Chuẩn 802.16e - 2005 được tổ chức IEEE đưa ra vào tháng 11 - 2005. Đây là phiên bản phát triển dựa trên việc nâng cấp chuẩn 802.16 - 2004 nhằm hỗ trợ thêm cho các dịch vụ di động. Chuẩn này sử dụng kỹ thuật đa truy nhập SOFDMA ( Scalable Orthogonal Frequency Division Multiplexing Access ), kỹ thuật điều chế đa sóng mang
sử dụng kênh phụ. Băng tần được khuyến cáo dành cho chuẩn là < 6Ghz để phục vụ cho các ứng dụng trong môi trường không trong tầm nhìn thẳng và ứng dụng di động. Tuy tốc độ và khả năng bao phủ không được lớn như chuẩn cố định, nhưng với kênh băng thông 10 Mhz, nó cũng có thể đạt tới tốc độ 30 MHz, với khả năng bao phủ tới 15 km. Một đặc điểm nổi bật của chuẩn này là có thể ứng dụng trong môi trường di động với tốc độ lý thuyết có thể lên tới đến 120 km/h.
► Với những đặc điểm và sự phát triển của các chuẩn 802.16 nói trên, ta có thể nhận thấy được sự khác nhau về cơ bản, cũng như nhận biết được những tính kế thừa của các chuẩn này.
Chuẩn 802.16 802.16a/REVd 802.16e
Dải tần số 10-66GHz <11GHz <6GHz
Môi trường
truyền Line of Sight Non Light of Sight
Non Light of Sight
Tốc độ 32-144Mbps Up to 75 Mbps Up to 15 Mbps Điều chế QPSK OFDM 256 sub-carrier,
QPSK,16QAM,64QAM Tương tự 802.16a Mức di động Cố định Cố định Có thể cho tốc độ di chuyển thấp Băng thông
kênh 20,25,28MHz Dải kênh 1.25-20 MHz
Tương tự 802.16a Bán kính cell 1.7-5km 5 tới 10km; tối đa 50 km tùy 1.7-5km
thuộc vào điều kiện truyền
Bảng 1.1 So sánh các chuẩn 802.16
Nhưđã đề cập ở phần đầu chương, WiMAX – hay còn gọi theo tên kỹ thuật là
chuẩn 802.16 - tập trung vào 2 lớp thấp nhất của mô hình OSI, đó là lớp PHY và lớp
MAC. Chương tiếp theo chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về vai trò cũng nhưđặc tính
kỹ thuật của 2 lớp này đối với chuẩn IEEE 802.16e trong việc phát triển WiMAX di
Chương 2.
LỚP MAC VÀ PHY TRONG CHUẨN IEEE 802.16e
Chuẩn IEEE 802.16 đã đưa ra một mô hình cho hệ thống truy cập không dây băng rộng, nó là chuẩn thiết kế cho hai lớp thấp nhất trong mô hình OSI là lớp PHY và lớp MAC. Chuẩn này đưa ra nhiều cấu hình dành cho lớp PHY như lớp vật lý đơn sóng mang (SC PHY layer), lớp vật lý OFDM (OFDM PHY layer), lớp vật lý OFDMA (OFDMA PHY layer). Các lớp vật lý này sẽ được các nhà sản xuất lựa chọn khi sản xuất thiết bị. Đối với chuẩn 802.16e của WiMAX di động thì vị trí tương đối của lớp PHY và lớp MAC được trình bày như hình 2.1:
Hình 2.1 Mô hình lớp PHY và MAC
Nhưng đã được sửa đổi và chỉ ra ở trong chuẩn IEEE 802.16e, thiết kế cho các hệ thống hoạt động ở dải tần từ 2 GHz đến 6 GHz. Ý nghĩa quan trọng của sự khác nhau giữa hai băng tần trên đó là khả năng hỗ trợ trong tầm nhìn không thẳng NLOS và ở tần số thấp khi mà các thiết bị không thể thực hiện được ở tần số cao. Lớp MAC mô tả trong 802.16e bao gồm 3 lớp con: Lớp con hội tụ chuyên biệt dịch vụ ( Service Specific Convergence Sublayer ), lớp con MAC phần chung ( MAC Common Part Sublayer ) và lớp con bảo mật ( Privacy Sublayer ).