Các giải pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy pptx (Trang 31 - 36)

Để đạt được nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh cho những năm tới, Chi nhánh sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục trau dồi nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người vì sự nghiệp chung, sự nghiệp của đơn vị cũng như của mỗi một cá nhân. Tạo không khí làm việc vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, phong cách thái độ làm việc tận tình chu đáo, văn minh, lịch sự. Tạo được “văn hoá ngân hàng” lành mạnh nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Thứ hai, phát huy mạnh mẽ ý thức làm chủ tập thể phán đấu vì nhiệm vụ và mục tiêu chung, kết hợp sức mạnh của chuyên môn và các tổ chức đoàn thể, xây dựng đoàn kết nội bộ thống nhất trong toàn Chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ chính trị và chuyên môn. Thứ ba, tăng cường điều hành và tập trung thống nhất trong toàn Chi nhánh. Nâng cao hiệu lực của bộ máy kiểm tra kiểm soát. Mở rộng mạng lưới kinh doanh ở những vùng kinh tế phát triển, dân cư đông. Kết hợp nhiều hình thức đào tạo để nâng cao chất luợng cán bộ, bổ sung nhân lực, sắp xếp bố trí hợp lý để nâng cao sức làm việc. Xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trong ngân hàng, trong đó chất lượng cán bộ là nhân tố quan trọng hàng đầu, cán bộ ngân hàng phải vừa tinh thông nghiệp vụ vùa có thái độ phong cách giao dịch tố, có tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng mọi yêu cầu tốt nhất cho khách hàng.

Thứ tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ, phát triển đa dạng và toàn diện dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Nâng cao điều kiện làm việc phù hợp với quy mô hoạt động của Chi nhánh.

Thứ năm, tiếp tục đổi mới hoạt động kinh doanh bằng việc nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng, chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường và các dự án có tính khả thi để đầu tư.

Thứ sáu, chú trọng tăng trưởng nguồn vốn huy động tại chỗ. Điều hành lãi suất huy động vốn hợp lý, sử dụng linh hoạt các hình thức huy động vốn, trang bị đầy đủ phương tiện làm việc, mở rộng mạng lưới Quỹ tiết kiệm, có chính sách hợp lý đối với những khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi lớn.

Thứ bảy, tích cực mở rộng cho vay, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu dư nợ tín dụng phù hợp với nhu cầu vốn của nền kinh tế và khả năng của Chi nhánh, ưu tiên tăng trưởng dư nợ phục vụ công cuộc Công nghiệp hoá_ Hiện đại hoá, nông nghiệp và nông thôn, trong đó chú trọng cho vay các DNNN như các tổng công ty và các đơn vị thành viên. Tập trung vốn cho các ngành sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng

thuỷ lợi tạo ra sản phẩm vật chất cho xã hội và các ngành phục vụ xuất nhập khẩu. Tiếp tục nghiên cứu cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhằm khơi dậy tiềm năng và nguồn lực cho mọi thành phần kinh tế để thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển. Đồng thời phát triển các nghiệp vụ mới như nghiệp vụ bảo lãnh,… Thứ tám, tiếp tục thực hiện công tác chấn chỉnh hoạt động ngân hàng nói chung và công tác tín dụng nói riêng, cố gắng tìm mọi biện pháp tốt nhất và tập trung lực lượng để xử lý thu hồi nợ quá hạn, giải quyết những tồn tại trong kinh doanh nhằm tái tạo nguồn vốn đầu tư phát triển.

Thứ chín, gắn bó hơn nữa mối quan hệ với Cấp uỷ, Chính quyền địa phương, với Ngân hàng cấp trên, tranh thủ sự chỉ đạo và bám sát các chủ trương đường lối phát triển kinh tế của địa phương để đầu tư cho vay, tăng cường thông tin đầu tư và tư vấn các vấn đề tài chính- tiền tệ để hỗ trợ địa phương và các doanh nghiệp trong quá trình phát triển.

Mục lục:

Phần I: Tổng quan về Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ –Thành phố Vinh- Nghệ An.

I. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ. II. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh

1. Phòng Kinh doanh. 2. Phòng Kế toán.

3. Phòng Tổ chức- hành chính. 4. Phòng Ngân quỹ.

5. Phòng Nguồn vốn.

6. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ. 7. Phòng giao dịch Trường thi.

Phần II: Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ những năm qua.

I. Tình hình kinh tế- xã hội Tỉnh Nghệ An những năm qua. II. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm qua.

1. Về huy động vốn.

2. Về hoạt động cho vay đầu tư

4. Công tác tiền tệ-kho quỹ.

5. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. 6. Công tác tổ chức điều hành.

7. Kết quả kinh doanh.

III. Tìm hiểu về kế hoạch tiền tệ của Chi nhánh. 1. Trình tự lập bảng cân đối vốn kinh doanh. 2. Khai thác, sử dụng và quản lý vốn.

3. Bài học kinh nghiệm.

IV. Tìm hiểu về quản lý tiền gửi dân cư. 1. Thủ tục gửi tiền lần đầu.

2. Thủ tục gửi tiền lần tiếp theo. 3. Thủ tục trả tiền gửi tiết kiệm. 4. Tất toán tài khoản.

Phần III: Mục tiêu và giải pháp điều hành hoạt động kinh doanh năm 2003. I. Dự báo những thuận lợi và khó khăn.

1. Thuận lợi. 2. Khó khăn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy pptx (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)