Phân tích cơ hội, nguy cơ.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN lược MARKETING (Trang 90 - 92)

I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚ

2. Phân tích cơ hội, nguy cơ.

2.1- Cơ hội (opportunities).

O1: Việt Nam có thị trường rộng lớn cho việc phát triển dịch vụ Viễn thông như điện thoại các loại, tổng đài, vật tư chuyên dùng khác. Thị trường bưu chính viễn thông thế giới cũng đang phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của nhiều hãng viễn thông lớn tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc mở rộng phạm vi lựa chọn đối tác kinh doanh.

O2: Xu hướng hội nhập mở cửa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tận dụng

vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước khác giúp Công ty tham gia xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài.

O3: Việc phát triển các loại dịch vụ viễn thông khác như Internet là cơ hội cho kinh doanh vật tư, thiết bị và dịch vụ BCVT.

O4: Là doanh nghiệp hoạt động khá lâu năm trên thị trường nên Công ty có nhiều cơ hội mở rộng thị trường.

O5: Tình hình kinh tế xã hội trong nước ổn định, lĩnh vực mà Công ty kinh doanh đem lại lợi nhuận cao nên thu hút nhiều đầu tư.

O6: Ngành BCVT là ngành được Nhà nước quan tâm phát triển. Với chiến lược phát triển tăng tốc của ngành thì thị trường ngành được mở rộng, nhu cầu vật tư thiết bị thuộc lĩnh vực BCVT sẽ tăng. Là đơn vị kinh doanh trực thuộc VNPT, nhập khẩu các vật tư chuyên ngành Bưu điện là chức năng cơ bản của Công ty VTBĐ I. Đây là thuận lợi lớn của Công ty vì sớm nắm bắt được sự đầu tư phát triển của ngành ở các địa phương từ đó chủ động lên phương án tiếp cận thị trường. Tốc độ phát triển của ngành, của mạng lưới tăng nhanh là điều kiện cơ sở để Công ty phát triển đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Các công trình của ngành càng nhiều thì nhu cầu về thiết bị, vật tư càng cao.

O7: Xu thế biến đổi các doanh nghiệp quốc doanh thành Công ty Cổ phần hứa hẹn những thuận lợi cho công việc kinh doanh của Công ty. Mặt khác hiệp định thương mại Việt - Mỹ vừa được ký kết cũng là một trong những thuận lợi lớn cho công cuộc phát triển của Công ty.

O8: Hiện nay, ngành Bưu Chính Viễn Thông vẫn được coi là ngành độc quyền, nên sự cạnh tranh trong môi trường ngành không thật sự gay gắt, các đối thủ cạnh tranh với Công ty chỉ là một số các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, hơn nữa họ vẫn bị chi phối bởi kế hoạch, chiến lược phát triển của Tổng công ty.

2.2- Nguy cơ (Threats).

T1: Hiện nay, ngoài Công ty VTBĐ I còn rất nhiều công ty quốc doanh và tư nhân tham gia kinh doanh dịch vụ BCVT và có khả năng nhập khẩu trực tiếp. Trong thời gian tới khi Việt Nam thực hiện hiệp định Việt Mỹ, chính thức ra nhập APTA, WTO thì không chỉ có các doanh nghiệp trong nước tham gia hoạt động này mà là cả các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy Công ty sẽ bị cạnh tran ngày càng gay gắt hơn.

T2: Hiện tại thị trường Hà Nội, các thành phố lớn đã bão hòa, đối tượng thu nhập cao đã lắp đặt, sử dụng, nhu cầu của đối tượng này sẽ không tăng. Vì vậy phần lớn khách hàng tiềm năng nằm trong nhóm đối tượng có thu nhập thấp, Công ty cần phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN lược MARKETING (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)