Các phương án chiến lược lựa chọn

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh công ty đầu tư xuất nhập Minh Châu giai đoạn 2010 – 2015 (Trang 35 - 39)

I. MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA CÔNG TY MINH CHÂU TRONG THỜI GIAN TỚ

2) Các phương án chiến lược lựa chọn

Xây dựng chiến lược cạnh tranh của công ty đầu tư XNK Minh Châu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến sự phát triển của công ty . Dựa vào điều kiện cụ thể của công ty sẽ đưa ra cách thức xây dựng chiến lược .

Lựa chọn khách hàng mục tiêu

- Các đại lý kinh doanh trên địa bàn đông dân cư

Đặc biẹt là các thành phố lớn

Lựa chọn mục tiêu kinh doanh

- Dẫn đầu thị phần- Dẫn đầu chất lượng - Dẫn đầu chất lượng

- Tối đa hoá lợi nhuận ngắn hạn- Dẫn đầu chủng loại hàng hoá - Dẫn đầu chủng loại hàng hoá - Tạo lợi thế cạnh tranh

Xác định chiến lược cạnh tranh - Bảo vệ thị phần hiện tại - Mở rộng thị phần hiện tại Chăm sóc

khách hàng

Cần khuyếch trương bao nhiêu điểm khác

biệt

Khuyếch trương những điểm khác biệt nào

Truyền bá vị trí sản phẩm Bán hàng X ây d ựn g ch iế n lư ợc đ ịn h vị

Những điều kiện đó được thể hiện trong ma trận SWOT . Các yếu tố được đánh giá tốt cho thấy cơ hội mà công ty có thể tranh thủ . Ngược lại các yếu tố ảnh hưởng xấu chỉ ra các nguy cơ có tiềm ẩn đối với công ty . Các yếu tố đó bao gồm yếu tố môi trường bên ngoài công ty ;và các yếu tố tiềm năng công ty

Xét về mục tiêu tăng trưởng của công ty đưa ra chiến lược tăng trưởng

Mục tiêu tăng trưởng nhanh chóng ; bền vững của công ty được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau ; do đó cần có những chiến lược khác nhau :

2.1.Chiến lược tăng trưởng tập trung

Chiến lược tăng trưởng tập trung là chiến lược chủ đạo đặt trọng tâm vào những thế mạnh hiện có của công ty ( như đã nêu trong ma trận SWOT ) bao gồm chất lượng sản phẩm của những mặt hàng chiếm vị thế trên thị trường vào các lĩnh vực quan trọng ,chủ lực mà không có sự thay đổi bất kỳ yếu tố nào khác . Công ty cần cố gắng khai thác hết các cơ hội có được về sản phẩm đang kinh doanh , các lĩnh vực , thị trường hiện tại .

Phương án chủ đạo của chiến lược tăng trưởng là thâm nhập thị trường ; phát triển thị trường ; và phát triển sản phẩm

+ Thâm nhập thị trường : công ty tìm cách tăng trưởng xuất nhập khẩu các hàng hóa .dịch vụ hiện đang kinh doanh . Phương án này đượn thực hiện thông qua nỗ lực trong hoạt động marketing của công ty . Công ty có thể tăng thị phần của mình bằng các giải pháp :

- Tăng sức mua của khách hàng

- Lôi kéo khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh - Mua lại từ các đối thủ cạnh tranh

+ Phát triển thị trường : tìm các tăng trưởng bằng con đường thâm nhập vào các thị trường mới để bán cá sản phẩm của công ty đang kinh doanh . Để

phát triển thị trường ; dựa vào điều kiện cụ thể của công ty tìm ra các giải pháp thích hợp thực hiện Công ty có thể quan tâm đến các giải pháp :

- Tìm kiếm thị trường mới trên các địa bàn mới - Tìm kiếm thị trường mục tiêu mới

- Tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm công ty đang kinh doanh

Những giải pháp trên có liên quan mật thiết đến chiến lược marketing của doanh nghiệp về thị trường , sản phẩm , khách hàng

+ Chiến lược phát triển sản phẩm : thông qua việc phát triển các sản phẩm mới để bán trong các thị trường hiện tại .Các sản phẩm mới của công ty có thể khai thác qua các phương thức :

- Phát triển sản phẩm riêng biệt , cá biệt hóa sản phẩm ( thay đổi kiểu dáng , mẫu mã , cách thức bao gói , bao bì …)

- Bổ sung danh mục sản phẩm kinh doanh ( bổ sung mẫu mã sản phẩm hàng hóa có chất lượng thấp hoặc cao hơn )

2.2.Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa

Nguyên nhân lựa chọn chiến lược này :

•Công ty có thể đầu tư vào các sản phẩm khác nhau có lợi nhuận cao hơn .

•Mở rộng hoạt động kinh doanh có lợi hơn do tối ưu hóa được các chi phí phân bỏ chung.

•Có cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế

•Giảm thiểu được 1 phần rủi ro trong việc kinh doanh các sản phẩm so với tăng trưởng trọng tâm

•Có thể trưng dụng được các cán bộ quản trị có kinh nghiệm , có năng lực hoặc nâng cao được trình độ của cán bộ hiện tại của doanh nghiệp

Chiến lược đa dạng hóa của công ty có thể được biểu hiện dưới các hình thức chủ yếu:

- Đa dạng hóa đồng tâm : tìm cách tăng trưởng cho công ty bằng cách hướng tới những thị trường mớ với các sản phẩm mới phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp . Đa dạng hóa đồng tâm cần sự tranh thủ phá huy các yếu tố nội lực của công ty như khả năng phát triển sản phẩm , mở rộng thị trường …

- Đa dạng hóa theo chiều ngang : Tìm cách tăng trưởng bằng tiêu thụ các sản phẩm mới trên thị trường hiện tại . Những sản phẩm mới này khác về công nghệ sản xuất đối với những sản phẩm hầng hóa hiện công ty đang kinh doanh, nhưng có lien quan đến việc bán các sản phẩm hiện tại ( ví dụ :

- Đa dạng hóa tổ hợp : Bằng cách đưa ra thị trường mới các sản phẩm hàng hóa mới không có lien quan về mặt công nghệ với những sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh . Có thể sử dụng chiến lược đa dạng hóa tổ hợp để khắc phục những hạn chế về tính thời vụ , thiếu vốn kinh doanh , thiếu cơ hội hấp dẫn thị trường ..Tuy nhiên cần đặc biệt chú trọng đến chi phí thâm nhập thị trường đối với một loại sản phẩm tăng trưởng cao , sự đảm bảo chắc chắn cho thành công của chiến lược

2.3. Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập

Chiến lược này cho phép công ty củng cố vị thế của mình trên thị trường và doanh nghiệp có thể phát huy được hết nội lực . Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập / liên kết thích hợp với các công ty đang kinh doanh những sản phẩm có ưu thế nhưng còn lưỡng lự khi chọn chiến lược tăng trưởng tập trung

Ở liên kết , trình độ các hoạt động kinh doanh có sự đổi mới đáng kể , cả các hoạt động thương mại đầu vào lẫn các hoạt động thương mại đầu ra.

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh công ty đầu tư xuất nhập Minh Châu giai đoạn 2010 – 2015 (Trang 35 - 39)