CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP 1 Chiến lược hội nhập bên trên

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần ô tô hyunai vinamotor việt hàn (Trang 39 - 43)

1. Chiến lược hội nhập bên trên

Là chiến lược nhằm tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách thâm nhập và thu hút những người cung cấp để cải thiện doanh số, lợi nhuận. Nhằm tạo

thêm năng lượng trong cuộc đua với các đối thủ cạnh tranh Yahoo đã hợp tác với các nhà cung ứng với những ví dụ cụ thể như sau :

Năm 2002 và 2003, tham gia liên minh chiến lược với BT Openworld - nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu của Anh

Năm 2007, Yahoo tham gia liên minh với SanDisk, nhà cung cấp phần cứng

Tập đoàn Yahoo, sự hợp tác của hãng bảo mật Symantec, đã công bố gói phần mềm bảo mật Internet có tên gọi là Norton Internet Security. Gói phần mềm này được thiết kế để bảo vệ người dùng tránh khỏi những mối đe dọa trực tuyến như virus hay phần mềm gián điệp. Với thỏa thuận mới này, Yahoo đã có công cụ để cạnh tranh với các gói sản phẩm tương tự mà các đối thủ đang triển khai liên quan đến vấn đề bảo mật.

Vodafone và Yahoo! đã hình thành một liên minh chiến lược, với sự góp sức về chuyên môn của cả hai bên, nhằm tạo nên một cuộc cách mạng trong quảng cáo di động. Sự hợp tác này hứa hẹn không chỉ sẽ giúp khách hàng tăng thêm vốn hiểu biết về di động mà còn mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho cả hai công ty. Qua sự hợp tác này, Yahoo! sẽ trở thành đối tác quảng cáo trực tuyến độc quyền của Vodafone tại Anh. “Bộ sưu tập sản phẩm và dịch vụ” khổng lồ của Vodafone sẽ được cung cấp những những mẫu quảng cáo có ứng dụng công nghệ mới nhất của Yahoo!. Đội ngũ kinh doanh và kỹ thuật của Yahoo! sẽ hợp tác cùng Vodafone trong việc khai thác lợi nhuận từ lợi thế quảng cáo riêng biệt của di động, đồng thời chia sẻ

những kinh nghiệm cho phép với khách hàng và với những người làm quảng cáo khác.

2. Chiến lược hội nhập bên dưới

Là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng trên cơ sở thâm nhập va thu hút trung gian phân phối và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Yahoo đã hợp tác với các nhà phân phối với những ví dụ cụ thể như sau :

Năm 1998, Yahoo! tiến hành mua lại Viaweb, đổi tên thành Yahoo! Store

Năm 1999, Yahoo! mua lại Yoyodyne Entertainment Inc, một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực marketing trực tiếp Internet. Sau đó không lâu, Yahoo! mua GeoCities và Broadcast.com

Năm 2000 Yahoo! mua lại eGroups nhằm mở rộng và hoàn thiện dịch vụ thư điện tử.

Năm 2001 Yahoo! mua lại HotJobs, một công ty phần mềm cung cấp giải pháp tuyển dụng…

Năm 2002 và 2003, Yahoo! tiếp tục mua lại cỗ máy tìm kiếm Inktomi và tập đoàn Overture Services Inc.

Năm 2005 Yahoo! tiến hành một loạt các hoạt động mua lại như với Flickr (dịch vụ chia sẻ ảnh), DialPad Communications (nhà cung cấp dịch vụ VoiP), Upcoming.org (trang web về các sự kiện xã hội sắp diễn ra), Whereonearth.com hay del.icio.us.

Năm 2006 của Yahoo! bắt đầu bằng sự kiện mua lại trang webjay.org, trang web chia sẻ các playlist (danh sách) nhạc,

Năm 2007, Yahoo! mua lại MyBlogLog và Right Media, công ty hàng đầu về quảng cáo trực tuyến và mạng quảng cáo trực tuyến nổi tiếng BlueLithium.

