Cơ cấu giống heo nuôi tại hai xã Eakmut và Cư Huê

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình chăn nuôi heo tại huyện eakar tỉnh đăk lăk (Trang 29 - 31)

Qua điều tra cho thấy ngày nay người chăn nuôi chủ yếu sử dụng heo lai để chăn nuôi và phát triển.

Bảng 4.4 Cơ cấu giống (nhóm) heo

Xã điều traSố hộ

Giống nội Nhóm lai Giống ngoại Số hộ nuôi Tỷ lệ (%) Số hộ nuôi Tỷ lệ (%) Số hộ nuôi Tỷ lệ (%) EakMút 60 0 0 60 100 0 0 Cư Huê 60 0 0 60 100 0 0 Trung bình - - 0 - 100 - 0

Kết quả điều tra ở bảng 4.4 cho thấy có 120 hộ chăn nuôi heo nái sinh sản thì tất cả đều sử dụng nhóm heo lai để phát triển chăn nuôi vì người chăn nuôi có thể tận dụng được ưu thế lai, giống heo có ngoại hình đẹp, đẻ nhiều con, nuôi con khéo và có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Tây Nguyên nên rất thích hợp cho chăn nuôi ở các hộ dân tại địa bàn huyện.

Bảng 4.5 Phương thức phối giống cho heo nái

Xã Số heo nái (con)

Phối nhân tạo Phối trực tiếp Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%)

EakMút 280 159 56.79 121 43.21

Cư Huê 166 71 42.77 95 57.23

Trung bình - - 51.57 - 48.43

Qua điều tra cho thấy, tỷ lệ phối nhân tạo ở xã Eakmut là 56.79%

chiếm tỷ lệ cao hơn so với xã Cư Huê là 42.77%. Nguyên nhân chủ yếu là đội ngũ cán bộ thú y xã có tay nghề cao và có nhiều kinh nghiệm trong cách phối giống cho heo cùng với công tác khuyến nông tại xã đã đi sâu vào sản xuất chăn nuôi của người dân nên họ yên tâm khi thực hiện phương thức phối giống này. Đối với phương thức phối trực tiếp, ở xã Cư Huê chiếm tỷ lệ cao hơn ở Eakmut vì một phần do họ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ cộng với kinh nghiệm và sự tin cậy ở cách phối nhân tạo còn thấp.

Kết luận: trên địa bàn huyện đã có nhiều hộ chăn nuôi sử dụng phương pháp phối giống nhân tạo để phối giống cho heo nái sinh sản. Bên cạnh đó những hộ sử dụng phối giống nhân tạo không thành công hoặc những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì mới sử dụng phương pháp nhảy trực tiếp. Phối giống nhân tạo mang lại hiệu quả cao hơn không mất quá nhiều thời gian. Người chăn nuôi lại chủ động hơn trong công tác giống, đem lại hiệu quả và kinh tế cho nông

hộ. Vì vậy, phương phấp này đã được chú trọng và ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình chăn nuôi heo tại huyện eakar tỉnh đăk lăk (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w