Chuẩn 802.16e-2005 hỗ trợ 3 tuỳ chọn phân phối kênh con, tuỳ theo các tình huống sử dụng như sau:
- Các sóng mang con có thể được tán xạ thông qua kênh tần số. Điều này liên quan hoàn toàn tới việc sử dụng phân hoá kênh con (sub-channelization) hoặc FUSC
- Một số nhóm sóng mang con tán xạ có thể được sử dụng để tạo thành một kênh con. Điều này liên quan 1 phần tới việc sử dụng phân hoá kênh con ( sub- channelization ) hoặc PUSC
- Các kênh con có thể được tạo ra bởi các nhóm sóng mang con tiếp theo. Điều này liên quan tới sự điều biến và mã hoá tuỳ ứng hoặc AMC
9 Mô hình FUSC
Hình 2.8 Sự tạo kênh trong mô hình FUSH
• Các sóng mang con trải dọc trên băng thông
• Các sóng mang pilot có vị trí cố định
• Băng thông được phân thành các khối nhỏ nhất có 48 sóng mang phụ và một symbol OFDMA
Với mô hình này, do các sóng mang phụ được trải dọc trên băng thông nên đạt được theo phân tập tần số là tốt nhất. FUSH được dùng chủ yếu cho đường xuống.
9 Mô hình PUSC
• Đối với DL PUSC: Các sóng mang con khả dụng sẽ được nhóm thành các cluster
Hình 2.9 Cluster trong mô hình DL PUSH
- Mỗi cluster chứa 28 sóng mang con liền kề trải đều trên 2 symbol OFDMA
- 4 sóng mang pilot trên mỗi cluster
- 2 cluster/ kênh con sẽ chứa 48 sóng mang phụ
Hình 2.10 Tile trong mô hình UL PUSH
- Tile chứa 4 sóng mang con liền kề trải trên 3 symbol OFDMA - Mỗi tile chứa 4 sóng mang pilot.
- 4 sóng mang con x 6 tile/kênh con = 48 sóng mang con
Đối với mô hình này, do các sóng mang con được nhóm vào các cluster, nên rất thuận lợi cho việc tái sử dụng tài nguyên tần số. PUSH được sử dụng cho cả đường lên và đường xuống.
9 Mô hình AMC
Không gian các sóng mang con được chia thành các Bin. Mỗi Bin gồm có 9 sóng mang con liền kề trong 1 symbol ,trong đó có 8 sóng mang con dữ liệu và 1 sóng mang con pilot.
Một kênh con được tạo thành bởi 1 tập các Bin có dạng MxN (trong đó M là số Bin liền kề/1symbol,N là số Symbol liền kề).Tập hợp có thể có của MxN là 6x1,3x2,2x3,1x6. AMC được sử dụng cho cả đường lên và đường xuống.
Hình 2.11 Bin trong mô hình AMC