Chương 4: Mã hóa kênh

Một phần của tài liệu Công nghệ OFDM và ứng dụng trong truyền hình số (Trang 66 - 67)

Hầu hết các ứng dụng của OFDM đều phải sử dụng các phương thức mã hóa để đạt được hiệu quả mang muốn. Trong các hệ thống vô tuyến do ảnh hưởng của pha đinh nên cần tỷ số S/N rất cao để có thểđạt được xác suất lỗi bit mong muốn. Thêm vào đó là nhiễu từ các kênh radio khác RFI (radio frequency interference) cũng ảnh hưởng rất lớn tới tỷ số S/N. Trong các hệ thống hữu tuyến, thường dùng các bộ điều chế nhiều mức để đạt được tốc độ bit cao. Trong trường hợp này, mã hóa là bắt buộc đểđạt được tốc độ bit cao nhất có thể trong môi trường có nhiễu xuyên âm, giãn xung và các nhiễu khác.

Chọn được phương thức mã hóa phù hợp là điều hết sức quan trọng trong các tuyến thông tin số. Người thiết kế phải tính đến các nhân tố như yêu cầu dự trữ tuyến, đặc tính kênh truyền, yêu cầu mã hóa nguồn, phương thức điều chế ... Trong OFDM mã hóa có thểđược thực hiện ở miền thời gian và tần số. Kỹ thuật cài xen (Interleaving) cũng đóng một vai trò quan trọng trong mã hóa. Sự kết hợp giữa mã hóa khối và mã hóa vòng xoắn với việc cài xen thích hợp trong miền tần số hoặc thời gian tạo thành một chuỗi mã hóa (Concatenated coding). Một chuỗi mã hóa song song mới là mã hóa Turbo đang hứa hẹn nhiều triển vọng trong các ứng dụng của OFDM.

4.1. Mã hóa khối trong OFDM

Trong mã hóa khối, dữ liệu đầu vào được chia thành từng khối k bit và đầu ra là các khối n bit (với n > k). Ở đây, n - k bit thêm vào gọi là các bit kiểm tra được tính toán từ k bit đầu vào theo một thuật toán nhất định.

Phương thức mã hóa này làm tăng băng thông lên R lần. Với R = n/k gọi là tỷ số mã, R chính là tốc độđầu ra trên tốc độđầu vào bộ lập mã.

Computation

Một phần của tài liệu Công nghệ OFDM và ứng dụng trong truyền hình số (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)