Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần than tây nam đá mài – vinacomin (Trang 54 - 64)

V. Tài sản ngắn hạn khác 42.258.969.736 26,55 42.258.969

4.Kỳ luân chuyển vốn lưu động

= 360/(3) 30 51 -21 -41,48

Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động biểu hiện ở tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cao hay thấp.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển.

- Số lần luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động).

Số vòng quay vốn lưu động phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quay của vốn lưu động thực hiện trong một thời kỳ nhất định, 54

được xác định bằng tỷ số giữa tổng mức luân chuyển vốn lưu động trên số vốn lưu động bình quân trong kỳ.

Năm 2011, vốn lưu động luân chuyển được 12 vòng, so với năm 2010 chỉ luân chuyển được 7 vòng, như vậy năm 2011 so với năm 2010 số vòng luân chuyển vốn lưu động đã tăng thêm 5 vòng tương ứng tăng 70,88%. Việc số vòng luân chuyển vốn lưu động tăng là một dấu hiệu tốt cho thấy việc sử dụng vốn lưu động đã có hiệu quả tốt.

- Kỳ luân chuyển vốn lưu động.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động ở trong kỳ. Kỳ luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng tỷ số giữa số ngày trong kỳ trên số vòng quay vốn lưu động.

Năm 2011, kỳ luân chuyển vốn lưu động là 30 ngày, so với năm 2010 có kỳ luân chuyển vốn lưu động là 51 ngày, kỳ luân chuyển vốn lưu động năm 2011 đã giảm so với năm 2010 là 21 ngày, tương ứng giảm 41,48 %. Việc kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm cho thấy thời gian quay vòng vốn lưu động của công ty năm 2011 đã được rút ngắn hơn so với năm 2010, như việc vốn lưu động năm 2011 được sử dụng có hiệu quả hơn so với năm 2010.

Hàm lượng vốn lưu động.

Bảng 7. Bảng phân tích hàm lượng vốn lưu động.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010

So sánh

Vốn lưu động bình quân 168853389729 129194371667 39659018062 30,70

Hàm lượng vốn lưu động 0,08 0,14 0 -41,48

Hàm lượng vốn lưu động (hay mức đảm nhiệm VLĐ) là số vốn lưu động cần có để đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm. Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ số giữa số vốn lưu động bình quân và doanh thu thuần.

Năm 2011, hàm lượng vốn lưu động của công ty là 0,08 đồng, năm 2010 hàm lượng vốn lưu động của công ty là 0,14 đồng. Điều này cho biết để tạo ra được một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm năm 2010 cần đến 0,14 đồng vốn lưu động, trong khi đó để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì năm 2011 chỉ cần đến 0,08 đồng vốn lưu động, như vậy năm 2011 vốn lưu động đã được sử dụng hiệu quả hơn so với năm 2010.

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động.

Bảng 8. Bảng tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động. Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010

So sánh

Giá trị Tỷ lệ (%)

Vốn lưu động bình quân 168.853.389.729 129.194.371.667 39.659.018.062 30,70

Lợi nhuận trước thuế 139.359.422.900 82.214.940.600 57.144.482.300 69,51

Lợi nhuận sau thuế 104.341.019.096 61.674.955.450 42.666.063.646 69,18

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế VLĐ 0,83 0,64 0,19 29,69

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VLĐ 0,62 0,48 0,14 29,44

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế thu nhập doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả của VLĐ càng cao.

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn lưu động.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế trên vốn lưu động bình quân.

Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn lưu động có giá trị là 0,83; năm 2010 có giá trị là 0,64 cho biết cứ một đồng vốn lưu động đem lại cho công ty 0,83 đồng lợi nhuận trước thuế năm 2011, và đem về 0,64 đồng lợi nhuận trước thuế năm 2010. Như vậy so với năm 2010, năm 2011 tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn lưu động đã tăng 29,69%, điều này cho thấy so với năm 2010 thì năm 2011 vốn lưu động được sử dụng có hiệu quả hơn.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn lưu động.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế trên vốn lưu động bình quân.

Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn lưu động có giá trị là 0,62; năm 2010 có giá trị là 0,48 cho biết cứ một đồng vốn lưu động đem lại cho công ty 0,62 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2011, và đem về 48 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2010. Như vậy so với năm 2010, năm 2011 tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn lưu động đã tăng 29,44%, điều này cho thấy so với năm 2010 thì năm 2011 vốn lưu động được sử dụng có hiệu quả hơn.

