Hình vẽ 2.12 minh họa một mạng nhiều cây.
Trong mạng nhiều cây, dòng dữ liệu được chia ra thành nhiều dòng dữ liệu con. Các máy cũng được chia thành nhiều cây con, mỗi cây con ứng với một dòng dữ liệu con. Mỗi cây con hoạt động như mạng một cây, dữ liệu được truyền từ nút cha đến nút con.
Mỗi peer trong mạng có thể tham gia đồng thời vào nhiều cây, tuy nhiên vai trò của nó trong các cây con khác nhau là khác nhau. Để hạn chế ảnh hưởng của một máy trong trường hợp ngắt bỏ kết nối, mỗi peer chỉ có thể là cha trên duy nhất một cây, và là nút chỉ nhận dữ liệu về trên các cây còn lại. Để hiệu quả sử dụng băng thông cao, người ta đặt số nút con của mỗi nút cha tỉ lệ thuận với băng thông tải lên của máy đó (upload bandwidth).
Hình vẽ 2.12 mô tả kiến trúc mạng nhiều cây với 2 dòng dữ liệu và 7 peer. Trong đó peer 0, peer1, peer2 là nút cha của cây bên trái, và là nút chỉ nhận dữ liệu tại cây bên phải.
Ở kiến trúc mạng nhiều cây, việc sử dụng băng thông các peer đã được tối ưu hơn do tỉ lệ các nút tham gia vào việc truyền dữ liệu đã tăng lên đáng kể. Khi một peer ngắt kết nối tại một cây con, các nút con của nó vẫn giữ kết nối với mạng ở các cây con khác. Điều này làm giảm ảnh hưởng của hiện tượng ngắt kết nối của các peer. Tuy nhiên cấu trúc tại các cây con còn lại không tối ưu, do rất có thể các peer có băng thông gửi dữ liệu (upload bandwidth) cao lại là những nút chỉ nhận dữ liệu.
Tóm lại, trong cả mô hình một cây và nhiều cây, việc quản lý và duy trì một cấu trúc cây sao cho tối ưu về băng thông và thời gian phục hồi nhanh gặp rất nhiều khó khăn.Đó cũng chính là lý do khiến người ta nghĩ tới mạng peer to peer không cấu trúc. Những so sánh giữa mạng có cấu trúc cây và không cấu trúc chỉ ra rằng, mạng không cấu trúc có nhiều ưu điểm hơn mạng có cấu trúc cây