụ thể để có thể gieo nông sâu khác nhau.
+ Chăm sóc: Để mạ đạt tiêu chuẩn tốt nên điều khiển cho mạ sinh trưởng tốt. Thời kỳ đầu mạ phải xanh để có sức vươn lên mạnh, trước khi nhỏ mạ yêu cầu mạ phải xanh lá, có nhiều mầm rễ nhú lên, còn thời giữa để mạ hơi vàng.
- Bón phân cho mạ: Tùy theo chân đất tốt xấu, thời vụ, trình độ thâm canh để xác định lượng bón thích hợp cho mạ. Lượng phân bón phải đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng, không nên thiếu và cũng không được thừa đều không có lợi. Bón phân cho mạ có thể chia ra như sau:
Bón lót: 4 tấn phân chuồng hoại mục + 200 kg super lân + 40 - 60 kg KCL. Phân bón cho mạ trên mặt luống (không bón quá sâu) để hơi se mặt luống mới gieo hạt.
Bón thúc: Sau khi mạ được 3 - 4 lá thật bón 60 kg urê/ha (trước khi nhổ cấy).
Chú ý: Bón phân cho mạ chỉ tiến hành khi trời nắng ấm, trời rét nhiệt độ dưới 150C, âm u không được bón đạm.
+ Điều chỉnh nước: Sau khi gieo rãnh mạ luôn có nước, đảm bảo mạ đủ ẩm sinh trưởng bình thường, không để mạ quá khô, nứt nẻ làm mạ cằn cỗi hoặc mực nước sâu làm mạ yếu vóng. Khi ruộng mạ bị khô, cần bón phân thúc thì phải tưới nước ẩm trước khi bón. + Phòng trừ sâu bệnh: Có thể xử lý đất mạ (nếu có điều kiện). Luôn kiểm tra phát hiện kịp thời sâu bệnh trên mạ để phòng trừ có hiệu quả. Tiến hành phun thuốc định kỳ vào 2 giai đoạn (mạ 3 - 4 lá thật và trước lúc nhổ cấy 7 - 10 ngày). Ngoài ra, có thể phòng chống rét, nóng cho mạ khi cần thiết.
- Xác định tuổi mạ và nhỏ mạ cấy:
+ Cơ sở khoa học để xác định tuổi mạ: Mục đích xác định thời gian nhổ mạ để đạt yêu cầu phẩm chất mạ tốt, tránh mạ non hoặc quá già. Để xác định tuổi mạ người ta căn cứ vào thời gian sinh trưởng và số lá trên thân chính. Thông thường tuổi mạ chiếm trên dưới 1/4 - 1/3 tổng thời gian sinh trưởng của cây và khoảng 1/3 tổng số lá của dảnh mẹ. Để xác định phẩm chất mạ người ta dùng tỷ số C/N.
+ Kỹ thuật nhổ mạ cấy: Yêu cầu nhổ mạ cẩn thận, bằng gốc, sạch cỏ, không làm bầm dập gan mạ hoặc làm cho mạ bị tổn thương, dễ bị bệnh, không nhổ mạ bị sâu bệnh, không để mạ ôi, nhổ mạ ngày nào cấy ngày đó. Trời nắng to nên để mạ những nơi râm mát, sạch sẽ.
Ngoài kỹ thuật làm mạ trên người ta còn có thể sử dụng các phương thức làm mạ khác như: mạ sân, mạ đapô, mạ công nghiệp…tùy theo điều kiện có thể của từng nơi.
- Ích lợi của một số phương thức làm mạ khác:
+ Tỷ lệ nhanh lớn từ 1/7 - 1/8 đến 1/100 - 1/200 - 1/250
+ Tiết kiệm được thóc giống (mạ thường chết 10 - 15%) vì khi nhổ thường bị dứt rễ 10 - 20 - 30% nên ảnh hưởng đến chất lượng mạ.
+ Lợi về công làm đất, nhổ cấy.
+ Diện tích nhỏ, dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh tốt, tiện sử dụng trong bất kỳ điều kiện nào cũng chủ động được mạ tốt để cấy kịp thời vụ (hạn, úng, rét làm chết mạ).
- Một số biện pháp kỹ thuật cần chú ý khi sử dụng các loại mạ khác:
+ Ruộng cấy các loại mạ này yêu cầu phải bằng phẳng, tưới tiêu phải được chủ động, ruộng phải nhuyễn bùn, nước phải xăm xắp.
+ Giống: Có tỷ lệ nảy mầm cao > 95%, hạt không tróc vỏ, hạt chắc mẩy. Không ngâm ủ cần đãi sạch nước chua, điều khiển mầm dài, rễ nắng (nhằm dễ gieo, mạ phát triển tốt).
+ Chiều cao khi cấy cần đạt tối thiểu 10 - 20 cm. + Số lá: 3 - 4 - 5 lá
+ Lượng giống gieo thích hợp từ 1 - 1,5 - 2 kg thóc/m2
+ Nền không chua, 2 đất + 1 mùn
+ Mật độ cấy: 40 - 80 khóm/m2, trung bình 50 - 60 khóm/m2, mỗi khóm 4 - 6 dãnh (vụ Đông Xuân) và 3 - 5 dãnh (vụ Hè Thu).