Đánh giá các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Nhà khách

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động Việt doc (Trang 46 - 49)

2- Các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

2.1. Đánh giá các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Nhà khách

Tổng Liên đoàn.

2.1.1/ Đánh giá giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh của Nhà khách, thu hút ngày nhiều khách đến lưu trú kể cả khách nội địa và quốc tế, thì việc làm thiết thực đầu tiên là Nhà khách phải nâng cao chất lượng phục vụ. Đây là giải pháp chung nhất mà các nhà kinh doanh dịch vụ cần phải quan tâm và thực hiện hàng đầu. Để nâng cao chất lượng phục vụ, Nhà khách tập trung vào hai yếu tố: Cơ sở vật chất kỹ thuật và con người.

Để nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật,năm 2000 Nhà khách đã quyết định mở rộng quy mô, tăng thêm 24 phòng nghỉ, trong đó có 12 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ khách nước ngoài. Để phục vụ khách hộinghị, Nhà khách đã có 3 phòng lớn, nhỏ tương ứng 30 – 140 – 250 chỗ ngồi.

Chuẩn bị cho SEAGAMES 22 tổ chức tại thành phố Hà Nội, Nhà khách được UBND thành phố, Ban chỉ đạo SEAGAMES 22 thành phố Hà Nội chọn là một trong những cơ sở chính thức đón khách mời, trọng tài, vận động viên các nước tham dự. Để phục vụ tốt cho kỳ đón tiếp này, Nhà khách đã thực hiện các dự án đầu tư để nâng cấp cơ sở hạ tầng là:

+ Cải tạo xây dựng mới phòng nghỉ.

+ Tu sửa, mua sắm các trang thiết bị trong phòng nghỉ để đáp ứng nhu cầu tiện nghi của khách.

+ Mở rộng quy mô hoạt động.

+ Sửa chữa hội trường, phòng họp để kịp thời phục vụ phòng họp, tiệc. + Trang bị công cụ lao động cho các bộ phận.

+ Thay đổi bộ mặt khu đại sảnh để tăng sức hấp dẫn cho Nhà khách.

áp dụng giá cả hợp lý đối với khách đoàn, tuor, khách hội nghị… tạo được thị trường ổn định, giữ vững được thị trường khách truyền thống.

Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật tốt – giá cả hợp lý. Điều này góp phần vào việc tăng chất lượng phục vụ, giữ được uy thê trên thị trường.

- Để sử dụng nguyền nhân lực có hiệu quả là con người, ban lãnh đạo Nhà khách đảm bảo về chế độ lương bổng, phúc lợi, bảo hiểm, khen thưởng và kỷ luật theo đúng quy định của Luật Lao động. Nó thúc đẩy tính tự tin, lòng nhiệt tình và cảm giác an toàn trong lao động của nhân viên. Đây là động lực để nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên với khách: Sự đảm bảo này thể hiện cụ thể là:

+ Về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế thực hiện đúng luật 100%.Tất cả cán bộ công nhân viên trong Nhà khách đều được mua bảo hiểm đầy đủ hàng năm.

+ Về phúc lợi: Ngoài tiền lương hàng năm còn được tiền thưởng vào dịp lễ, tết. Bố trí thăm hỏi nhân viên khi ốm đau, gia đình có việc hiếu, hỉ và trợ cấp khó khăn cho gia đình khó khăn.

+ Công tác đào tạo nghề, học tập ngoại ngữ được tổ chức thường xuyên. + Về chế độ khen thưởng: Đây là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, nâng cao chất lượng phục vụ nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung. Tổ chức khen thưởng giữa các tổ, các bộ phận khác nhau khi thực hiện tốt công việc của mình.

Đây là biên pháp chủ yếu mà Nhà khách đã thực hiện để kích thích người lao động nâng cao chất lượng phục vụ. Tuy nhiên độ tuổi của đội ngũ lao động trong Nhà khách là tương đối cao, nó có thể phù hợp trong thời gian này. Nhưng để có một chiến lược phát triển lâu dài thì nguồn nhân công lao động cần phải có sự thay đổi để phù hợp với tính chất của công việc trong Nhà khách để tạo ra đội ngũ lao động giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao như hiện nay. Đấy cũng là sự cố gắng lớn của cấp quản lý trong Nhà khách.

Qua việc đánh giá thực trạng sử dụng lao động tại Nhà khách Tổng liên đoàn, em nhận thấy rằng:

* Điểm mạnh:

- Độ tuổi trung bình tương đối cao, chính vì vậy họ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, trong phục vụ.

- Đội ngũ nhân viên chủ yếu nằm trong biên chế nhà nước nên đào tạo không dẫn đến lãng phí và chi phí đào tạo, mất nguồn lao động.

- Phân công lao động theo giới tính, độ tuổi, nam nữ phù hợp với yêu cầu của công việc.

- Cán bộ quản lý đều là những người có kinh nghiệm lâu năm gắn bó với ngành công đoàn nên rất tâm huyết với nghề.

 Điểm yếu:

- Độ tuổi trung bình ở công ty khá cao, nên không phù hợp với hoạt động kinh doanh khách sạn nhất là bộ phận lao động trực tiếp.

- Trình độ của công nhân viên nói chung là thấp, đa số là trung cấp, đào tạo qua lớp ngắn hạn về nghiệp vụ. Sử dụng ngoại ngữ không thành thạo ngay cả trong bộ phận lễ tân.

- Nghiệp vụ của công nhân viên đã được đào tạo nhưng chưa cao. - Hiệu quả sử dụng lao động không cao, xu hướng tăng giảm không rõ rệt.

- Do đặc điểm thường là khách nội địa nên nhân viên chưa có nhiều điều kiện để tiếp xúc với khách quốc tế để nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ của minh. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn dến trình độ ngoại ngữ của nhân viên trong nhà khách là không cao nhất là bộ phận lễ tân.

- Nhân viên trong nhà khách hầu hết là có gia đình nên việc đầu tư để đi học ngoại ngữ là ít đây là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động Việt doc (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)