Ngày nay cảm biến quang thường sử dụng đèn bán dẫn LED (Light Emitting Diode).
Ánh sáng được phát ra theo xung. Nhịp điệu xung đặc biệt giúp cảm biến phân biệt được ánh sáng của cảm biến và ánh sáng từ các nguồn khác (như ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng trong phịng).
Các loại LED thơng dụng nhất là LED đỏ, LED hồng ngoại hoặc LED laze. Một số dịng cảm biến đặc biệt dùng LED trắng hoặc xanh lá. Ngồi ra cũng cĩ LED vàng.
Bộ thu sáng
Thơng thường bộ thu sáng là một phototransistor (tranzito quang). Bộ phận này cảm nhận ánh sáng và chuyển đổi thành tín hiệu điện tỉ lệ. Hiện nay nhiều loại cảm biến quang sử dụng mạch ứng dụng tích hợp chuyên dụng ASIC ( Application Specific Integrated Circuit). Mạch này tích hợp tất cả bộ phận quang, khuếch đại, mạch xử lý và chức năng vào một vi mạch (IC). Tất cả các dịng cảm biến quang Omron ra mắt gần đây (như E3Z, E3T, E3F3) đều sử dụng ASIC.
Bộ phận thu cĩ thể nhận ánh sáng trực tiếp từ bộ phát (như trường hợp của loại thu- phát), hoặc ánh sáng phản xạ lại từ vật bị phát hiện (trường hợp phản xạ khuếch tán). Bạn sẽ tìm hiểu rõ hơn về các chế độ hoạt động này trong chương sau.
Mạch tín hiệu ra
Mạch đầu ra chuyển tín hiệu tỉ lệ (analogue) từ tranzito quang / ASIC thành tín hiệu On / Off được khuếch đại. Khi lượng ánh sáng thu được vượt quá mức ngưỡng được xác định, tín hiệu ra của cảm biến được kích hoạt.
Mặc dù một số loại cảm biến thế hệ trước tích hợp mạch nguồn và dùng tín hiệu ra là tiếp điểm rơ le vẫn khá phổ biến, ngày nay các loại cảm biến chủ yếu dùng tín
hiệu ra bán dẫn (PNP/NPN).
Một số cảm biến quang cịn cĩ cả tín hiệu tỉ lệ ra phục vụ cho các ứng dụng đo đếm.