3.Những thuận lợi, khó khăn và tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần than Tây Nam Đá Mài – Vinacomin.

cạnh tranh gay gắt chuyển đổi qua các thời kỳ. Từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Công ty Cổ phần Than Tây Nam Đá Mài được Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam giao quản lý bảo vệ và khai thác vùng khoáng sản than có trữ lượng không lớn, điều kiện địa chất tự nhiên thuận lợi, các vỉa than có chất lượng tốt và ổn định. Công ty là đơn vị đầu tiên trong Tập đoàn thực hiện chủ trương Cổ phần hoá doanh nghiệp khai thác than. Qua 12 năm thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã có sự phát triển không ngừng. Sản lượng khai thác ngày một tăng, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, duy trì lợi nhuận và cổ tức cho các Cổ đông ở mức cao.

Thuận lợi.

Công ty Cổ phần Than Tây Nam Đá Mài - Vinacomin có những thuận lợi cơ bản. Đó là:

- Công ty là một mỏ có chất lượng than tốt, khai thác tập trung.

- Giao thông thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm.

- Đội ngũ cán bộ quản lý ở Công ty có trình độ cao, vững vàng và giàu kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất.

- Đặc biệt công ty có đội ngũ công nhân kỹ thuật hùng mạnh, đây chính là nòng cốt để công ty có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ và kế hoạch mà Công ty đã đề ra. Sự đồng tâm nhất trí cao của 1.445 cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty đã cùng nhau thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật sản xuất. Như đổi mới công nghệ khai thác cũng như chế biến pha trộn tạo ra các chủng loại than thành phẩm đảm bảo phù hợp với yêu cầu thị trường. Trong năm qua, 129

công nhân kỹ thuật được nâng bậc và 93 người lao động được nâng lương đúng kỳ hạn. Song song với việc tạo điều kiện để người lao động theo học các lớp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và các ngành nghề khác, Than Tây Nam Đá Mài còn đưa cán bộ nhân viên theo học tại các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn ngày tại các trung tâm đào tạo của Tập đoàn Vinacomin và nhiều trung tâm khác.

- Công ty luôn khuyến khích tăng năng suất lao động phát huy sáng kiến trong đội ngũ cán bộ công nhân viên, nhờ đó sản phẩm của Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước.

- Công ty có dây chuyền công nghệ với trang thiết bị, máy móc tương đối hiện đại, áp dụng phương pháp quản lý khoa học. Trong nhiều năm qua, Công ty Than Tây Nam Đá Mài đã dày công đưa công tác quản lý khối lượng mỏ vào nề nếp, tìm phương thức quản lý hợp lý khoa học nhằm khắc phục việc âm dương trắc địa, đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động. Việc quản trị tài nguyên cũng được giám sát chặt chẽ số lượng và chất lượng sản phẩm từ khâu giao kế hoạch đến nghiệm thu sản phẩm hàng tháng. Công ty cũng chú trọng nâng cao tỷ lệ thu hồi, tiết kiệm tài nguyên, giảm tổn thất than trong quá trình khai thác. Giám đốc Công ty cho biết: “Than Tây Nam Đá Mài chủ trương đưa tiền lương làm đòn bẩy tăng năng suất lao động, áp dụng nghiệm thu sản lượng quy đổi ca đủ mức cho từng đầu xe máy. Từ đó các đầu xe máy tự phấn đấu tăng năng suất lao động. Công ty cũng đã tổ chức lễ phát động thi đua: “An toàn – Chất lượng – Hiệu quả - Hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2011” tại công trường với mục tiêu thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh”.

Với những kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh, trong quản lý, điều hành sản xuất, Công ty đã tạo đủ công ăn việc làm cho người lao động, bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo tổ tức cho các cổ đông, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và địa phương. Sản lượng hàng hóa nhờ vậy ngày một tăng, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện.

- Mối quan hệ giữa nhân dân địa phương với Công ty hết sức mật thiết. - Công ty luôn chú trọng đến việc chăm sóc đời sống lao động của cán bộ, công nhân viên của công ty. Để tạo điều kiện cho người lao động làm việc với năng suất cao, tăng chất lượng sản phẩm, Công ty đã từng bước đổi mới công nghệ sản xuất, đưa các dây chuyền thiết bị cơ giới vào sản xuất. Thu nhập và đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt. Bình quân thu nhập năm 2010 đạt hơn 7,5 triệu/người/tháng.