Năm 2009 Yahoo mua lại công ty quản lý ảnh Xoopit và Inquisitor, một startup cung cấp plug-in cho các trình duyệt phổ biến

3. Chiến lược hội nhập ngang

trong lịch sử phát triển của mình Yahoo cũng đã tham gia nhiều liên minh chiến lược như sau:

Năm 2000, Yahoo! tham gia liên minh chiến lược với Google cho phép đăng tải kết quả của Google trên trang web của Yahoo!.

Ngày 12/6/2008: Google và Yahoo đạt được thỏa thuận Google sẽ phân phối quảng cáo trên một số kết quả tìm kiếm và trên một số trang web của Yahoo ở Mỹ và Canada.

Cũng trong năm 2008, IBM, Yahoo bắt tay nhau thành lập liên minh chống lại Google

Ngày 29/7/2009: Microsoft và Yahoo tuyên bố trở thành đối tác trong lĩnh vực tìm kiếm Internet và kinh doanh quảng cáo, đưa quan hệ liên minh giữa hai bên lên tầm cao mới, mở đường cho một cách mạng trong công nghiệp dịch vụ trực tuyến.

Quan hệ giữa Yahoo và đối thủ cạnh tranh : có thể nói mối quan hệ giữa Yahoo và các đối thủ cạnh tranh là Google hay Microsoft là mối quan hệ phức tạp vì tính chất hai mặt của nó, vừa hợp tác cùng phát triển vừa cạnh tranh gay gắt.

Về hợp tác: thể hiện qua những ví dụ như sau:

Ngày 12/6/2008: Google và Yahoo đạt được thỏa thuận Google sẽ phân phối quảng cáo trên một số kết quả tìm kiếm và trên một số trang web của Yahoo ở Mỹ và Canada.

Ngày 10/4/2009: Yahoo và Microsoft cùng tuyên bố tái khởi động đàm phán nhằm tạo ra một liên minh quảng cáo. Bản thỏa thuận có thể cho

phép Microsoft bán các quảng cáo tìm kiếm thay Yahoo, và đổi lại, Yahoo sẽ bán các quảng cáo hiển thị trên các sản phẩm của Microsoft.

Như vậy cho thấy sự hợp tác giữa 3 hãng thể hiện sự quan tâm và cùng chia sẻ lợi nhuận ở những phân đoạn thị trường mà cả 3 hãng đều có thị phần lớn, hơn nữa với sự phát triển như vũ bảo hiện nay của công nghệ, xu hướng hợp tác là xu hướng tất yếu của các công ty kinh doanh dịch vụ trực tuyến.

Về cạnh tranh: cạnh tranh giữa Yahoo, Google, Microsft là một trong những cuộc cạnh tranh rất khốc liệt. Từ chỗ là gã dẫn đầu ngành công nghệ dịch vụ mạng hiện nay, Yahoo đã bị Google qua mặt ở nhiều phân đoạn như tìm kiếm. Yahoo liên tục cách tân chiến lược, tham gia vào các liên minh chiến lược với nhiều hãng thứ 3 để tạo ra năng lực cạnh tranh với các đối thủ. Với vị thế hiện tại Yahoo hoàn toàn không hề thua kém các đối thủ tuy vậy điểm yếu nhất của Yahoo trong những năm qua là khâu marketing. Từ những năm 2007 đến này Yahoo rất ít khi có những chiến dịch marketing tầm cỡ, trong khi đó nhiều mảng dịch vụ Yahoo đã ra đời khi Google đã có chỗ đững vững chắc cho nên sự cạnh tranh đôi bên rất khốc liệt. Bên cạnh đó việc mua lại Yahoo của Microsoft khiến cho tình hình kinh doanh của Yahoo thêm khó khăn, mâu thuẫn nội bộ tăng cao. Cuộc đua của cả ba hãng đang đến những giai đoạn rất khốc liệt tuy các bên luôn thừa nhận sự cần thiết phải hợp tác với nhau cùng phát triển.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần ô tô hyunai vinamotor việt hàn (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w