0
Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động TDTT tại Quỳnh Nhai

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THỂ DỤC THỂ THAO CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA TRUNG TÂM HUYỆN Q (Trang 28 -31 )

VI. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động TDTT tại Quỳnh Nhai

Những năm qua, mặc dù là huyện miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội

khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, trình độ dân trí thấp nhưng huyện Quỳnh Nhai đã nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt công tác xã hội hóa sự nghiệp TDTT, xây dựng một nền TDTT dân tộc, khoa học và hiện đại nhằm không ngừng nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Xác định hoạt động TDTT không chỉ là vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe mà còn là một sức mạnh vật chất góp phần to lớn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ lao động sản xuất, học tập, công tác, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong toàn huyện đã chú trọng đẩy mạnh triển khai cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội cho sự nghiệp TDTT, vươn lên trở thành điểm sáng trong phong trào TDTT .

Thực hiện phương châm hoạt động thể thao cho mọi người, trên cơ sở các chỉ thị của Trung ương và các kế hoạch của tỉnh, huyện Quỳnh Nhai đã chỉ đạo lồng ghép kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động TDTT với các cuộc vận động xây dựng làng văn hoá, đơn vị văn hoá, gia đình văn hoá; đưa sinh hoạt văn hoá văn nghệ, TDTT thành một tiêu chí bắt buộc đối với các đơn vị, các làng, bản, cơ quan, trường học khi đăng ký phát động đơn vị văn hoá. Nhằm thúc đẩy phong trào TDTT phát triển sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, từ năm 2009, UBND huyện đã quán triệt tất cả các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn dành quỹ đất quy hoạch xây dựng các thiết chế TDTT. Đến nay, 100% số xã, trên địa bàn huyện đã quy hoạch xong quỹ đất dành cho hoạt động TDTT. Bên cạnh nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, công tác xã hội hóa hoạt động TDTT được các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp chú trọng triển khai thực hiện.

KẾT LUẬN

Lễ hội đua thuyền truyền thống là một trong những lễ hội cần phát triển nhiều hơn nữa và rộng rãi hơn về nhiều miền trong đất nước.Lễ hội đua thuyền chính là bức thông điệp về bản sắc độc đáo, dể nhận biết giữa dân tộc này với dan tộc khác.Do đó ảnh hưởng qqua lại với nhau, nên có sự ảnh hưởng giữa các dân tộc giữa các vùng miền.

Như vậy, có thể nói lễ hội đua thuyền truyền thống của huyện Quỳnh Nhai nói riêng và các huyện khac nói chung là giá trị văn hóa vật thể vô cùng quý giá của dân tộc , là giấy thông hành của bản sắc dân tộc đến với các dân tộc anh em , là chứng minh thư cho nhân cách trường tồn của tưng dân tộc.

Qua việc sưu tầm và nghiên cứu về lễ hội đua thuyền truyền thống của huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La đã để lại cho những thế hệ sau biết đến những giá trị, những nết độc đáo thể hiện trên lễ hội đua thuyền truyền thống của dan tộc mình. Thế hệ trể không chỉ biết hưởng thụ mà còn phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị đó, để những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc luôn luôn tồn tại với thời gian.

Thực hiện quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển niền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong đó khẳng định nhiệm vụ bảo tồn, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số là một việc làm cấp bách, liên tục và thường xuyên.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân, hiểu biết và tôn trọng có ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình.

Tạo môi trường văn hóa lành mạnh phát triển giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua các Lễ hội. Điều đó gắn liền với việc nâng cao trình độ dân trí và nhưng hiểu biết của nhân dân về văn hóa dân tộc. Tiếp thu sàng lọc văn hóa nước ngoài, coi trọng xây dựng thiết chế văn hóa làng bản. Khi thiết chế và tổ chức các Lễ hội.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THỂ DỤC THỂ THAO CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA TRUNG TÂM HUYỆN Q (Trang 28 -31 )

×