- Khả năng sản xuất được tăng lên nhờ có sự đầu tư cả về chất và lượng. Sự đầu tư về máy móc thiết bị, đầu tư về trình độ học vấn của cán bộ công nhân viên. Với mức lương tăng lên đã tạo ra sự hứng khởi cho công nhân viên trong Công ty, với những chính sách đối đãi hợp lý đã giúp cho cuộc sống người lao động tốt hơn. Khi đó họ sẽ cống hiến sức mình nhiều hơn cho Công ty. Năng suất lao động tăng lên, sản phẩm làm ra nhiều hơn cùng với đó là sự quản lý một cách hợp lý để cho hoạt động của Công ty luôn được giữ ổn định, phát triển một cách bền vững.

Là doanh nghiệp cổ phần nên công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch được thực hiện nhanh chóng, các thủ tục hành chính được cởi bỏ nên công tác đầu tư thực hiện nhanh hơn.

Năm 2011 ngành Than có nhiều thuận lợi trong công tác thị trường tiêu thụ và giá cả tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thành viên trong đó có Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài - Vinacomin.

Nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty là khả quan có sự thay đổi mang dấu hiệu đáng mừng. Giá trị sản lượng hàng năm có sự tăng trưởng cao, doanh thu hàng năm tăng cao, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận luôn được duy trì. Năng suất lao động, năng suất thiết bị, hiệu suất sử dụng TSCĐ có mức độ tăng trưởng tốt. Thu nhập và tiền lương công nhân ngày càng được cải thiện nhờ tăng năng suất lao động, năng suất thiết bị, đời sống công nhân viên được đảm bảo. Công tác đầu tư TSCĐ, đầu tư thiết bị được quan tâm hơn. Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, sức cạnh tranh của Công ty đối với thị trường nội địa cao hơn.

Năm 2011 với sự nỗ lực phấn đấu của CBCNV trong Công ty đã triển khai thực hiện một cách hiệu quả, đồng bộ các giải pháp, thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra.

Trên đây là những thuận lợi cơ bản giúp cho Công ty đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, nhằm tăng mức doanh thu, giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ của mình.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn, những khó khăn này gây ra những ảnh hưởng bất lợi, kìm hãm sự tăng trưởng, phát triển của Công ty.

Những khó khăn và tồn tại cần khắc phục.

Kế hoạch sản lượng tăng trong khi phần lớn thiết bị khai thác, vận tải đã qua nhiều năm sử dụng đã bị xuống cấp. Điều kiện khai thác than ngày càng xuống sâu, chi phí cho vận tải lớn do độ cao nâng tải lớn. Lực lượng lao động theo cân đối tăng (lao động giản đơn ), cơ cấu lao động chưa hợp lý (thiếu lao động kỹ thuật ở một số khâu). Tốc độ công tác đầu tư không đáp ứng kịp so với tốc độ tăng sản lượng của mỏ. Thiết bị tuy hiện đại nhưng chưa đồng bộ làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch khai thác than.

Giá thành sản phẩm năm 2011 tăng so với năm 2010, sở dĩ giá vốn hàng bán ngày càng tăng cao là do biến động của thị trường giá cả chi phí nguyên vật liệu, nhân công ngày càng tăng cao làm cho chi phí để sản xuất ra sản phẩm cũng tăng cao lên, đây cũng là nhân tố làm cho doanh thu giảm bớt đi.

Công tác xây dựng kế hoạch chưa sát thực tế. Khả năng thanh toán ngắn hạn và tức thời thấp.

Công tác tiêu thụ sản phẩm, sản xuất theo mặt hàng gặp nhiều khó khăn do hạn chế từ cơ chế quản lý của Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt nam.

Kế hoạch sản lượng tăng trong khi phần lớn các thiết bị khai thác, vận tải qua nhiều năm sử dụng đã bị xuống cấp, thiếu lao động kỹ thuật. Sản lượng tăng trong khi khai trường đáy thu hẹp, bờ trụ mỏ xảy ra tụt lở mạnh trên diện rộng dễ gây mất an toàn trong quá trình sản xuất.

Sản xuất than của Công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu, nhất là khâu khai thác vào mùa mưa thì hầu như sản xuất của Công ty chỉ ở mức cầm chừng.

Địa bàn khai trường phức tạp, cự ly vận tải từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ xa cũng gây tăng chi phí trong sản xuất và tiêu thụ, tăng giá thành sản phẩm.

Một số chính sách của nhà nước đối với ngành than nói chung như chính sách về thuế, phí chưa phù hợp, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, khả năng tích lũy vốn của doanh nghiệp.

Chương 3. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần than Tây Nam Đá Mài – Vinacomin.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần than tây nam đá mài – vinacomin (Trang 54 - 64)